Base Blog

Quản trị tài chính là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để quản trị tài chính toàn diện?

Quản trị tài chính là trụ cột không thể thiếu, là mắt xích trọng yếu quyết định sự ổn định và bền vững của doanh nghiệp. Bức tranh về quản trị tài chính không phải là những mảnh ghép rời rạc, mà chính là một tập hợp các hành động tài chính có sức ảnh hưởng lớn. 

Bài viết này sẽ mở ra những tri thức trọng tâm nhất về quản trị tài chính: khái niệm, các khía cạnh, tầm quan trọng, thách thức gặp phải, phương pháp và công cụ,… giúp các nhà lãnh đạo có thể áp dụng ngay vào doanh nghiệp mình.

1. Quản trị tài chính là gì?

Quản trị tài chính là chức năng kinh doanh liên quan đến việc quản lý và kiểm soát các nguồn lực tài chính sẵn có (bao gồm việc quản lý tiền mặt, quản lý nợ và tín dụng, quản lý đầu tư, và quản lý tài sản) để đạt được lợi tức đầu tư (ROI). Nói cách khác, quản trị tài chính là lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát tất cả các giao dịch trong một doanh nghiệp.

Mục tiêu chính của quản trị tài chính là tối ưu hóa giá trị cho cổ đông và đảm bảo sự ổn định tài chính của tổ chức. Hoạt động này có thể là quản lý nguồn thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ; giảm thiểu chi phí sản xuất, quảng cáo, nhân sự và các chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý nợ của doanh nghiệp. 

Quản trị tài chính là gì?
Quản trị tài chính là gì?

2. Các khía cạnh của quản trị tài chính

2.1. Lập kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính là một bản lược đồ chi tiết và tổng thể về cách tổ chức sẽ quản lý, sử dụng và phân phối nguồn lực tài chính của mình trong khoảng thời gian cụ thể. 

Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc xác định mục tiêu tài chính, dự báo thu chi, lập ngân sách chi tiết, quản lý nợ và đầu tư,… và đề xuất các chiến lược tài chính để đạt được mục tiêu tài chính. 

Việc lập kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, từ đó đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh trong dài hạn.

Đọc thêm: Tài chính là gì? Hiểu về chức năng và tiềm năng phát triển của hoạt động tài chính

2.2. Dự trù ngân sách 

Người quản lý tài chính sẽ phân bổ nguồn vốn sẵn có của công ty để đáp ứng các khoản chi phí, bao gồm chi phí cố định, chi phí biến động và các nghĩa vụ thuế và khoản nợ khác. 

Một khía cạnh quan trọng của quá trình lập ngân sách là tạo dự trữ tài chính. Việc này giúp doanh nghiệp đối mặt với rủi ro và cơ hội đột ngột mà không ảnh hưởng đến ổn định tài chính, đồng thời kiểm soát chi phí và lợi nhuận được thiết lập để đảm bảo rằng nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả và bền vững.

2.3. Phân tích rủi ro tài chính

Phân tích rủi ro tài chính là quá trình đánh giá và xác định các yếu tố rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của tổ chức, từ đó đưa ra những giải pháp và kế hoạch hành động để giảm thiểu tác động của chúng. 

Các yếu tố rủi ro có thể bao gồm biến động thị trường, thay đổi thu nhập, thậm chí là các biến đổi về chính trị hoặc tình hình kinh tế toàn cầu. Từ việc dự đoán và đánh giá mức độ tác động của từng rủi ro, doanh nghiệp sẽ đề xuất các chiến lược bảo vệ phù hợp, giúp tổ chức thích ứng và phát triển một cách bền vững.

Rủi ro thị trường

Trong quản trị tài chính, rủi ro thị trường như biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái, và thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị tài sản của doanh nghiệp. Thêm vào đó, biến động trong giá nguyên liệu và tình hình kinh tế toàn cầu cũng tạo ra những thách thức đối với quản lý chi phí và doanh thu.  

Rủi ro tín dụng

Khách hàng không thanh toán hóa đơn đúng hạn có tác động tiêu cực đến quản trị tài chính của doanh nghiệp. Sự chậm trễ trong việc thu hồi tiền có thể dẫn đến tình trạng thiếu vốn, khiến doanh nghiệp không đủ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, bao gồm cả thanh toán nhà cung cấp, lương nhân viên, và các khoản nợ khác.

Rủi ro thanh khoản

Sự chậm trễ trong việc thu hồi tiền, sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn và các khoản nợ phải trả có thể tạo ra tình trạng thiếu hụt tiền mặt, đặc biệt khi xuất hiện các yếu tố đột ngột như giảm doanh số bán hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần duy trì dự trữ tiền mặt, và thiết lập chính sách quản lý nợ hiệu quả để bảo vệ thanh khoản ngắn hạn và giữ vững uy tín tín dụng.

Đọc thêm: Quản trị rủi ro là gì? Nguyên tắc & quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp

2.4 Thiết lập quy trình tài chính liên quan

Quản lý nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính có thể bao gồm tiền mặt, tài sản, vốn và các nguồn thu nhập khác. Quản lý nguồn lực tài chính là quá trình sử dụng và kiểm soát các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu, đồng thời đảm bảo rằng tổ chức không vượt quá nguồn lực tài chính của mình.

Bằng cách xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh, tổ chức có thể phân bổ nguồn lực tài chính một cách chi tiết và linh hoạt. Chẳng hạn, một doanh nghiệp đang mở rộng quy mô kinh doanh có thể thiết lập một ngân sách đủ lớn để đảm bảo rằng quá trình mở rộng được diễn ra mạnh mẽ và liên tục.

Quản lý vốn đầu tư

Quản lý vốn đầu tư là quá trình quản lý và điều phối các nguồn vốn của tổ chức vào các dự án, tài sản, hoặc các cơ hội đầu tư khác nhau để tối ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và đạt được các mục tiêu tài chính cụ thể. 

Quản lý vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy sự phát triển của một doanh nghiệp. Thứ nhất, nó giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Thứ hai, nó có thể dẫn đến sự đa dạng hóa cung ứng và mở rộng thị trường tiềm năng. Cuối cùng, nó giúp tối ưu hóa lợi nhuận và tăng giá trị cho cổ đông.

Lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, được sử dụng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Một bộ báo cáo tài chính bao gồm bốn loại báo cáo chính:

  • Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về các luồng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
  • Biên bản giải trình thay đổi vốn chủ sở hữu cung cấp thông tin về sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Lập báo cáo tài chính

Đọc thêm: Phân tích báo cáo tài chính: Hướng dẫn cách làm và các lưu ý quan trọng

3. Tầm quan trọng của quản trị tài chính đối với doanh nghiệp

Quản trị tài chính là một khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình. Nếu làm tốt, doanh nghiệp có thể đảm bảo sự ổn định tài chính, tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và tạo ra giá trị cho các bên liên quan.

3.1. Bảo đảm sự ổn định tài chính

Đảm bảo thanh khoản

Quản trị tài chính giúp đảm bảo sự thanh khoản của doanh nghiệp, tức khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng. 

Một ví dụ điển hình trong thời kỳ khó khăn như đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã đối mặt với giảm giờ làm việc, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, và sự giảm giá trị của tài sản. Các doanh nghiệp có chiến lược thanh khoản tốt, như giảm chi phí linh hoạt và duy trì dự trữ tiền mặt, đã có khả năng tự bảo vệ khỏi áp lực tài chính và duy trì sự ổn định.

Hơn thế nữa, quản trị tài chính đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán và duy trì khả năng thanh toán linh hoạt. Điều này giúp ngăn chặn rủi ro về việc không thể thanh toán nhanh chóng khi cần thiết.

Phòng tránh rủi ro tài chính

Quản trị tài chính giúp bảo vệ lợi nhuận và vốn của doanh nghiệp trước những biến động không lường trước được trên thị trường. Điều này giúp duy trì sự ổn định trong việc tích lũy và sử dụng vốn hiệu quả. 

Việc phòng tránh rủi ro tài chính là chìa khóa để đảm bảo sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, một doanh nghiệp quản trị tốt rủi ro tài chính sẽ thu hút được nhiều hơn sự chú ý và niềm tin của các nhà đầu tư, đối tác kinh doanh.

3.2. Hỗ trợ quyết định chiến lược

Xác định chiến lược tài chính

Quản trị tài chính giúp doanh nghiệp phân loại và xác định các mục tiêu tài chính cụ thể về lợi nhuận, thanh khoản, tăng trưởng và cấu trúc vốn. Điều này giúp doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng mơ hồ và có thể xác định được chiến lược tài chính phù hợp – chiếc cầu nối giữa mục tiêu và cách doanh nghiệp quản lý nguồn lực tài chính để đạt được mục tiêu đó.

Tùy vào từng thời điểm, một doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu tăng cường thanh khoản để đối mặt với các cơ hội đầu tư nhanh chóng, hoặc đặt mục tiêu tăng trưởng để mở rộng thị trường.

Đánh giá khả năng tài chính trong chiến lược doanh nghiệp 

Quá trình đánh giá khả năng tài chính không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về tình hình hiện tại mà còn hỗ trợ việc xây dựng chiến lược doanh nghiệp vững mạnh và linh hoạt. Điều này bao gồm việc theo dõi và đánh giá các chỉ số như ROE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) và ROA (Lợi nhuận trên tổng tài sản).

Việc hiểu rõ cách nguồn lực tài chính được sử dụng và đạt được mức độ sinh lời như thế nào sẽ giúp chủ doanh nghiệp có được những biện pháp tài chính điều chỉnh kịp thời và thích ứng với thị trường. 

3.3. Nâng cao giá trị cổ đông

Tối ưu hóa cấu trúc vốn

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của quản trị tài chính là khả năng giảm chi phí vốn. Bằng cách tối ưu hóa cấu trúc vốn, doanh nghiệp có thể chọn lựa các nguồn vốn với chi phí thấp nhất, từ đó giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính và tăng cường lợi nhuận. Ví dụ, sử dụng nguồn vốn nội địa có lãi suất thấp hơn so với vay ngoại tệ với lãi suất cao.

Ngoài ra, việc duy trì mức thanh khoản đủ cũng giúp giảm rủi ro tài chính, tăng khả năng đối mặt với các thách thức và cơ hội trong môi trường kinh doanh biến động.

Tăng cường hiệu suất tài chính 

Hiệu suất tài chính là một đánh giá về khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng tài chính. Nó thường được đo lường thông qua một loạt các chỉ số và báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, và bảng kết quả kinh doanh.

Hiệu suất tài chính cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe tài chính doanh nghiệp, giúp các bên liên quan như cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư và quản lý hiểu rõ về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nợ, và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Quản trị tài chính bao gồm tổ hợp các hoạt động kiểm soát nguồn lực tài chính sẽ giúp nâng cao hiệu suất tài chính, giúp đảm bảo rằng nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả và ổn định, từ việc quản lý vốn đến quản lý nợ.

Quản trị tài chính không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định tài chính mà còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu suất tài chính dài hạn. Qua việc áp dụng một loạt các biện pháp và chiến lược của quản trị tài chính, doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực tài chính, đảm bảo rằng tiền mặt và các nguồn vốn khác đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận.

Tầm quan trọng của Tài chính đối với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của Tài chính đối với doanh nghiệp

4. Quản trị tài chính đang gặp phải ngày càng nhiều thách thức

Trong thời đại của toàn cầu hóa và công nghệ hóa tài chính, năng lực quản trị tài chính là một trong những yếu tố then chốt để doanh nghiệp tồn tại và kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên quản trị tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam đối diện với nhiều thách thức trong bối cảnh thị trường những năm gần đây, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm phần đa số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam). 

4.1. Thách thức từ các yếu tố bên ngoài

Biến động lãi suất thường xuyên do các yếu tố kinh tế, chính trị, và thị trường tài chính toàn cầu hay do thay đổi chính sách ngân hàng trung ương làm tăng chi phí vay, tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà quản trị tài chính cần theo dõi sát sao diễn biến lãi suất và phát triển chiến lược tài chính linh hoạt. 

Bên cạnh đó, biến động giá cả có thể tạo ra rủi ro lỗ vốn và ảnh hưởng đến giá trị tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp có đầu tư trong các công ty niêm yết hoặc tài sản có giá trị biến động. Ví dụ, nếu tài sản của doanh nghiệp hoạt động trong ngành bất động sản đột ngột giảm do biến động thị trường, quản trị tài chính có thể đối mặt với khó khăn trong việc bảo toàn giá trị tài sản và đảm bảo thanh khoản. 

Ngoài ra, thay đổi trong chính sách thuế và pháp luật có thể ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp tính toán và gánh chịu nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ với các quy định thuế và pháp luật mới, và tối ưu hóa cấu trúc thuế để giảm thiểu tác động tiêu cực.

Việc giảm động lực tiêu dùng từ phía cầu do tác động của suy thoái thời gian gần đây cũng sẽ có nguy cơ làm giảm doanh số bán hàng và doanh thu của doanh nghiệp. Điều này buộc quản trị tài chính phải đánh giá lại dự báo doanh thu, tối ưu hóa chi phí vận hành và tìm kiếm nguồn thu nhập thay thế.

Thêm vào đó, áp lực từ ngân hàng và nguồn vốn có thể gia tăng do các tiêu chuẩn cấp vốn được tăng cường và có thể đi kèm với sự tăng lãi suất hoặc giảm khả năng cung ứng vốn. Việc này đặt ra thách thức cho doanh nghiệp trong việc duy trì mối quan hệ tích cực với ngân hàng, xây dựng dự trữ tài chính và xem xét các phương án vốn đa dạng để đối mặt với áp lực tài chính.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dựa vào 50-70% nguồn vốn tự có hoặc huy động từ bạn bè người thân. Khi tiềm lực tài chính còn hạn hẹp, trình độ và kinh nghiệm quản lý tài chính còn hạn chế, doanh nghiệp sẽ khó có được niềm tin từ nhà đầu tư. 

4.2. Thách thức trong hoạt động quản trị tài chính nội bộ

Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường gặp phải nhiều khó khăn trong quản trị tài chính do những thiếu sót từ nội bộ.

Thách thức đầu tiên là dữ liệu không đồng nhất và thiếu chính xác. Dữ liệu thường bị phân tán trên nhiều nguồn khác nhau, không được tích hợp đồng nhất, và được xử lý thủ công bằng tay,… luôn tiềm ẩn nguy cơ bị sai lệch.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính nhất quán và đáng tin cậy về dữ liệu tài chính, có thể làm mất đi khả năng đánh giá chính xác về hiệu suất tài chính của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bị thiếu nhân lực có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản trị tài chính. Khả năng xử lý, phân tích dữ liệu, cũng như đưa ra các chiến lược tài chính phù hợp vì vậy mà bị giảm thiểu đáng kể. 

Quản trị tài chính đang gặp phải ngày càng nhiều thách thức
Quản trị tài chính đang gặp phải ngày càng nhiều thách thức

5. Các phương pháp và công cụ quản trị tài chính hiện đại dành cho doanh nghiệp

Big Data và phân tích dữ liệu trong quản trị tài chính

Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đặt ra những thách thức và cơ hội mới đối với quản trị tài chính doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, việc sử dụng Big Data và phân tích dữ liệu trở nên quan trọng, mang lại những lợi ích to lớn trong quá trình quản lý và ra quyết định.

Quản trị tài chính hiện đại đòi hỏi sự linh hoạt và sử dụng hiệu quả các phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu. Trong việc phân tích dữ liệu tài chính, doanh nghiệp thường tận dụng các công cụ như Microsoft Excel, Google Sheets, hoặc các nền tảng chuyên sâu như Tableau và Power BI. Điều này giúp họ đàm phán thông tin từ dữ liệu tài chính, đồng thời hiểu rõ hơn về các xu hướng và biến động trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, phân tích rủi ro tài chính sử dụng dữ liệu lịch sử về biến động tỷ giá, lãi suất và giá cả hàng hóa, đồng thời quản lý công nợ và nguyên tắc giúp đánh giá và theo dõi hiệu suất thanh toán của khách hàng. Sự tự động hóa quy trình tài chính thông qua các hệ thống trực tuyến đảm bảo tính chính xác và tiện lợi trong quản lý giao dịch tài chính.

Bên cạnh việc phân tích dữ liệu trong quản trị tài chính giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin chi tiết về tình hình tài chính, tăng cường khả năng ra quyết định và thích ứng với thị trường thì Big Data là tương lai xa hơn được áp dụng trong việc dự báo tài chính.

Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, doanh nghiệp có thể dự đoán xu hướng tài chính trong tương lai, từ doanh số bán hàng đến biến động giá cả. Điều này hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuẩn bị kế hoạch tài chính và chiến lược phản ứng một cách linh hoạt.

Công nghệ trong quản trị tài chính

Phân tích dữ liệu và sử dụng Big Data đem lại nhiều lợi ích vượt bậc, tuy nhiên, thường đi kèm với chi phí cao và đòi hỏi lượng dữ liệu số lớn. Để doanh nghiệp có thể nhanh chóng triển khai và tận dụng ưu điểm của phân tích dữ liệu, bước quan trọng là hãy bắt đầu ngay với việc số hóa các quy trình thủ tục.

Việc số hóa đặt trọng tâm vào việc chuyển đổi các hoạt động thủ công thành dữ liệu có thể xử lý được thông qua các phần mềm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc, tiết kiệm thời gian và công sức. Đồng thời, đây cũng chính là bước quan trọng để chuẩn bị cơ sở hạ tầng dữ liệu cho việc tích hợp và sử dụng Big Data trong tương lai một cách mạnh mẽ.

Hệ thống dashboard tài chính được thiết kế bởi công nghệ có giá trị hơn hẳn so với cách làm thủ công, giúp việc theo dõi và dự báo về tài chính trở nên thuận lợi, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược hợp lý. 

Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và công sức, công nghệ trong quản trị tài chính còn giúp giảm thiểu sai sót do con người trong quá trình xử lý dữ liệu. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực này, doanh nghiệp có thể tập trung hơn vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển mục tiêu dài hạn.

6. Về bộ giải pháp quản trị tài chính Base Finance+

Giới thiệu tổng quan về Bộ giải pháp quản trị tài chính thời gian thực Base Finance+

Base Finance+ là bộ giải pháp quản trị tài chính thời gian thực đầu tiên tại Việt Nam, gồm 4 ứng dụng chuyên biệt tập trung giải quyết 4 bài toán lớn nhất trong doanh nghiệp:

  • Base Finance: Quản trị tài chính theo các lát cắt
  • Base Income: Quản lý doanh thu và dòng tiền vào
  • Base Expense: Quản lý chi phí và dòng tiền ra
  • Base BankFeeds: Quản lý tiền mặt tự động

Base Finance+ có khả năng tập trung dữ liệu từ các nền tảng báo cáo về một hệ thống dashboard chung duy nhất, bổ sung thêm các tùy chỉnh phục vụ nhu cầu chuyên sâu về tài chính, đồng thời kết nối real-time giữa hoạt động giao dịch-vận hành và hoạt động quản trị.

Nhờ vậy, bài toán quản trị tài chính trong doanh nghiệp được giải quyết một cách toàn diện:

  • Chủ doanh nghiệp dựa trên dữ liệu real-time đưa ra các quyết định và quyết sách quan trọng về tài chính
  • Bộ phận kế toán nhanh chóng chuẩn bị nhiều báo cáo khác nhau với độ chính xác cao
  • Mỗi phòng ban nắm được tình hình tổng quan và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp nói chung, thay vì chỉ dựa vào góc nhìn của mình mà phán đoán
  • Các giao dịch tài chính ra – vào và các hoạt động xem xét hoá đơn chứng từ và duyệt chi tiền trong nội bộ được trơn tru, thuận lợi.

Có thể nói, với sự hỗ trợ của Base Finance+, doanh nghiệp không chỉ làm chủ trong quá khứ và hiện tại, mà còn có thể xây dựng kế hoạch tài chính cho tương lai, lường trước các kịch bản có thể gặp phải để sẵn sàng ra quyết định.

Để nhận tư vấn 1-1 và Demo trải nghiệm tính năng Bộ giải pháp quản trị tài chính Base Finance+, bạn có thể đăng ký ngay tại đây.

Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này nhé!

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo