Base Blog

Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính? Cách tăng lãi ròng cho doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng là gì

Lợi nhuận ròng trong báo cáo tài chính thường được gọi là lãi ròng, là chỉ số phản ánh kết quả thực tế của hoạt động kinh doanh và phần lợi nhuận cuối cùng mà cổ đông hay chủ sở hữu nhận được. Vậy lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế có phải là một? Sự khác biệt giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp là gì? Hãy cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Lợi nhuận ròng (net profit) là gì?

Lợi nhuận ròng (trong tiếng anh là Profit After Tax – PAT hay Net Profit), còn được biết đến với tên gọi là Lãi ròng hay Lợi nhuận sau thuế – là chỉ số phản ánh phần chênh lệch giữa tổng doanh thu so với tất cả các khoản chi phí trong kỳ của một doanh nghiệp.

Để tính lợi nhuận ròng, doanh nghiệp sẽ lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí quản lý, chi phí bán hàng,… và khoản thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp trong kỳ.

Lợi nhuận ròng được tính bằng lợi nhuận gộp trừ đi các chi phí quản lý, chi phí bán hàng… và trừ đi khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Theo đó, công thức tính lợi nhuận ròng:

LỢI NHUẬN RÒNG = TỔNG DOANH THU – CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG – THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Lợi nhuận ròng là gì?

2. Phân biệt lợi nhuận ròng với các khái niệm khác

2.1 Lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp

Sự khác biệt giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp thể hiện qua những điểm sau:

Đặc điểmLợi nhuận ròngLợi nhuận gộp
Khái niệmLà phần tiền lãi còn lại sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí (bao gồm chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý),… và thuế TNDN từ tổng doanh thu.Là phần tiền lãi còn lại sau khi trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu bán hàng.
Công thứcLợi nhuận ròng = Doanh thu – Tổng chi phí hoạt động – Thuế TNDNLợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng – Giá vốn hàng bán (COGS)
Tính chấtTiền lãi sau thuếTiền lãi trước thuế
Ý nghĩaPhản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Là nguồn tiền để doanh nghiệp tái đầu tư hoặc trả cổ tức cho cổ đông.Phản ánh khả năng sinh lời của sản phẩm hoặc dịch vụ. Là cơ sở để tính các tỷ số tài chính khác, bao gồm Tỷ suất lợi nhuận gộp và Tỷ suất sinh lời trên vốn.

Đọc thêm: Lợi nhuận gộp là gì? Công thức và cách tính lợi nhuận gộp chuẩn

2.2 Lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng

Lợi nhuận và dòng tiền không giống nhau khi xét về cách ghi nhận. Lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, ghi nhận doanh thu và chi phí trên cơ sở dồn tích, tức là tại thời điểm phát sinh, dù doanh nghiệp đã thu được tiền hay chưa. Còn dòng tiền chỉ được ghi nhận khi tiền thực sự vào hoặc ra khỏi tài khoản của doanh nghiệp.

Theo đó, lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng là hai chỉ số tài chính hoàn toàn khác biệt nhau, cụ thể:

Đặc điểmLợi nhuận ròngDòng tiền ròng (Net Cash Flow)
Khái niệmLà lợi nhuận cuối cùng doanh nghiệp thu được sau khi hạch toán tất cả các chi phí hoạt động và thuế.Là số tiền mặt thực tế còn lại sau khi doanh nghiệp lấy tổng doanh thu tiền mặt trừ đi tất cả các khoản chi tiêu trong một khoảng thời gian cụ thể.
Công thứcLợi nhuận ròng = Doanh thu – Tổng chi phí hoạt động – Thuế TNDNDòng tiền ròng (Dòng tiền thuần) = Tổng số tiền thu vào – Tổng số tiền chi ra
Thời điểm ghi nhậnTại thời điểm doanh nghiệp hoàn tất bàn giao, nghiệm thu với khách hàng, cho dù đã nhận được tiền hay chưa.Chỉ được ghi nhận khi tiền đã vào tài khoản của doanh nghiệp.
Ý nghĩaPhản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Là cơ sở để nhà quản trị, nhà đầu tư và cổ đông đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.Phản ánh số tiền mặt doanh nghiệp thực sự sở hữu sau khi hạch toán tất cả các chi phí và nghĩa vụ tài chính.Là chỉ tiêu để nhà quản trị, nhà đầu tư đánh giá “sức khỏe” tài chính và hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp

3. Lợi nhuận ròng (lãi ròng) có ý nghĩa gì?

Với bản chất là phần tiền lãi cuối cùng doanh nghiệp thu được sau đi trừ đi tất cả các chi phí và thuế, lợi nhuận ròng mang ý nghĩa:

  • Đối với chủ doanh nghiệp: Lợi nhuận ròng giúp chủ doanh nghiệp nhìn ra “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì cần đánh giá xem các khoản lỗ kéo dài trong bao lâu. Ngược lại, những doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận thì cần lập kế hoạch để phát triển kinh doanh hơn nữa.
  • Đối với nhà đầu tư: Lợi nhuận ròng cho các nhà đầu tư biết tiềm năng thu lãi từ các khoản đầu tư vào doanh nghiệp. Một công ty có lợi nhuận ròng luôn dương, thì càng dễ thu hút các nhà đầu tư.
  • Đối với người cho vay: Lợi nhuận ròng giúp chủ nợ xác định khả năng trả nợ của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận ròng càng cao thì càng dễ để được các ngân hàng, các tổ chức tín dụng xét duyệt vay tiền.

Ngoài ra, việc so sánh lợi nhuận ròng hiện tại với giai đoạn trước đó giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động và khả năng quản lý tổng thể các nguồn lực. Nếu việc quản lý, chẳng hạn như quản lý hàng tồn kho và quản lý chi phí, được thực hiện tốt thì lợi nhuận ròng sẽ cao và ngược lại.

Lợi nhuận ròng có ý nghĩa gì?

4. Công thức tính lợi nhuận ròng (lãi ròng) của doanh nghiệp

Để có kết quả tính lợi nhuận ròng chính xác nhất, kế toán viên cần tổng hợp các dữ liệu liên quan một cách đầy đủ và kỹ lưỡng, đảm bảo không bỏ sót bất kỳ một khoản chi phí nào.

Có 2 công thức tính lợi nhuận ròng như sau:

  • Công thức 1: Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
  • Công thức 2: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Các chi phí liên quan

Trong đó:

  • Tổng doanh thu (Total Revenue): Là khoản tiền mà doanh nghiệp có được từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh thu tài chính và các doanh thu khác.
  • Tổng chi phí (Total Cost): Bao gồm chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thuế TNDN, chi phí tài chính và các chi phí khác.
  • Lợi nhuận gộp (Gross Profit): Là số tiền lãi còn lại sau khi trừ đi các chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ từ doanh thu.

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng lợi nhuận ròng không phải là căn cứ để tính tổng số tiền mà công ty thu được, bởi vì bên cạnh các chi phí bằng tiền mặt, báo cáo thu nhập của doanh nghiệp còn bao gồm chi phí khấu hao, khấu trừ, và các chi phí không phải tiền mặt khác.

5. Tỷ suất lợi nhuận ròng và Biên lợi nhuận ròng

5.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì?

Tỷ suất lợi nhuận ròng, hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS – Return On Sales), là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và tổng doanh thu của doanh nghiệp trong một kỳ cố định. ROS được đo bằng phần trăm và có thể thay đổi khi lợi nhuận và doanh thu biến động.

Công thức: ROS = (LỢI NHUẬN SAU THUẾ / DOANH THU) x 100%

Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận ròng:

  • Giúp chủ doanh nghiệp biết được mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
  • Giúp chủ doanh nghiệp đánh giá xem sản phẩm hoặc dịch vụ có bán giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành hay không. Nếu ROS của doanh nghiệp thấp hơn trung bình ngành, có thể xem xét tăng giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ để cải thiện lợi nhuận.
  • Giúp chủ doanh nghiệp so sánh ROS trong ngành. Tuy nhiên, ROS khác biệt giữa các ngành và tùy thời điểm. Do đó, chỉ số này nên được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong cùng một thời kỳ.

5.2 Biên lợi nhuận ròng là gì?

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ mỗi đồng doanh thu.

Công thức: NET PROFIT MARGIN = (LỢI NHUẬN SAU THUẾ /DOANH THU THUẦN) x 100%

Ý nghĩa của biên lợi nhuận ròng:

  • Giúp chủ sở hữu đánh giá khả năng sinh lời của công ty.
  • Biên lợi nhuận cao cho thấy công ty có khả năng quản lý chi phí tốt và tối ưu hóa ngân sách hoạt động.
  • Biên lợi nhuận thấp nghĩa là công ty kiếm được ít lợi nhuận và khả năng sinh lời thấp. Điều này có thể do công ty bán sản phẩm với giá thấp hơn hoặc chi phí sản xuất cao hơn so với thị trường.
  • Giúp doanh nghiệp so sánh hiệu suất tài chính giữa các công ty cùng ngành hoặc cùng lĩnh vực kinh doanh, cung cấp thông tin quan trọng để phân tích định vị và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Đọc thêm: Lợi nhuận thuần là gì? Khái niệm, cách tính và ví dụ minh họa

6. Lợi nhuận ròng chịu tác động bởi những yếu tố nào?

6.1 Chi phí hoạt động

Lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi trừ các chi phí hoạt động từ doanh thu. Nếu chi phí hoạt động tăng, lợi nhuận ròng sẽ giảm và ngược lại, nếu chi phí hoạt động giảm, lợi nhuận ròng sẽ tăng. Do vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc việc cắt giảm hoặc tối ưu hóa chi phí hoạt động để cải thiện lợi nhuận ròng.

6.2 Doanh thu

Khi doanh thu tăng, lợi nhuận ròng sẽ tăng, và ngược lại, nếu doanh thu giảm, lợi nhuận ròng sẽ giảm. Tuy nhiên, tăng doanh thu không đảm bảo lợi nhuận ròng sẽ tăng theo tỷ lệ tương ứng. Nếu chi phí hoạt động tăng theo doanh thu, lợi nhuận ròng có thể giảm. Do đó, quản lý chi phí và doanh thu là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận ròng tối đa.

6.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là chi phí bắt buộc phải trả cho Nhà nước, được tính dựa trên lợi nhuận trước thuế. Nếu lợi nhuận trước thuế tăng, chi phí thuế TNDN cũng sẽ tăng, làm giảm lợi nhuận ròng. Nhiều doanh nghiệp sử dụng các chiến lược tài chính để giảm tác động của thuế TNDN, tuy nhiên các chiến lược này phải tuân thủ quy định pháp luật và không được dùng để trốn thuế.

6.4 Giá vốn hàng bán 

Giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất hoặc nhập hàng hóa để bán. Nếu giá vốn hàng bán giảm, lợi nhuận ròng sẽ tăng và ngược lại. Biến động giá cả nguyên vật liệu hoặc dịch vụ vận chuyển cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

6.5 Chi phí quản lý

Chi phí quản lý bao gồm các chi phí không trực tiếp liên quan đến sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, nhưng liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp. Nếu chi phí quản lý giảm, lợi nhuận ròng sẽ tăng và ngược lại. Nếu doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận ròng, nên xem xét tối ưu hóa chi phí quản lý sao cho hợp lý.

Lợi nhuận ròng chịu tác động bởi những yếu tố nào?

7. Phương pháp tăng lợi nhuận ròng (lãi ròng) cho doanh nghiệp

7.1 Điều chỉnh chiến lược giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ

Xem xét và điều chỉnh chiến lược định giá là một cách thực tế để cải thiện thu nhập ròng. Doanh nghiệp có thể tăng giá bán để nâng cao lợi nhuận ròng, nhưng cần tính toán kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Đảm bảo giá cả đi kèm với chất lượng để không làm mất khách hàng. Ngoài ra, tập trung sản xuất và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ có lợi nhuận cao hơn cũng là một gia tăng lợi nhuận ròng rất đáng để cân nhắc.

7.2 Kiểm soát hàng tồn kho một cách chặt chẽ

Nếu hàng tồn kho quá nhiều, chi phí lưu trữ tăng, giảm tính khả dụng của tài sản, và sản phẩm có nguy cơ hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả giúp giảm chi phí lưu trữ, tăng tính khả dụng, giảm các rủi ro liên quan, và cải thiện quy trình sản xuất, từ đó tăng lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đánh giá cẩn thận nhu cầu hàng tồn kho để tránh thiếu hàng hoặc mất khách hàng do không đáp ứng được nhu cầu ngay lập tức.

7.3 Cắt giảm các sản phẩm hoặc dịch vụ sinh lời kém

Trong nhiều trường hợp, cắt giảm các sản phẩm hoặc dịch vụ không còn khả năng sinh lời là quyết định khôn ngoan để giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận ròng. Tập trung đầu tư vào các sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng sinh lời cao hơn sẽ giúp tối ưu hóa lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, quyết định ngừng sản phẩm hoặc dịch vụ phải dựa trên thông tin về thị trường, khách hàng, chi phí và lợi nhuận để tránh mất khách hàng và giảm doanh thu.

7.4 Nâng cao giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ

Bằng cách nâng cao giá trị, chất lượng và sự độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, từ đó tăng lợi nhuận ròng.

Doanh nghiệp có thể kết hợp đồng thời các phương pháp trên để tăng lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần tính toán kỹ lưỡng, đưa ra các quyết định sáng suốt và có một kế hoạch rõ ràng.

8. Doanh nghiệp bạn muốn quản trị tài chính toàn diện? Tham khảo ngay Base Finance+

Quản trị tài chính đóng vai trò then chốt trong quản trị doanh nghiệp, giúp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư và ứng phó với các biến động trong môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn quản trị tài chính theo phương pháp thủ công: nhập số liệu vào sổ sách, phần mềm Excel để làm hồ sơ và báo cáo định kỳ. Cách làm này khiến việc tiếp cận thông tin nhanh chóng trở nên khó khăn.

Với sứ mệnh cải thiện “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, Bộ giải pháp Quản trị tài chính Base Finance+ bao gồm 4 ứng dụng quản trị tài chính: Base Finance, Base Expense, Base Income, Base BankFeeds, Base Asset, Base Purchasing, Base Financial Assistant giúp chủ doanh nghiệp “nhẹ gánh lo âu” trong quá trình quản lý các vấn đề tài chính.

Base Finance+ giúp trực quan hóa dòng chảy tài chính của doanh nghiệp:

  • Giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin sớm nhất và chính xác nhất để ra quyết định, chẳng hạn như duyệt chi trong phạm vi ngân sách cho phép.
  • Hệ thống hóa dữ liệu từ các hoạt động vận hành và chi tiêu để cung cấp một kho thông tin nhất quán và đáng tin cậy cho lãnh đạo.
  • Cập nhật theo thời gian thực mọi thông tin như doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền ra – vào, ngân sách chi tiêu, chi phí phê duyệt,…

Base Finance+ kiến tạo không gian số hóa để mọi nhân sự cùng tham gia tăng cường “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp:

  • Hỗ trợ 3 nhóm người dùng trong doanh nghiệp: Lãnh đạo, bộ phận kế toán, và nhân viên.
  • Giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt bức tranh tài chính tổng thể; giúp mỗi nhân sự có trách nhiệm và hiểu rõ hơn về hiệu quả của khoản chi phí mà họ phụ trách; giúp bộ phận kế toán dễ dàng tổng hợp và báo cáo dữ liệu.
  • Hỗ trợ ban lãnh đạo đưa ra quyết định và hành động phù hợp để tối ưu các khoản chi phí, lên kế hoạch và chiến lược đầu tư lâu dài.
  • Tích hợp và trao đổi dữ liệu liền mạch giữa các ứng dụng trong bộ giải pháp, đồng thời xử lý riêng biệt và tối ưu nhất các bài toán nghiệp vụ cốt lõi.

Bài toán quản trị tài chính không còn là vấn đề mới, tuy nhiên trong thời đại 4.0, cách thức tiếp cận thủ công truyền thống đã không còn phù hợp. Với Base Finance+, doanh nghiệp có thể giải quyết bài toán này theo một cách tiên tiến và linh hoạt hơn, để mỗi nhân sự trong tổ chức chung tay vì một sức khỏe tài chính lành mạnh và sự phát triển bền vững của tổ chức.

Base Finance+

9. Kết luận

Lợi nhuận ròng là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh thực tế mà còn cung cấp nền tảng cần thiết cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển tiếp theo. Base.vn hy vọng rằng bài viết đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lợi nhuận ròng, cũng như công thức tính chỉ số này chính xác nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này nhé!

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo