Kinh doanh

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
Phòng kinh doanh
Kinh doanh

Phòng kinh doanh là gì? Vai trò, nhiệm vụ và cách tổ chức hiệu quả

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, phòng kinh doanh luôn đóng vai trò cốt lõi, quyết định sự tăng trưởng và bền vững của công ty. Đây là bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu, kết nối sản phẩm/dịch vụ với khách hàng và xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ phòng kinh doanh là gì, vai trò cụ thể ra sao và cách tổ chức như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về chức năng, nhiệm vụ và bí quyết xây dựng một phòng kinh doanh chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. 1. Định nghĩa phòng kinh doanh 1.1 Phòng kinh doanh là gì? Phòng kinh doanh là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và thúc đẩy hoạt động bán hàng, phát triển thị trường, tìm kiếm và duy trì khách hàng, nhằm tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Nếu ví các bộ phận khác trong doanh nghiệp là hậu phương, phòng kinh doanh chính là “tiền tuyến”, đóng vai trò tiên phong, trực tiếp đối mặt với khách hàng và thị trường.  1.2 Phòng kinh doanh tiếng Anh là gì? Phòng kinh doanh trong tiếng Anh thường được gọi là “Sales Department” hoặc “Business Department“. Tùy vào ngữ cảnh cụ thể và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, tên gọi có thể thay đổi một chút, nhưng “Sales Department” là thuật ngữ phổ biến nhất khi đề cập đến bộ phận chuyên trách về hoạt động bán hàng và phát triển kinh doanh. 2. Phòng kinh doanh làm gì? Chức năng của phòng kinh doanh Chức năng của phòng kinh doanh không chỉ giới hạn trong việc bán sản phẩm hay dịch vụ mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. 2.1 Phát triển chiến lược

Đọc thêm  ❯
Sales funnel
Kinh doanh

Sales Funnel là gì? Bí quyết tối ưu hoá phễu khách hàng

Bạn đầu tư hàng trăm triệu vào marketing nhưng doanh thu không tăng? Hay bạn thu hút được hàng nghìn lượt truy cập nhưng chỉ vài người thực sự mua hàng? Nếu đúng vậy, doanh nghiệp của bạn có thể đang thiếu một phễu bán hàng (sales funnel) rõ ràng và hiệu quả. Một phễu tốt không chỉ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn tiết kiệm nguồn lực, đưa khách hàng tiềm năng đến gần hơn với quyết định mua sắm. Trong bài viết này, cùng Base.vn khám phá phễu bán hàng là gì, cách xây dựng và tối ưu nó để tạo đột phá doanh thu. 1. Sales funnel là gì? Sales funnel hay phễu bán hàng là hành trình mà khách hàng tiềm năng trải qua, từ lúc biết đến thương hiệu của bạn cho đến khi mua hàng và quay lại lần nữa. Tưởng tượng như một cái phễu: rộng ở đầu với nhiều người biết đến bạn, nhưng hẹp dần khi chỉ một phần trong số họ trở thành khách hàng thực sự. Một phễu tối ưu giúp “dẫn dắt” khách hàng qua từng bước mà không để họ “mắc kẹt” hay bỏ đi. Ngược lại, phễu kém sẽ khiến bạn mất cơ hội, dù đã tốn công sức thu hút họ. Theo báo cáo khách hàng của Right Now, 68% khách hàng rời bỏ doanh nghiệp vì cảm thấy không được quan tâm – một phễu tốt sẽ ngăn điều đó xảy ra. 2. 6 giai đoạn phổ biến trong phễu bán hàng Không phải khách hàng nào cũng có đầy đủ các giai đoạn giống nhau, mà cấu trúc của nó còn thay đổi tùy vào từng doanh nghiệp và ngành nghề. Tuy nhiên, về cơ bản, phễu khách hàng thường bao gồm 6 giai đoạn. Các marketer có thể tham khảo cấu trúc phễu sau đây để thiết kế và xây dựng sales funnel phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Đọc thêm  ❯
Thang đo likert
Kinh doanh

Thang đo Likert là gì? Tìm hiểu về thang đo Likert 5 mức độ

Thang đo Likert là công cụ khảo sát thông dụng trong các lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học và nghiên cứu thị trường nhờ khả năng định lượng hóa các dữ liệu định tính một cách chính xác và dễ hiểu. Đối với doanh nghiệp, thang đo này đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập ý kiến khách hàng, đo lường mức độ hài lòng đối với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Trong nội dung sau đây, hãy cùng Base Blog khám phá thang đo Likert là gì, các loại thang đo Likert, ứng dụng của chúng trong lĩnh vực kinh doanh và cách triển khai khảo sát khách hàng bằng thang đo Likert. 1. Thang đo Likert là gì? Thang đo Likert là một công cụ đo lường phổ biến trong nghiên cứu khoa học, được sử dụng để khảo sát thái độ, ý kiến hoặc nhận thức của người tham gia khảo sát đối với một phát biểu hoặc tuyên bố cụ thể. Được giới thiệu vào năm 1932 bởi nhà tâm lý học Rensis Likert, thang đo Likert nổi tiếng nhờ khả năng nắm bắt và định lượng các sắc thái cảm xúc của con người, đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu thị trường và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng (CSAT). Về cơ bản, bảng khảo sát bằng thang đo Likert đưa ra một chuỗi các phát biểu và yêu cầu người trả lời thể hiện mức độ đồng ý hoặc không đồng ý. Phổ biến nhất là thang đo Likert 5 mức độ: “Rất không đồng ý” – “Không đồng ý” – “Bình thường” – “Đồng ý” – “Rất đồng ý”, với các mức được gán số điểm từ 1 đến 5 (hoặc mở rộng lên 7, thậm chí 10 điểm). Mức độ đồng ý mạnh nhất sẽ nhận giá trị cao nhất, cho thấy sự ủng hộ tuyệt đối đối với phát biểu

Đọc thêm  ❯
Kế hoạch kinh doanh
Kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh bao gồm 6 chương: Hướng dẫn từ A đến Z cho bạn

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, một kế hoạch kinh doanh không chỉ là một tài liệu dày đặc thông tin mà còn là bản đồ hướng dẫn cho sự thành công. Tuy nhiên, việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh toàn diện và hiệu quả không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Đòi hỏi sự kỹ lưỡng, sáng tạo và kỷ luật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách xây dựng một kế hoạch kinh doanh mạnh mẽ từ đầu đến cuối, từ việc nắm bắt ý tưởng ban đầu đến việc thiết lập mục tiêu cụ thể và cuối cùng là triển khai kế hoạch đó vào thực tế. 1. 3 quy tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh 1.1 Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn và súc tích Không ai muốn đọc một bản kế hoạch kinh doanh dài tận 100 trang hay kể cả là 40 trang. Việc làm một bản kế hoạch dài dòng, lan man sẽ chỉ khiến người đọc không thể chọn lọc được hết thông tin, thậm chí là bỏ dở giữa chừng vì quá nhàm chán. Hơn thế nữa, mục đích của bản kế hoạch kinh doanh là công cụ để quản lý dự án hiệu quả và phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài, và nó cần được điều chỉnh, bổ sung liên tục. Việc sửa đổi một xấp giấy tờ dày cộm quả thực rắc rối và dễ mắc sai lầm, cho dù đó là người có kinh nghiệm. Vì vậy, đừng quên “keep it short” – giữ cho bản kế hoạch kinh doanh ngắn gọn, súc tích. 1.2 Kế hoạch kinh doanh cần phù hợp với người đọc Một bản kế hoạch kinh doanh có thể gửi tới nhiều người: sếp, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng,… Không phải ai trong số đó cũng hiểu hết về những thuật ngữ và danh từ riêng, từ viết tắt,… mà bạn

Đọc thêm  ❯
Mô hình kinh doanh
Kinh doanh

Mô hình kinh doanh là gì? Top 15 mô hình tiềm năng nhất năm 2025

Mô hình kinh doanh là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào. Nó sẽ là đòn bẩy để thôi thúc hoạt động bán hàng cũng như định hướng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp ở cả hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên việc lựa chọn được một mô hình phù hợp không hề đơn giản, đặc biệt là những doanh nghiệp mới. Trong bài viết dưới đây, Base Blog xin giới thiệu chi tiết các mô hình kinh doanh phổ biến và quy trình xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. 1. Mô hình kinh doanh là gì? Khái niệm mô hình kinh doanh hay Business Model xuất hiện từ những năm 1990 và được nhiều chuyên gia, người làm kinh doanh sử dụng cho đến hiện nay. Mô hình kinh doanh là khuôn mẫu cho một doanh nghiệp, tổ chức vận hành, qua đó mang lại doanh thu và lợi nhuận cao.  Bản chất, một mô hình kinh doanh tập trung vào 4 vấn đề cốt lõi: Có thể nói, mô hình kinh doanh giống như kim chỉ nam của doanh nghiệp, dù hoạt động ở lĩnh vực, ngành nghề nào. Trước khi bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích để tìm ra được mô hình phù hợp để công ty thực hiện theo.  Việc lựa chọn đúng mô hình kinh doanh mang đến nhiều lợi ích cho tổ chức, cụ thể như: 2. Khung mô hình kinh doanh bao gồm những gì? Template Mô hình kinh doanh Canvas Khung mô hình Canvas gồm 9 yếu tố tách biệt nhau. 9 yếu tố này khi được kết hợp với nhau sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt, giúp chủ doanh nghiệp có thể khám phá ra các cơ hội kinh doanh mới. Yếu tố 1: Phân khúc khách hàng Phân khúc khách

Đọc thêm  ❯
Giữ chân khách hàng
Kinh doanh

“Nghệ thuật” giữ chân khách hàng: 8 chiến lược hiệu quả năm 2025

Bạn có biết rằng chi phí để thu hút một khách hàng mới có thể lên đến gấp 6-7 lần so với việc giữ chân khách hàng hiện tại? Khách hàng hiện tại không chỉ là nguồn doanh thu ổn định mà còn là một “kho báu” tài nguyên mà các doanh nghiệp đôi khi có thể bỏ lỡ. Với 8 chiến lược giữ chân khách hàng của Base.vn dưới đây, doanh nghiệp có thể mang lại giá trị lâu dài và duy trì sự hài lòng của khách hàng. 1. Giữ chân khách hàng là gì? Giữ chân khách hàng (Customer Retention) là một chiến lược trong kinh doanh nhằm giữ cho khách hàng hiện tại luôn hài lòng và trung thành với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chiến lược này được triển khai bằng hàng loạt các hoạt động nhằm duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng như: cung cấp dịch vụ hỗ trợ tận tình, giải quyết các vấn đề nhanh chóng, đến việc cung cấp các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng thân thiết.  2. Tại sao doanh nghiệp cần giữ chân khách hàng? “Khách hàng trung thành không đơn giản là khách hàng, họ là những đại lý bán hàng miễn phí của bạn.” Cùng nhìn vào những con số này, ta sẽ thấy ngay câu trả lời cho sức mạnh của việc giữ chân khách hàng: Giống như cách Amazon đã thành công trong việc giữ chân khách hàng thông qua dịch vụ khách hàng tuyệt vời và chương trình thành viên Prime, làm tăng nhu cầu mua sắm trực tuyến và tăng doanh thu hàng năm của họ. Vì vậy, việc giữ chân khách hàng chính là cách để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu từ khách hàng hiện tại, “phòng ngừa” tỷ lệ mất khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Đọc thêm  ❯
thu hút khách hàng
Kinh doanh

Top 10 cách thu hút khách hàng tối ưu cho doanh nghiệp 2025

Thu hút khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động marketing. Doanh phải thu hút và tiếp cận được khách hàng, thì mới có cơ sở để triển khai các hoạt động tiếp theo. Khách hàng không chỉ là người tiêu thụ sản phẩm, mà còn là tài sản quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy làm thế nào để thu hút khách hàng hiệu quả? Cùng Base.vn tìm hiểu và phân tích 10 chiến lược triển khai dưới đây. 1. Thu hút khách hàng là gì? Thu hút khách hàng là quá trình tạo ra sự quan tâm và sự hấp dẫn đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp từ phía khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của việc thu hút khách hàng là thu hút sự chú ý, tạo dựng lòng tin và cuối cùng là thúc đẩy họ thực hiện hành động mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. 2. Vai trò quan trọng của thu hút khách hàng Thu hút khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trước hết, việc thu hút khách hàng giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu thông qua việc mở rộng cơ sở khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Khách hàng mới không chỉ mang lại nguồn doanh thu tức thời mà còn có tiềm năng trở thành khách hàng trung thành, tạo ra nguồn thu ổn định và bền vững trong tương lai. Thêm vào đó, một chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. Hơn thế nữa, thu hút khách hàng cũng giúp doanh nghiệp

Đọc thêm  ❯
Pipedrive
Chuyển đổi số

Pipedrive là gì? So sánh Pipedrive với một số CRM hiện nay

Năm 2021, Pipedrive được Trust Radius vinh danh là một trong những phần mềm CRM hàng đầu và hiện vẫn duy trì điểm đánh giá ấn tượng là 8,0. Dù vậy, tại Việt Nam, Pipedrive vẫn là một cái tên khá mới mẻ. Vậy Pipedrive là gì? Phần mềm này có những tính năng nổi bật nào và chi phí sử dụng ra sao? Liệu đây có phải là giải pháp CRM lý tưởng mà doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm? Hãy cùng Base Blog khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây. 1. Pipedrive là gì? Pipedrive là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, đi kèm với một bảng giá phải chăng để phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với Pipedrive, các doanh nghiệp có thể theo dõi đường ống bán hàng (sales pipeline), quản lý khách hàng tiềm năng, đo lường hiệu quả doanh số và tự động hóa toàn bộ quy trình bán hàng tại một hệ thống duy nhất. Nhiệm vụ cốt lõi của Pipedrive là hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập và quản lý đường ống (kênh) bán hàng một cách linh hoạt. Đường ống bán hàng mô phỏng hành trình nhân viên Sales đồng hành và chăm sóc khách hàng, từ khi họ còn là cơ hội đến khi trở thành khách hàng chính thức. Sau đây là một số lợi ích đáng kể khi doanh nghiệp sử dụng giải pháp CRM của Pipedrive: – Cho phép tùy chỉnh quy trình làm việc: Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh các trường, giai đoạn và quy trình làm việc để phù hợp hơn với nhu cầu kinh doanh riêng của mình. – Chatbot tự động: Các chatbot này tương tác với khách truy cập, thu thập thông tin cần thiết và tự động thêm khách hàng tiềm năng vào đường ống bán hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có

Đọc thêm  ❯
HubSpot
Chuyển đổi số

HubSpot là gì? HubSpot CRM thật sự hoàn hảo cho doanh nghiệp?

HubSpot không chỉ gắn liền với khái niệm inbound marketing mà còn là một thương hiệu đình đám trong lĩnh vực phần mềm quản lý doanh nghiệp. Nổi bật trong danh mục sản phẩm của HubSpot là HubSpot CRM – một giải pháp quản lý quan hệ khách hàng toàn diện, tích hợp liền mạch các hoạt động tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng. Nhưng liệu HubSpot CRM có thực sự phù hợp với mọi tổ chức và doanh nghiệp? Những tính năng nổi bật, ưu nhược điểm cùng chi phí của phần mềm này như thế nào? Hãy cùng Base Blog khám phá chi tiết qua bài viết sau! 1. HubSpot là gì? HubSpot là một công ty của Mỹ chuyên phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm dành cho inbound marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng. Đồng thời, HubSpot cũng là tên một của nền tảng do chính công ty này sáng tạo, cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động như thiết kế website, xây dựng landing page, viết blog, quản lý khách hàng tiềm năng và hiện tại, phân tích hiệu suất tiếp thị và theo dõi hành vi người dùng. Hiện tại, HubSpot đang cung cấp 6 nhóm sản phẩm chính, được gọi là các “Hub”, mà doanh nghiệp có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp: – HubSpot Marketing Hub: Phần mềm tự động hóa tiếp thị giúp doanh nghiệp tạo, quản lý và theo dõi kết quả của các chiến dịch tiếp thị trực tuyến với mục đích thu hút khách hàng tiềm năng. – HubSpot Sales Hub: Phần mềm tối ưu hóa quy trình bán hàng, hỗ trợ theo dõi khách hàng tiềm năng, quản lý giao dịch, báo giá (CPQ), và đào tạo nhân viên bán hàng. – HubSpot Service Hub: Phần mềm dịch vụ khách hàng tích hợp công cụ Smart CRM giúp doanh nghiệp quản lý yêu cầu khách

Đọc thêm  ❯
Salesforce
Chuyển đổi số

Salesforce là gì​? Giải pháp nào có thể thay thế Salesforce CRM?

Trong thế giới phần mềm CRM, Salesforce không chỉ là một cái tên nổi bật mà còn được ví như một “gã khổng lồ” với hơn 150.000 khách hàng và hệ sinh thái phong phú gần 9.000 ứng dụng và dịch vụ đối tác. Nhưng liệu Salesforce CRM có thực sự là giải pháp CRM lý tưởng nhất dành cho mọi doanh nghiệp, hay còn những lựa chọn khác hấp dẫn hơn? Trong bài viết sau đây, hãy cùng Base Blog khám phá những tính năng nổi trội, ưu nhược điểm của Salesforce CRM và so sánh Salesforce với một số CRM hàng đầu hiện nay, để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất! 1. Hiểu về Salesforce và Salesforce CRM 1.1 Salesforce là gì? Salesforce, hay Salesforce.com, Inc., là một công ty cung cấp phần mềm dựa trên nền tảng đám mây (cloud-based software) hàng đầu thế giới, với trụ sở chính tại San Francisco, California. Salesforce chuyên cung cấp các giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, bao gồm quản lý bán hàng, dịch vụ khách hàng, tự động hóa tiếp thị, thương mại điện tử, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI) và phát triển ứng dụng. Được thành lập vào năm 1999 bởi Marc Benioff, cựu giám đốc điều hành Oracle, Salesforce nhanh chóng gây tiếng vang trong lĩnh vực công nghệ. Đến năm 2004, công ty thực hiện đợt chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) thành công và không ngừng tăng trưởng kể từ đó. Tính đến năm 2022, Salesforce giữ vị trí thứ 61 thế giới về vốn hóa thị trường, với giá trị ước tính gần 153 tỷ USD và đồng thời trở thành công ty phần mềm doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu. Truy cập website Salesforce: TẠI ĐÂY 1.2 Salesforce CRM là gì? Salesforce CRM (Customer Relationship Management) là một nền tảng quản lý quan hệ khách hàng dựa trên đám mây, giúp

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone