Base Blog

Quản trị nhân sự

Bí quyết Quản trị Nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhân lực là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Để thu hút, giữ chân và phát triển đội ngũ nhân viên tài năng, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả.

Bí quyết Quản trị Nhân sự hiệu quả cung cấp cho bạn những kiến thức và công cụ thiết yếu để:

  • Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và gắn kết.
  • Thu hút và tuyển dụng nhân tài phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
  • Đào tạo và phát triển năng lực nhân viên.
  • Đánh giá hiệu quả công việc và khen thưởng công bằng.
  • Giữ chân nhân viên tài năng và tạo động lực làm việc.

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
Year End Party
Quản trị nhân sự

Kinh nghiệm tổ chức buổi Year End Party đáng nhớ cho công ty từ A-Z

Tiệc cuối năm (Year End Party) cho công ty là thời điểm để tổng kết hoạt động kinh doanh năm cũ, cũng là lúc để mọi người lên dây cót tinh thần và chuẩn bị cho năm mới. Với tầm quan trọng như vậy, cũng dễ hiểu khi phòng nhân sự được dịp “đau đầu nhẹ” khi lên chương trình cho buổi Year End Party.  Vậy làm sao để tổ chức được 1 buổi tiệc cuối năm tuyệt vời? Trình tự các bước setup cho bữa tiệc này ra sao? Top các lựa chọn địa điểm, trang thiết bị như thế nào? 1. Year End Party là gì? Year end party hay còn gọi là tiệc tất niên là một bữa tiệc thường được tổ chức vào những ngày cuối cùng của năm, thường diễn ra vào tháng 12 hoặc tháng Giêng, với ý nghĩa tổng kết những hoạt động đã qua của doanh nghiệp, đoàn thể hay là buổi tiệc xum họp của đại gia đình, họ hàng. 2. Các ý tưởng tổ chức tiệc cuối năm cho công ty Có khá nhiều concept có thể sử dụng để tổ chức tiệc cuối năm cho công ty dựa trên loại hình văn hóa doanh nghiệp hay sở thích các thành viên trong công ty,… Phòng tổ chức sự kiện có thể nghiên cứu cụ thể từng cá tính trong doanh nghiệp mình để “bão não” ra những ý tưởng tổ chức độc đáo mà vẫn phù hợp. 2.1. Tiệc trà bánh Tiệc trà bánh là một ý tưởng quen thuộc. Trà thì nên sử dụng các loại hoa hoặc lá thơm như hoa cúc, hoa nhài hoặc đặc biệt hơn như hoa atiso hoặc sâm dứa. Một loại trà cực dễ kiếm khác đó là trà chanh. Tiệc cuối năm thường vào mùa lạnh, nếu trên bàn có ấm trà nóng kèm với một vài lát gừng thì phải gọi là “chuẩn không cần chỉnh”. Những loại bánh có thể sử dụng trong buổi tiệc trà là

Đọc thêm  ❯
MBTI là gì
Quản trị nhân sự

MBTI là gì? Ứng dụng của MBTI trong quản trị doanh nghiệp

MBTI chắc hẳn là một từ khóa không hề lạ khi không chỉ những nhà tuyển dụng, nhà quản lý cần nắm rõ về MBTI mà cả những bạn trẻ cũng muốn hiểu rõ bản thân mình hơn thông qua công cụ này. MBTI là gì? Xác định tính cách qua MBTI có khó không? Ứng dụng MBTI trong công việc quản trị nhân sự và đánh giá ứng viên như thế nào? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây. 1. MBTI là gì? Tổng quan về MBTI 1.1. MBTI là gì? MBTI là viết tắt của Myers–Briggs Type Indicator – một phương pháp khám phá tính cách qua bộ câu hỏi trắc nghiệm 16 nhóm tính cách của 2 nhà khoa học Isabel Myers và Kathryn Briggs. Trắc nghiệm tính cách MBTI dựa trên câu trả lời của mỗi người cho các câu hỏi để suy ra những cá tính, tính cách riêng biệt của họ. MBTI dựa trên sự phát triển nền tảng của ngành tâm lý học có độ chính xác rất cao. MBTI đang trở nên phổ biến gần đây với nhiều người tham gia bài Test này và xuất hiện những khóa học chuyên sâu về nó. 1.2. Các tiêu chí đánh giá trong MBTI MBTI dựa trên 4 tiêu chí chính là 4 cặp phạm trù xoay quanh thế giới quan của con người, dùng để đánh giá và phân tích tính cách con người. # Xu hướng tự nhiên:       Hướng ngoại (Extraversion)     ><     Hướng nội (Introversion) Hướng nội là hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng. Người hướng nội thường tập trung suy nghĩ, không thể hiện ra ngoài nhiều. Hướng ngoại là hướng về thế giới bên ngoài gồm những hoạt động, con người, đồ vật. Người hướng ngoại thường cởi mở, hay nói cười nhưng suy nghĩ nhiều khi còn nôn nóng, chưa cặn kẽ. # Nhận thức về thế giới: Giác quan (Sensing)

Đọc thêm  ❯
Truyền thông nội bộ
Quản trị nhân sự

Truyền thông nội bộ: Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng chiến lược từ A – Z

Nhân viên thì tụm năm tụm ba nói xấu sếp, còn sếp thì luôn phải giải quyết hết mâu thuẫn này đến khúc mắc khác, luôn miệng cho rằng anh em không hiểu mình.  Chúng ta đều biết rất rõ ràng truyền thông là công cụ quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận và giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Truyền thông nội bộ cũng tương tự như vậy: nếu truyền thông nội bộ tốt, doanh nghiệp có thể gắn kết nhân viên trong công ty một cách hiệu quả. Khi sở hữu một bộ máy nhân sự vừa có năng lực lại gắn kết, không có gì là doanh nghiệp này không thể! 1. Truyền thông nội bộ là gì? 1.1 Khái niệm Nếu như nói doanh nghiệp là một cơ thể, thì truyền thông nội bộ giống như một mạch máu. Truyền thông nội bộ về bản chất chính là việc doanh nghiệp đưa các nội dung và thông điệp cần thiết đến các đối tượng nhân viên vào đúng thời điểm, mà ở đây nội dung chính là các tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi; với mục tiêu định hình, thắt chặt và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp.  Với định nghĩa này, có thể thấy một bộ phận cốt yếu của truyền thông nội bộ chính là nội dung mà doanh nghiệp chia sẻ. Kênh truyền thông nội bộ là “điểm chạm” giữa doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên, và phải phục vụ cho việc chia sẻ các thông tin hướng về văn hóa doanh nghiệp. Điều này để định hình rõ mục đích chính của một kênh truyền thông nội bộ, thay vì cố gắng lẫn lộn nó với các hoạt động khác trong doanh nghiệp như lên kế hoạch công việc, trao đổi thông tin, quản lý nhân viên,… Kênh truyền thông nội bộ là “điểm chạm” giữa doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên, và phải phục vụ cho việc chia

Đọc thêm  ❯
Disc là gì
Quản trị nhân sự

DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC và ứng dụng DISC trong quản lý nhân sự

Một chàng trai trẻ mới tốt nghiệp tới buổi phỏng vấn cho vị trí thực tập Nhân sự của một công ty nọ. Người quản lý đã để ý cậu từ xa kể từ lúc cậu ta bước chân vào phòng, chào một tiếng rồi kéo ghế ngồi: Em chào các anh chị ạ! – Cậu bé niềm nở nói, dáng người ngay ngắn, nhanh nhẹn đặt bộ hồ sơ lên bàn và nhanh chóng yên vị, nhìn thẳng về phía nhà tuyển dụng.   Chào em! – Chị trưởng phòng nhân sự cất tiếng – Giai có vẻ nhanh nhẹn nhỉ, có bạn gái chưa thế? À, em có rồi ạ nhưng mới được 1 năm thôi. Bạn gái em học cùng khối, nhỏ cũng hiền mà lanh lắm chị. Bữa trước em ốm, nhỏ đó … – Cậu nhiệt tình kể chuyện, khuôn mặt ửng hồng toát nên sự thích thú khi nói về những chuyện vui trong mối quan hệ của mình. Buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp. Vài ngày sau, cậu nhận cuộc gọi thông báo của phòng nhân sự, nhưng thay vào đó cậu nhận được offer về vị trí thực tập sinh phòng kinh doanh.  Đâu là lý do để công ty đồng ý cho cậu sinh viên thực tập ở vị trí bán hàng? Nhà tuyển dụng đã nói gì để thuyết phục ứng viên thay đổi quyết định? Đây là một tình huống điển hình trong việc sử dụng DISC trong phỏng vấn tuyển dụng.  1. DISC là gì? – Tổng quan về công cụ phán đoán tính cách DISC là một công cụ xác định tính cách của người đối diện tại một thời điểm nhất định thông qua quan sát hành vi của họ. Theo lý thuyết này, tính cách của mỗi người trong số chúng ta đều nằm trong 4 khuôn mẫu hành vi của 4 nhóm: D (Dominance – Sự thống trị), I (Influence – Sự ảnh hưởng),

Đọc thêm  ❯
Sơ đồ tổ chức công ty
Quản lý vận hành

Sơ đồ tổ chức công ty – Bí quyết cho sự phát triển hiệu quả

Sơ đồ tổ chức (còn được gọi là biểu đồ tổ chức hay organogram) là một sơ đồ trực quan thể hiện cấu trúc bên trong của một công ty bằng cách chi tiết vai trò, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cá nhân trong một tổ chức. Sơ đồ cơ cấu tổ chức định dạng tổ chức, mang lại cho mọi người cái nhìn tổng quan về cách tổ chức doanh nghiệp, cho dù đó là văn phòng, một start-up, nhà máy sản xuất hay bất kỳ hình thức nào khác: Một cơ cấu tổ chức kém sẽ dẫn đến những mâu thuẫn rối rắm trong doanh nghiệp: nhầm lẫn vai trò của các vị trí, thiếu sự phối hợp giữa các chức năng, không chịu chia sẻ ý tưởng, chậm ra quyết định, nhiều căng thẳng và xung đột,.. Thiết kế một tổ chức là công việc không hề dễ. Với mong muốn phần nào san sẻ cùng các nhà lãnh đạo trong việc tạo nên một cơ cấu tổ chức phù hợp, Base.vn đã tổng hợp lại sơ đồ tổ chức cơ bản của 4 ngành (xây dựng, sản xuất, kinh doanh chuỗi, giao nhận vận tải) và 4 phòng ban (nhân sự, tài chính kế toán, marketing, kinh doanh), đi kèm là chức năng của bộ phận và các quy trình chính của từng loại doanh nghiệp. 1. Mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo ngành 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng Xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, đường cao tốc, cầu đường, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, công trình trên biển,… Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây

Đọc thêm  ❯
văn-hóa-doanh-nghiệp
Bài viết nổi bật

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ A – Z

Cùng nhớ lại một tin tức gây xôn xao toàn thế giới trong năm 2019: “Kỳ lân” công nghệ Coworking Space WEWORK trượt dốc thảm hại từ startup 47 tỷ USD đến nguy cơ phá sản. Tại sao một doanh nghiệp được gửi gắm nhiều kỳ vọng lại bất ngờ ngã ngựa ngay trước thềm IPO? Với sự phân tích của các chuyên gia, không ít những mặt tối dần được hé lộ. Một trong những nguyên nhân chủ đạo khiến đế chế này dần lụn bại chính là thứ văn hóa tiệc tùng, chè chén độc hại mà cựu CEO Adam Neumann đã xây dựng và áp đặt. Qua bài học của WEWORK, rõ ràng doanh nghiệp không thể phủ nhận vai trò của yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển bền vững của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố được nhiều ứng viên chú trọng khi tìm kiếm một môi trường làm việc mới. Vậy tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng, các loại hình văn hóa đặc trưng là gì và các công ty tại Việt Nam có văn hóa như thế nào? Cùng Base Blog tìm hiểu chi tiết những thông tin này qua bài viết dưới đây. 1. Văn hóa doanh nghiệp là gì? 1.1 Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp Theo cuốn sách Quản trị bằng văn hóa của Tiến sĩ Giản Tư Trung, văn hóa doanh nghiệp là cách nghĩ, cách sống và làm việc của doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống cũng như cách làm việc của từng con người trong tổ chức đó. Tựu chung lại, có thể định nghĩa “Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng

Đọc thêm  ❯
Mô hình ASK
Quản trị nhân sự

Mô hình ASK là gì? Mô hình đánh giá năng lực nhân sự chuẩn quốc tế

Trong kỷ nguyên HR 4.0, đánh giá năng lực không thể đơn thuần là những quyết định mang tính chủ quan và một chiều từ phía nhà lãnh đạo nữa. Tất cả các quy trình sắp xếp, theo dõi và chấm điểm cho năng lực cá nhân đều phải theo sát bộ khung với các tiêu chí rõ ràng. Đã đến lúc doanh nghiệp xây dựng cho riêng mình một mô hình đánh giá chuẩn quốc tế, áp dụng đồng thời được với cả hai đối tượng nhân sự – ứng viên tuyển dụng và nhân viên trong doanh nghiệp. 1. Mô hình ASK là gì? ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge) là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Từ những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), hiện nay ASK này đã được chuẩn hoá thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 nhóm chính: Mỗi nhóm trên là một nhóm yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra cho cá nhân để hoàn thành xuất sắc vị trí công việc cụ thể. Thông thường, doanh nghiệp sẽ có một bộ từ điển năng lực được xây dựng theo mô hình ASK với danh sách các tiêu chuẩn năng lực chung, phù hợp với văn hoá và yêu cầu phát triển chung. Sau đó, với mỗi vị trí công việc đặc thù, doanh nghiệp lựa chọn ra một số kiến thức – kỹ năng – thái độ có liên quan nhất để xây dựng khung năng lực cụ thể. Ví dụ: Mô hình ASK đơn giản dành cho vị trí copywriter là: Đọc thêm: Năng lực là gì? Chìa khóa thành công cho mọi cá nhân và tổ chức 2. Tầm quan trọng của mô hình ASK trong doanh nghiệp Khi chưa được tiếp cận với mô hình đánh giá năng lực, doanh nghiệp thường lơ là và chủ quan với việc đánh

Đọc thêm  ❯
Các tiêu chí đánh giá nhân viên
Quản trị nhân sự

Các tiêu chí đánh giá nhân viên cuối năm: 3 bước cực kỳ hiệu quả

Những ngày đầu tháng Một, khi doanh nghiệp của bạn hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch cũng là lúc chủ đề đánh giá nhân viên cuối năm (year-end performance review) trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Đó không thể là một đánh giá đơn giản dựa trên cảm xúc hay cái nhìn nhất thời, mà phải tuân theo quy trình và các nguyên tắc nhất định. Nhân viên lo lắng nhớ lại những gì xảy đến trong 12 tháng qua và cố tìm cách thể hiện rằng bản thân đã làm việc tốt. Còn bạn – với tư cách một nhà quản lý, là người tổ chức ra buổi đánh giá này – chắc hẳn đang cần thiết có một hướng dẫn cụ thể từng bước và các template biểu mẫu đánh giá (nếu có). Vậy bài viết này chính là dành cho bạn. 1. Mục đích của đánh giá nhân viên cuối năm (year-end performance review) Đánh giá hiệu suất nhân viên cuối năm (year-end performance review) không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên, nhà quản lý trực tiếp, cho bạn mà còn cho cả doanh nghiệp. Theo nhận định của Dick Grote, tác giả cuốn sách How to Be Good at Performance Appraisals: Simple, Effective, Done Right (Harvard Business Review Press, 2011), nếu các nhà quản lý không được hướng dẫn cách đánh giá hiệu suất thật tốt, thì dữ liệu từ hệ thống đánh giá sẽ sai lệch và dẫn tới các quyết định sai lầm trong cơ chế lương thưởng, phân bổ lực lượng lao động và lập kế hoạch kinh doanh. Đánh giá hiệu suất nhân viên thường diễn ra định kỳ theo tháng/quý/6 tháng/năm, trong đó year-end performance review là kỳ đánh giá quan trọng nhất. Buổi đánh giá nhân viên giữa năm (mid-year performance review) được tổ chức chỉ nhằm tiếp cận tới những gì nhân viên đang làm, các nhu cầu cấp thiết và củng cố động

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo