Quản trị mục tiêu

OKR, KPI & Beyond – Quản trị mục tiêu thời đại mới

Tìm kiếm
Ma trận QSPM

Ma trận QSPM là gì? Công cụ đắc lực trong hoạch định chiến lược

Đưa ra lựa chọn chiến lược đúng đắn luôn là thách thức lớn với các nhà quản trị. Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix) chính là công cụ giúp lượng hóa và so sánh các phương án chiến lược một cách khách quan. Trong bài viết này, Base.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ ma trận QSPM là gì và cách áp dụng để ra quyết định chiến lược hiệu quả, chính xác hơn. 1. Ma trận QSPM là gì? 1.1 Khái niệm Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix) là một công cụ hỗ trợ ra quyết định chiến lược, giúp doanh nghiệp lượng hóa và đánh giá các lựa chọn chiến lược khác nhau một cách khách quan dựa trên các yếu tố nội bộ và bên ngoài đã được xác định trước. Nói cách khác, ma trận này giúp bạn biết được chiến lược nào thực sự phù hợp với tình hình bên trong, bên ngoài của tổ chức. Qua đó bạn sẽ tập trung nguồn lực, chi phí để tối ưu hiệu quả kinh doanh, ra quyết định chính xác nhất. 1.2 Cơ chế hoạt động của ma trận QSPM Ma trận QSPM được hoạt động như sau: Tổng hợp thông tin: Ma trận sử dụng đầu vào từ các phân tích về yếu tố bên trong/bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp, kết hợp với kết quả khớp nối từ các phân tích của bước xác định các chiến lược khả thi. So sánh khách quan: Dựa trên thông tin thu thập được, ma trận sẽ giúp bạn so sánh chiến lược tổng quan. Không chỉ đơn thuần là xếp hạng mà còn cho thấy chiến lược nào thực sự phù hợp với các yếu tố then chốt, qua đó doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn tốt nhất. 2. Ưu điểm và hạn chế của ma trận QSPM 2.1 Ưu điểm Ma trận QSPM được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế

Phần mềm KPI

Top 10 phần mềm quản lý KPI tối ưu hoá hiệu suất doanh nghiệp

Phần mềm KPI là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tối ưu công tác quản lý, đo lường hiệu suất công việc và tiến độ hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tìm được phần mềm quản lý KPI phù hợp với các điều kiện nội tại. Sau đây, hãy cùng Base Blog “giải mã” tính năng, ưu nhược điểm và chi phí của top 10 phần mềm quản lý KPI hàng đầu hiện nay. 1. Phần mềm KPI là gì? Phần mềm quản lý KPI là một công cụ thông minh giúp doanh nghiệp đo lường, đánh giá hiệu suất làm việc của từng cá nhân, bộ phận. Các số liệu, chỉ tiêu KPI được thiết lập và tập trung trên cùng một nền tảng. Với phần mềm KPI, người quản lý chỉ cần nhập dữ liệu hoặc chỉ tiêu định lượng vào hệ thống. Phần mềm sẽ tự động đo lường, đánh giá hiệu quả công việc theo mục tiêu của từng cá nhân, bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp một cách chính xác, minh bạch và cụ thể nhất. Đọc thêm: KPI là gì? Hướng dẫn xây dựng và áp dụng KPI trong doanh nghiệp 2. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm KPI? Như chúng ta đã biết, hoạt động quản lý KPI đòi hỏi sự chính xác và minh bạch, để có thể đánh giá đúng đắn năng lực của mỗi nhân viên. Không chỉ sở hữu nhiều tính năng quản lý hiệu suất công việc, phần mềm KPI còn hỗ trợ nhà quản lý xây dựng các tiêu chí đánh giá KPI: 3. Gợi ý 7 tiêu chí lựa chọn phần mềm KPI Làm sao để lựa chọn được phần mềm KPI phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp?  Nếu như hệ thống mục tiêu KPI trong doanh nghiệp cần đáp ứng 5 tiêu chí của mô hình SMART (Specific

hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược là gì? Vì sao doanh nghiệp cần chiến lược rõ ràng?

Trong một thế giới kinh doanh đầy biến động, việc ra quyết định ngắn hạn thôi là chưa đủ – doanh nghiệp cần một lộ trình dài hạn rõ ràng để không lạc hướng. Đó chính là lý do vì sao hoạch định chiến lược trở thành yếu tố sống còn trong quá trình phát triển. Không chỉ là “bản đồ” dẫn đường, chiến lược còn giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực tối ưu, nhận diện cơ hội và thích ứng nhanh với thay đổi. Vậy hoạch định chiến lược là gì và tại sao mọi tổ chức, dù lớn hay nhỏ, đều cần xây dựng chiến lược một cách bài bản? Hãy cùng Base.vn khám phá trong bài viết dưới đây. 1. Hoạch định chiến lược là gì? Hoạch định chiến lược (Strategic Planning) là quá trình các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định tầm nhìn dài hạn, mục tiêu trọng yếu và định hướng phát triển của tổ chức trong tương lai. Quá trình này không chỉ đề ra mục tiêu mà còn xây dựng lộ trình rõ ràng để hiện thực hóa các mục tiêu đó, dựa trên việc phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh, biến động ngành và các quy định pháp lý liên quan. Kết quả của quá trình hoạch định chiến lược là một kế hoạch chiến lược (Strategic Plan), thường được thể hiện dưới dạng tài liệu kỹ thuật số và được lưu trữ trong phần mềm quản lý công việc. Đây là công cụ giúp ban lãnh đạo dễ dàng truyền đạt chiến lược đến các bên liên quan như nhân viên, đối tác, khách hàng và nhà đầu tư, đảm bảo mọi người nắm rõ mục tiêu chung. Sự khác biệt cơ bản giữa lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh (Business Planning) nằm ở phạm vi thời gian của tầm nhìn. Trong khi hoạch định chiến lược hướng đến tầm nhìn

Chiến lược là gì

Chiến lược là gì? 6 bước xây dựng và quản trị chiến lược hiệu quả

Chiến lược là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp vạch ra con đường phát triển dài hạn, tối ưu hóa nguồn lực và vượt qua thử thách. Tuy nhiên, chiến lược là gì và làm thế nào để xây dựng một chiến lược hiệu quả luôn là câu hỏi mà nhiều nhà quản lý gặp phải. Trong bài viết này, Base.vn sẽ giải đáp những thắc mắc về chiến lược, đồng thời hướng dẫn bạn 6 bước quan trọng để xây dựng và quản trị chiến lược hiệu quả. Hãy cùng khám phá những bí quyết giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững và thành công! 1. Chiến lược là gì? 1.1 Định nghĩa Chiến lược (Strategy) là một kế hoạch dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu và mục đích cụ thể của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nó bao gồm việc xác định các hành động cần thiết để đạt được những mục tiêu này, sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, và đối phó với những thách thức từ môi trường bên ngoài. Một chiến lược của doanh nghiệp thường bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược tài chính, chiến lược nhân sự và nhiều loại chiến lược khác, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 1.2 Các thuật ngữ có liên quan Khi đề cập đến chiến lược, chúng ta thường gặp một số thuật ngữ có liên quan như sau: Chiến thuật Chiến thuật được hiểu đơn giản là một phương pháp hành động để đạt được một mục tiêu cụ thể. Sự khác biệt giữa “chiến thuật” và “chiến lược” thể hiện ở những điểm sau: Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu, phân tích, lập kế hoạch và quyết định hướng đi để đạt được mục tiêu cuối cùng của tổ chức. Mục

Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là gì? Định nghĩa, vai trò và các bước thực hiện

Thành công của một doanh nghiệp không phải là một sự tình cờ. Đó là kết quả của sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện một kế hoạch chiến lược hiệu quả. Một kế hoạch tốt không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu ngắn hạn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Bài viết dưới đây Base.vn xin gửi tới bạn chi tiết cách lập kế hoạch hiệu quả, được áp dụng cho mọi vị trí, ngành nghề. 1. Lập kế hoạch là gì? Lập kế hoạch là công đoạn người thực hiện xác định mục tiêu cụ thể, chia công việc thành từng bước nhỏ hơn, đề xuất các phương pháp tiếp cận và quyết định cách tốt nhất để đạt được những mục tiêu này.  Việc lập kế hoạch cần phải đảm bảo có đủ nguồn lực và vật lực để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu và đảm bảo sự hoàn thành đúng thời hạn. Đây được đánh giá là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, cần thiết trong cuộc sống và trong phạm vi doanh nghiệp, ở bất kỳ vị trí, chức vụ công việc nào. Các nội dung chính trong kế hoạch Một bản kế hoạch công việc cụ thể trong doanh nghiệp nên có những nội dung chính sau đây: 2. Một số kế hoạch phổ biến dùng trong doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, lãnh đạo cũng như quản lý sẽ cần thực hiện lập kế hoạch cho một số hạng mục sau đây. Kế hoạch kinh doanh Là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa nguồn lực và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn, linh hoạt thích ứng với những thay đổi của thị trường. Kế hoạch tài chính Kế

Mô hình 7S

Mô hình 7S của McKinsey: Cấu trúc, ứng dụng và ví dụ thực tế

Được phát triển vào những năm 1980 bởi công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey & Company, mô hình 7S đã trở thành một khung quản trị kinh điển được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp. 7S không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá mà còn cung cấp giải pháp điều chỉnh bảy yếu tố cốt lõi trong nội bộ, từ đó tối ưu hóa hoạt động và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết mô hình 7S là gì và cách ứng dụng vào doanh nghiệp trong bài viết dưới đây. 1. Mô hình 7S là gì? Mô hình 7S của McKinsey là một khung phân tích quản trị chiến lược được thiết kế để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố nội bộ của tổ chức. 7S là viết của 7 yếu tố gồm: Structure, Systems, Style, Staff, Strategy, Share Value, Skills. Thông thường, mô hình 7S sẽ được chia thành 2 nhóm chính, cụ thể: Mô hình 7S cho thấy các yếu tố này không tồn tại độc lập mà có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Khi doanh nghiệp cần thay đổi hoặc cải tiến bất kỳ yếu tố nào, các yếu tố khác cũng cần được xem xét và điều chỉnh để đảm bảo sự đồng bộ. Điều này làm cho mô hình 7S trở thành công cụ hữu ích trong việc tái cấu trúc, xây dựng chiến lược hoặc giải quyết các vấn đề nội bộ. 2. Phân tích chi tiết 7 yếu tố trong mô hình 7S của McKinsey 2.1 Strategy (Chiến lược) Chiến lược là một bản đồ đường đi chi tiết, vạch ra lộ trình mà một tổ chức sẽ đi theo để đạt được mục tiêu dài hạn của mình. Đó là một tập hợp các quyết định liên quan đến việc phân bổ nguồn lực, lựa chọn các hành động ưu

BSC là gì

BSC là gì? Khám phá cách sử dụng Balanced Scorecard hiệu quả

Vào đầu thập niên 1990, hai Giáo sư Tiến sĩ Kaplan & Norton của trường Đại học Harvard đã nhận thấy một vấn đề khá nghiêm trọng, đó là rất nhiều công ty có khuynh hướng quản lý doanh nghiệp chỉ dựa đơn thuần vào chỉ số tài chính. Chỉ số tài chính chỉ giúp cho chúng ta biết điều gì đã xảy ra trong quá khứ, nơi mà hoạt động kinh doanh đã xảy ra, nhưng không có tính dự đoán về tương lai hoạt động của doanh nghiệp. Đó là lí do Kaplan và Norton phát triển mô hình Balanced scorecard (BSC) – là một hệ thống chỉ số ở tầm chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và chắc chắn qua cả 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập & phát triển.  Là một CEO quan tâm đến bài toán chiến lược doanh nghiệp, khó mà không biết đến mô hình nổi tiếng này. Trên thực tế, BSC có nhiều thành tích đáng nể như sau: Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu đúng về mô hình này trước khi bạn muốn vận dụng hay thực hiện bất kỳ kế hoạch nào xung quanh BSC. 1. BSC (Balanced scorecard) là gì? Balanced scorecard trong tiếng Việt có nghĩa là “thẻ điểm cân bằng”. Đây là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất, định hướng cho doanh nghiệp trong suốt quá trình thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của chiến lược đặt ra. Bên cạnh yếu tố tài chính, BSC tập trung quan tâm tới 3 thước đo phi tài chính khác có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập & phát triển. Ý nghĩa “balanced” (cân bằng) của mô hình thể hiện ở chỗ cân đối giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tài

HSE là gì

HSE là gì? Vai trò của An toàn, Sức khỏe và Môi trường trong doanh nghiệp

HSE là vị trí phụ trách các vấn đề về sức khỏe, an toàn lao động cho nhân viên trong công ty. Họ có trách nhiệm đảm bảo nhân viên luôn tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Tại Việt Nam, vị trí này thường có nhiều ở các doanh nghiệp sản xuất do đặc thù kinh doanh nên có lẽ còn xa lạ với nhiều người. Cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết về công việc HSE trong bài viết dưới đây. 1. HSE là gì? 1.1 Khái niệm HSE HSE là viết tắt của Health, Safety, and Environment (Sức khỏe, An toàn và Môi trường). Đây là hoạt động tập trung vào việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của con người tại nơi làm việc cũng như giảm thiểu tác động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường. Mục tiêu của HSE là: HSE còn được gọi là EHS, HES, SHE, HSE thường được áp dụng trong các ngành công nghiệp như xây dựng, dầu khí, hóa chất, sản xuất, và cả dịch vụ nhằm đảm bảo sự an toàn và bền vững trong hoạt động kinh doanh. 1.2 Hệ thống HSE là gì? Hệ thống HSE là một hệ thống quản lý tích hợp nhằm đảm bảo rằng các hoạt động trong tổ chức được thực hiện an toàn, bảo vệ sức khỏe của nhân viên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Hệ thống này giúp các doanh nghiệp xác định, quản lý và kiểm soát các rủi ro liên quan đến sức khỏe, an toàn và môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Thành phần chính của hệ thống HSE gồm có: Đọc thêm: Ma trận GE là gì? Bí quyết hoạch định chiến lược doanh nghiệp 2. Vai trò của HSE đối với doanh nghiệp HSE đóng vai trò quan trọng đối với

ESG là gì

ESG là gì? Tìm hiểu tiêu chuẩn ESG trong doanh nghiệp

Trong thời đại mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến trách nhiệm xã hội và môi trường, tiêu chuẩn ESG đã trở thành thước đo quan trọng để đánh giá sự bền vững của doanh nghiệp. Không chỉ là xu hướng, ESG còn là “lời giải” cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa giá trị dài hạn và thu hút nhà đầu tư thông minh. Nhưng làm thế nào để áp dụng tiêu chuẩn này hiệu quả mà không bị cuốn vào những chiến lược “xanh bề ngoài”? Để giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về tiêu chuẩn này, Base.vn mời bạn theo dõi bài viết sau. 1. ESG là gì? ESG là tập hợp bộ khung gồm 3 tiêu chuẩn đánh giá và đo lường tính bền vững các yếu tố về phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp đến cộng đồng xung quanh. ESG được viết tắt của ba yếu tố chính đánh giá tác động của doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững và cộng đồng xung quanh, bao gồm: Khác với các chỉ số tài chính, ESG tập trung vào việc đo lường những yếu tố phi tài chính nhưng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dài hạn của tổ chức. Những doanh nghiệp thực hiện tốt ESG thường không chỉ cải thiện hình ảnh thương hiệu mà còn giảm thiểu rủi ro kinh doanh và thu hút đầu tư. Khái niệm ESG ra đời từ những năm 2000 và gắn liền với xu hướng đầu tư bền vững, chú trọng vào việc cân nhắc các yếu tố xã hội và môi trường trong quá trình ra quyết định đầu tư. Vào năm 2004, Liên Hợp Quốc thông qua báo cáo “Who Cares Wins”, kêu gọi tích hợp ESG vào các hoạt động đầu tư, từ đó thúc đẩy ESG trở thành tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá doanh nghiệp. Năm 2006, nguyên tắc

Ma trận Space

Ma trận Space là gì? Công cụ đánh giá chiến lược doanh nghiệp

Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn là yếu tố sống còn cho sự thành công của doanh nghiệp. Bạn đã bao giờ nghe nói đến Ma trận SPACE? Đây là một công cụ phân tích chiến lược độc đáo, giúp doanh nghiệp đánh giá toàn diện vị thế cạnh tranh và đưa ra những lựa chọn chiến lược phù hợp. Cùng Base.vn khám phá xem ma trận này hoạt động như thế nào và mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp của bạn. 1. Ma trận SPACE là gì? 1.1 Khái niệm Ma trận SPACE (viết tắt của Strategic Position and Action Evaluation) hay SPACE Matrix là mô hình phân tích môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, được phát triển bởi Bruce D.Henderson năm 1979. Đến nay, nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã áp dụng và nhận thấy nhiều kết quả tích cực. Ma trận SPACE được thiết kế với 4 góc phần tư: 1.2 4 yếu tố chính của ma trận Spcae Ma trận SPACE được cấu thành bởi 4 yếu tố gồm:  2. Ý nghĩa của ma trận SPACE đối với doanh nghiệp Qua việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài, ma trận SPACE mang lại những ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể: Xác định vị thế cạnh tranh: Ma trận SPACE giúp doanh nghiệp hiểu rõ các điểm mạnh và điểm yếu nội tại, đồng thời đánh giá các cơ hội và thách thức từ môi trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhìn nhận chính xác hơn về vị trí của mình trong bối cảnh thị trường và nhận diện lợi thế cạnh tranh. Lựa chọn chiến lược phù hợp: Dựa trên các yếu tố phân tích, ma

Customer Centric

Customer Centric là gì? Tư duy lấy khách hàng làm trung tâm

Apple, Amazon hay Netflix… là những cái tên đã quá quen thuộc với chúng ta hiện nay. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi vì sao các sản phẩm của Apple lại được hàng triệu người trên thế giới yêu thích? Hay vì sao Amazon lại trở trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới? Câu trả lời nằm ở một bí quyết đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực tốt đó chính là: Lấy khách hàng làm trung tâm hay Customer Centric. Vậy Customer Centric là gì? Cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. 1. Customer Centric là gì? Customer Centric hay lấy khách hàng làm trung tâm là một triết lý kinh doanh đặt khách hàng vào vị trí trọng tâm của mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ, các doanh nghiệp theo đuổi mô hình này sẽ luôn hướng đến việc hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng và tạo ra những giá trị đáp ứng tốt nhất cho họ. 2. Vì sao doanh nghiệp nên theo đuổi chiến lược Customer Centric? 2.1 Xây dựng lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp Lòng trung thành của khách hàng được xem như tài sản vô giá đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi doanh nghiệp đi theo chiến lược Customer Centric có nghĩa là tổ chức không chỉ cố gắng làm hài lòng khách hàng một lần mà còn xây dựng mối quan hệ dài hạn, bền vững với họ.  Việc tập trung vào đáp ứng, thậm chí vượt qua sự mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp họ cảm thấy được coi trọng. Điều này khuyến khích khách hàng quay trở lại mua hàng, tạo nên sự trung thành giữ họ và thương hiệu. Khách hàng trung thành không chỉ là những người thường xuyên mua sản phẩm hoặc dịch

Customer Insights

Customer Insight là gì? Chìa khoá tăng trưởng nhờ hiểu khách hàng

Quản lý hoạt động kinh doanh mà không có những hiểu biết sâu sắc về khách hàng chẳng khác nào lái xe trong đêm tối mà không có đèn pha. Bạn có thể nghĩ mình đang đi đúng hướng, nhưng rủi ro về tai nạn, va chạm là rất cao. Lúc này Customer Insight chính là “ngọn hải đăng” giúp soi sáng con đường kinh doanh, giúp bạn đi đúng hướng.  Bằng cách kết hợp dữ liệu phân tích khách hàng và nghiên cứu thị trường, Customer Insight giúp doanh nghiệp nhìn thấu tâm lý, hành vi của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả hơn. 1. Customer Insight là gì? 1.1 Khái niệm Customer insight hay Insight khách hàng là những hiểu biết sâu sắc về hành vi, nhu cầu và động cơ quyết định mua hàng của khách hàng. Insight được tổng hợp từ các dữ liệu định lượng và định tính thông qua khảo sát khách hàng, nghiên cứu thị trường và thu thập dữ liệu. Trong khi dữ liệu định lượng cung cấp những con số cụ thể về hành vi mua sắm, thói quen tiêu dùng, thì dữ liệu định tính lại mang đến những góc nhìn sâu sắc về cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn tiềm ẩn của khách hàng. Sự kết hợp hài hòa giữa hai loại dữ liệu này sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ hiểu khách hàng là ai mà còn hiểu tại sao họ làm như vậy. 1.2 Đặc điểm của Customer Insight Insight của khách hàng thường có một số đặc điểm như sau: 1.3 Ví dụ về Customer Insight Trong lĩnh vực E-commerce Qua phân tích dữ liệu mua sắm trực tuyến, doanh nghiệp phát hiện rằng khách hàng thường xuyên bỏ rơi giỏ hàng vào cuối tuần. Qua đó bạn có thể nhận định nguyên nhân là do vào cuối tuần, khách hàng thường có nhiều lựa

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone