Base Blog

Chuyển đổi số nông nghiệp: Làm thế nào để bắt kịp xu hướng?

Chuyển đổi số nông nghiệp

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp không chỉ là bước tiến từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ, mà còn là chiến lược đổi mới toàn diện hoạt động sản xuất nông nghiệp: từ canh tác, chế biến đến phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Vậy, những lợi ích cụ thể của chuyển đổi số đối với ngành nông nghiệp là gì? Có những giải pháp nào để các doanh nghiệp và nông hộ thành công trong hành trình này? Mời độc giả cùng Base Blog tìm hiểu các khía cạnh của chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp trong nội dung sau đây!

1. Hiểu về chuyển đổi số nông nghiệp

Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình triển khai và ứng dụng công nghệ số vào mọi hoạt động của mô hình nông nghiệp truyền thống, từ giai đoạn canh tác, sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu của chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp là giúp các địa phương, các doanh nghiệp và nông hộ gia tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành và tiến tới canh tác bền vững.

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp bao gồm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, cảm biến, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), học máy,… trong việc thu thập dữ liệu, phục vụ cho mục đích giám sát và quản lý cây trồng, sức khỏe đất, chất lượng không khí và sức khỏe vật nuôi. Bên cạnh đó, công nghệ chuỗi khối (blockchain) cũng được ứng dụng trong việc theo dõi nguồn gốc và và quản lý chuỗi cung ứng trong nông nghiệp. 

Chuyển đổi số nông nghiệp là gì?

2. Chuyển đổi số đem lại lợi ích gì cho ngành nông nghiệp?

2.1 Giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu

Chuyển đổi số đang mở ra triển vọng mới cho nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp. Theo Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.

Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu, và các công nghệ số khác có thể giúp ngành nông nghiệp tăng cường khả năng thích ứng trước tác động của thời tiết cực đoan, đồng thời nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng nông sản.

Ví dụ, để giảm thiểu rủi ro từ bão lũ, các nhà quản lý có thể sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu và AI để dự báo, cung cấp cho người dân cảnh báo sớm lên đến 72 giờ trước khi bão đổ bộ. Nhờ đó, các cấp lãnh đạo và nông dân địa phương có thể kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó. Nhờ đó, giảm thiểu thiệt hại mà bão có thể gây ra đối với sản xuất nông nghiệp.

2.2 Giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian và chi phí

Theo nghiên cứu quốc tế, chuyển đổi số trong nông nghiệp có thể giúp giảm tới 23% chi phí lao động. Việc quản lý đất đai bằng công nghệ số, đặc biệt là GPS, có thể tiết kiệm 14% chi phí, trong khi bón phân thông qua hệ thống tùy biến theo cây trồng tiết kiệm đến 12%. Sử dụng xe tự động cũng có thể giúp giảm 13% chi phí.

Việc ứng dụng Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và công nghệ sinh học cho phép các nhà quản lý nông nghiệp tiếp cận và thu thập thông tin chi tiết về tình hình cây trồng, đất đai và môi trường. Đây là cơ sở để đưa ra các quyết định chăm sóc cây trồng chuẩn xác, từ bón phân, tưới tiêu đến phòng trừ sâu bệnh gây hại. Nhờ vậy, chi phí canh tác được cắt giảm, tiến độ sản xuất được đẩy nhanh, đồng thời bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng nông sản.

Ngoài ra, việc tích hợp công nghệ Blockchain và hệ thống quản lý thông tin địa lý (GIS) vào hoạt động sản xuất còn cho phép người tiêu dùng truy cập và theo dõi các thông số về chất lượng nông sản theo thời gian thực, từ đó gia tăng niềm tin vào sản phẩm nông nghiệp. Tận dụng cơ hội đó, mối liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giữa bên bán và bên mua, sẽ ngày càng bền chặt hơn, khắc phục và hạn chế tối thiểu tình trạng “được mùa, mất giá”. Kết quả là góp phần thúc đẩy nông nghiệp thông minh và bền vững tại Việt Nam.

2.3 Tối ưu hóa hệ thống vận hành và đồng bộ dữ liệu

Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ tạo ra bước đột phá trong canh tác và sản xuất mà còn tối ưu hóa toàn diện hệ thống vận hành và quản trị doanh nghiệp. CIC Highland – nông trang cacao tại Đắk Lắk – là một ví dụ nổi bật khi áp dụng thành công công nghệ số vào quản lý, giúp đồng bộ hóa dữ liệu giữa trụ sở chính và nông trại cách xa nhau đến 100 km.

Theo đại diện của CIC, do trở ngại về khoảng cách giữa khối văn phòng và nông trại, nên không có cách cộng tác và quản lý nào hiệu quả hơn là ứng dụng công nghệ 4.0. Vì vậy, từ năm 2020, CIC đã triển khai bộ giải pháp Base Work+, bao gồm 3 ứng dụng Base Wework, Base Workflow và Base Request, nhằm giúp đội ngũ rút ngắn thời gian thực hiện quy trình và dễ dàng kiểm soát dữ liệu hơn. Bên cạnh đó, các ứng dụng của Base có giao diện thân thiện và dễ ghi nhớ, ngay cả nhân sự 60 tuổi, những người hiếm khi dùng máy tính, vẫn có thể dễ dàng thao tác.

Bà Lê Thị Hồng Diễm, Trưởng phòng Nhân sự kiêm phụ trách chuyển đổi số tại CIC, chia sẻ: “Base đã giúp chúng tôi tiết kiệm chi phí, thời gian và gia tăng tốc độ. Với CIC, chúng tôi không xem chuyển đổi số là chi phí. Đây là một khoản đầu tư sẽ sinh ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mà không thể chỉ lấy thước đo bằng tiền. Chúng tôi tin tưởng và hài lòng khi đồng hành cùng Base”.

Các ứng dụng thuộc Base Work+ đóng góp vào quá trình quản trị toàn diện tại CIC như sau:

– Base Wework: Giúp CIC có thể theo dõi công việc của nhân viên thuộc cả khối văn phòng và nông trại ngay trên một nền tảng. Các quy trình như tưới tiêu, dự báo sản lượng cacao, quản lý hoạt động trồng trọt, thử nghiệm, thu hoạch và sơ chế đều được số hóa. Nhờ đó, hàng trăm tin nhắn cập nhật mỗi ngày được thay thế bằng hệ thống quản lý tập trung, rõ ràng và minh bạch.

– Base Workflow: Giúp rút ngắn quy trình ký duyệt xuất-nhập kho từ 24 giờ xuống còn 30 phút, tiết kiệm thời gian đáng kể.

– Base Request: Cho phép nhân viên thực hiện đề xuất và phê duyệt nhanh chóng dù ở văn phòng hay nông trại, giảm thiểu tối đa giấy tờ và chi phí hành chính, đồng thời loại bỏ nhu cầu về không gian lưu trữ vật lý.

Như vậy, trong chiến lược chuyển đổi số của CIC Highland, Base.vn đóng vai trò là kho quản lý dữ liệu trung tâm, hỗ trợ đội ngũ truy cập và theo dõi mọi hoạt động của công ty theo thời gian thực. Điều này giúp ban lãnh đạo công ty và đối tác nhanh chóng nắm bắt toàn diện tình tình và kịp thời đưa ra quyết định sáng suốt.

Base Work+

3. Hiện trạng chuyển đổi số ngành nông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam

Trên thế giới: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu để hiện đại hóa ngành nông nghiệp toàn cầu. Nhiều quốc gia đã coi đây là một ưu tiên hàng đầu, nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nông nghiệp. Nhờ công nghệ, ngành nông nghiệp không chỉ đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định mà còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Tại Việt Nam: Nông nghiệp được xem là một trong tám trụ cột quan trọng trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Tuy đã đạt được một số thành tựu và tiến bộ nhất định, nhưng quá trình chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Mức độ cơ giới hóa còn thấp, và thiếu các ứng dụng công nghệ hiện đại khiến sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 1/7/2020, Việt Nam có hơn 9 nghìn đơn vị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, bao gồm hơn 9.108 hộ sản xuất, 7.418 hợp tác xã, và 7.471 doanh nghiệp. Đây là các đơn vị sẽ đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình chuyển đổi số nông nghiệp tại Việt Nam, thể hiện sự chuyển dịch tích cực của các địa phương trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Tình hình ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp:

  • Trồng trọt: Dữ liệu lớn (Big Data) được tích hợp vào các phần mềm phân tích, cho phép người nông dân dễ dàng theo dõi từng giai đoạn phát triển của cây trồng, từ đó đưa ra các quyết định chính xác về chăm sóc, bón phân và tưới tiêu. Đồng thời, Internet vạn vật (IoT) tích hợp với các bộ cảm biến thông minh, liên tục thu thập dữ liệu môi trường, giúp tự động hóa sản xuất và nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm.
  • Nuôi trồng thủy sản: Công nghệ sinh học và thiết bị IoT đã tạo nên những cải tiến lớn. Công nghệ gen hỗ trợ việc phát triển các giống thủy sản chất lượng cao, kháng bệnh tốt, đáp ứng hiệu quả yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, các cảm biến IoT giám sát chặt chẽ môi trường nước trong ao nuôi, đảm bảo thủy sản phát triển trong điều kiện lý tưởng, góp phần tối ưu hóa quy trình nuôi trồng.

Như vậy, có thể thấy rằng chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị to lớn, giúp ngành bắt kịp xu hướng công nghệ mới trên thế giới, gia tăng giá trị và bền vững hơn trong tương lai.

4. Có những thách thức nào khi chuyển đổi số ngành nông nghiệp?

Theo ý kiến của các chuyên gia, quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và thách thức về các mặt:

– Chi phí đầu tư ban đầu cao: Chuyển đổi số đòi hỏi đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thiết bị cảm biến và phần mềm quản lý. Đây có thể là gánh nặng tài chính lớn đối với nhiều hộ nông dân, đặc biệt là ở các vùng, địa phương sản xuất quy mô nhỏ hoặc nơi có cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

– Đào tạo kiến thức và tư duy công nghệ: Để ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả, nông dân tại địa phương cần được trang bị kiến thức và kỹ năng về công nghệ và quản lý dữ liệu. Tuy nhiên, việc nâng cao nhận thức và đào tạo về công nghệ không phải là dễ dàng, nhất là với nông dân lớn tuổi hoặc những người quen thuộc với phương pháp canh tác truyền thống.

– Quản lý và bảo mật dữ liệu: Chuyển đổi số tạo ra một lượng lớn dữ liệu từ cảm biến và các hệ thống giám sát. Việc quản lý và bảo mật dữ liệu là thách thức quan trọng, vì cần đảm bảo thông tin không bị rò rỉ hay sử dụng sai mục đích.

– Kết nối và hạ tầng mạng: Chuyển đổi số trong nông nghiệp phụ thuộc vào kết nối internet ổn định và hạ tầng mạng. Tuy nhiên, ở các vùng sâu vùng xa, vùng núi, việc tiếp cận internet vẫn còn hạn chế, khiến việc triển khai công nghệ gặp nhiều khó khăn.

– Thích nghi với tốc độ phát triển công nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đặt ra thách thức trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp, đảm bảo khả năng tích hợp và mở rộng hệ thống chuyển đổi số một cách tối ưu.

– Thiếu tính liên kết trong hệ thống nông nghiệp: Sự kết nối giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ vẫn chưa chặt chẽ, gây ra tình trạng lãng phí và khó khăn trong kiểm soát chất lượng. Nông dân còn hạn chế trong việc tiếp cận thông tin và công nghệ mới từ các tổ chức nghiên cứu. Trong nội bộ doanh nghiệp, đặc biệt là giữa Kế toán và các bộ phận khác, vẫn chưa có sự liên kết tốt, thiếu tính tự động hóa và khả năng kết nối về tài chính, ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành tổng thể.

Đọc thêm: Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Xu hướng trong thời đại số hoá

5. Chuyển đổi số ngành nông nghiệp gồm những hoạt động nào?

5.1 Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất và nuôi trồng

Trong nông nghiệp 4.0, các công nghệ hiện đại được ứng dụng để tự động hóa sản xuất và cải thiện sản lượng bao gồm:

– IoT và cảm biến:

Tại các nước tiên tiến, IoT được triển khai để theo dõi tình trạng cây trồng và vật nuôi, giúp nông dân thu thập thông tin về tình hình sản xuất theo thời gian thực. Tại Việt Nam, mặc dù IoT chưa thực sự được ứng dụng rộng rãi, nhưng nó vẫn được coi là yếu tố then chốt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Bên cạnh đó, các bộ cảm biến thông minh được lắp đặt trên cánh đồng, kết hợp công nghệ nhận dạng hình ảnh, giúp nông dân dễ dàng quan sát cây trồng từ xa, mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống cảm biến này còn tích hợp với hệ thống tưới và cung cấp dưỡng chất tự động, hỗ trợ người nông dân lập kế hoạch chăm sóc cây trồng một cách tối ưu.

– Học máy và phân tích dữ liệu:

Kết hợp với IoT và cảm biến, công nghệ học máy và phân tích dữ liệu giúp nông dân tối ưu hóa sản xuất bằng cách khai thác dữ liệu hiện có để dự báo xu hướng tương lai. Công nghệ này cho phép dự đoán khí hậu, chọn lọc giống cây trồng tốt nhất, và thậm chí dự báo nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, giúp định hướng canh tác.

– Máy bay không người lái giám sát cây trồng:

Máy bay không người lái, hay còn gọi là Drone, được điều khiển từ xa, hỗ trợ nông dân giám sát tình trạng cây trồng từ trên cao, dễ dàng phát hiện các vấn đề như sâu hại, bệnh tật, hay thiếu nước. Bên cạnh đó, drone còn có khả năng phun thuốc bảo vệ thực vật chính xác và hiệu quả trên diện tích lớn, tiết kiệm thời gian so với phương pháp phun thuốc truyền thống.

Ngoài ra, thông qua cảm biến LiDAR và camera đa phổ, drone còn có thể thu thập các dữ liệu về độ ẩm đất, mật độ cây trồng và tình trạng sinh trưởng, giúp bà con nông dân phân tích chất lượng thổ nhưỡng và cải thiện dinh dưỡng đất.

– Robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong canh tác:

Robot kết hợp AI trong nông nghiệp giúp tăng năng suất và giảm thiểu lao động thủ công. Một số công ty sử dụng laser và camera để hướng dẫn robot nhận dạng cây trồng và nhổ cỏ, giúp tối ưu hóa quá trình chăm sóc cây. Ngoài ra, một số loại robot còn có khả năng trồng cây một cách chính xác và tỉ mỉ, tương tự như con người.

Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất

5.2 Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp và liên kết chuỗi giá trị

Để xây dựng thành công hệ sinh thái chuyển đổi số trong nông nghiệp, cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ của nhiều bên trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến phân phối. Trong đó, các trung tâm phát triển công nghệ và doanh nghiệp đổi mới đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giải pháp tiên tiến. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong toàn ngành, họ cần sự hỗ trợ từ các bên khác, bao gồm nông dân và các cơ quan quản lý Nhà nước.

Theo đó, liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp là việc kết nối giữa các bên trong hệ sinh thái, bao gồm:

– Nông dân, doanh nghiệp và thị trường: Sự liên kết này giúp đảm bảo rằng sản phẩm của nông dân đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tạo ra đầu ra ổn định cho doanh nghiệp.

– Nông dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước và thị trường: Khi các bên này cùng hợp tác, sản xuất nông nghiệp không chỉ tối ưu về mặt kinh tế mà còn tuân thủ các chính sách của Nhà nước, từ đó giúp ngành nông nghiệp phát triển một cách toàn diện.

5.3 Đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp không chỉ bao gồm việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất và liên kết chuỗi giá trị, mà còn tập trung vào đổi mới phương thức quản trị của các doanh nghiệp, nghĩa là chuyển đổi từ phương thức quản lý thủ công “nặng” giấy tờ sang sử dụng các hệ thống số và các phần mềm. Mục tiêu là để tiết kiệm thời gian, giảm sức người và tăng năng suất tại các bộ phận hậu cần (back office). Để chuyển đổi quản trị thành công, doanh nghiệp cần tập trung vào hai yếu tố chính sau:

– Số hóa quy trình làm việc: Doanh nghiệp cần thực hiện số hóa ở tất cả các giai đoạn từ canh tác, sản xuất, thu hoạch đến lưu kho và phân phối. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu sai sót mà còn cung cấp thông tin minh bạch và chi tiết về từng bước trong chuỗi cung ứng.

– Tối ưu công tác hành chính – nhân sự: Việc ứng dụng các phần mềm quản trị cho phép các nhà quản lý truy cập thông tin về tài sản, hàng hóa và nhân sự mọi lúc, mọi nơi, đây là cơ sở để đưa ra quyết định một cách phù hợp nhất.

Hệ sinh thái nông nghiệp

Một ví dụ điển hình là câu chuyện chuyển đổi số tại Công ty TNHH Long Uyên, một trong những nhà cung cấp nông sản hàng đầu Việt Nam với hơn 13 năm kinh nghiệm xuất khẩu quốc tế. Ngoài việc đầu tư vào công nghệ dây chuyền sản xuất, Long Uyên đã hợp tác cùng Base.vn để triển khai nền tảng doanh nghiệp số, nhằm tối ưu hóa vận hành và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Sau hơn 1 tháng triển khai gói giải pháp Base One cho 80 nhân sự khối văn phòng, Long Uyên đạt tỷ lệ sử dụng hệ thống rất cao, với trung bình 93.6% ngay cả trong ngày cuối tuần. Công ty cũng áp dụng hình thức chấm công qua điện thoại bằng ứng dụng Base Check-in và tự động tính công, giúp nhân viên dễ dàng theo dõi giờ làm việc theo thời gian thực. Đồng thời, hơn 30 quy trình đã được số hóa, giảm thiểu lãng phí về giấy tờ và thời gian.

Sắp tới, Long Uyên lên kế hoạch giảm lượng tin nhắn trao đổi công việc trên các công cụ truyền thống, chuyển sang theo dõi trực tiếp thông tin trong từng quy trình trên nền tảng Base. Cụ thể, sau khi thiết lập quy trình vận hành sản xuất lên Base Workflow, lượng tin nhắn trong các nhóm chat đã giảm đáng kể, nhờ đó người quản lý và các bên liên quan có thể dễ dàng kiểm soát tiến độ công việc tại một nơi duy nhất.

Công ty cũng phân loại công việc theo phòng ban và dự án, đồng thời sử dụng bộ phân tích dữ liệu từ Dashboard của Base Workflow để giám sát hoạt động của tất cả các phòng ban, theo dõi sự cố, quản lý tiêu thụ điện và chăm sóc khách hàng.

Đặt nền móng cho ‘Cuộc cách mạng chuyển đổi số’, bước đầu tiên bao giờ cũng khó khăn, đã có sự phản ứng trái chiều, sự nản lòng do ‘sốc’ văn hoá làm việc từ phía người dùng. Thế nhưng đây chỉ là bước khởi động, hành trình chuyển đổi số sắp tới là giai đoạn vượt chướng ngại vật mà tất cả thành viên Long Uyên phải cùng nhau vững bước vượt qua trong ít nhất 3-4 năm tới. Trong 6 tháng tiếp theo, tôi tin rằng đội ngũ nhân sự sẽ nhận ra sự khác biệt khi làm việc dựa trên tư duy dữ liệu so với tư duy cảm tính. Tôi rất mong có thể nghe được câu: Không thể làm việc nếu thiếu các ứng dụng của Base.

Ông Nguyễn Võ Tuấn Huy, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Long Uyên, nhận định.

Đọc thêm: Chuyển đổi số ngành xây dựng: Thách thức lớn cho doanh nghiệp

6. Giải pháp chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Cũng theo các chuyên gia, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

6.1 Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực số

Khuyến khích lực lượng lao động trẻ tuổi tham gia vào quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đào tạo các chuyên gia về chuyển đổi số để đưa ra đề xuất, chỉ đạo và thực hiện các chính sách phù hợp cho ngành nông nghiệp số hóa. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông và tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng số dành cho nông dân tại các địa phương, để giúp họ từng bước tiếp cận và làm quen với công nghệ mới.

Bên cạnh đó, nên kết nối với các tổ chức uy tín như Hội Nông dân và Hội Phụ nữ để tạo nên môi trường hỗ trợ lẫn nhau trong việc áp dụng các công nghệ phức tạp. Ngoài ra, việc mời những nông dân đã chuyển đổi số thành công tham gia các buổi chia sẻ kinh nghiệm cũng là một cách hữu ích để lan tỏa kiến thức đến cộng đồng.

6.2 Tối ưu hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông nghiệp

Chính quyền các cấp tại địa phương cần chủ động thúc đẩy sự hợp tác và liên kết trong việc chuyển nhượng đất đai giữa doanh nghiệp và người nông dân, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất quy mô lớn. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý và canh tác, giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên đất và nâng cao năng suất.

6.3 Đơn giản hóa quy trình vay vốn đầu tư

Cần tinh giản hóa các quy trình và thủ tục rườm rà, đồng thời đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất nông nghiệp. Hơn nữa, việc công nhận tài sản thế chấp như nhà kính, ao nuôi và các tài sản sản xuất khác, sẽ mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho bà con nông dân.

Cùng với đó, các chính sách khuyến khích đầu tư FDI từ các tập đoàn nước ngoài vào các dự án chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ thúc đẩy nguồn lực cần thiết cho phát triển bền vững. 

6.4 Tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu

Khuyến khích nông dân chuyển từ việc ghi chép nhật ký canh tác và chăn nuôi thủ công trên sổ sách sang ghi nhật ký trên các ứng dụng trên điện thoại. Đồng thời, cần tổ chức các chương trình tập huấn và hướng dẫn áp dụng mô hình ghi nhật ký điện tử. Cùng với đó, cần tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu lớn cho các lĩnh vực như đất trồng cây ăn quả, trồng lúa, đất rừng, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần thống kê và cập nhật dữ liệu chi tiết về tình hình chuyển đổi số nông nghiệp trong phạm vi quản lý của mình, cũng như thiết lập mạng lưới quan sát và giám sát tích hợp trên không và mặt đất để hỗ trợ hoạt động ứng dụng công nghệ của bà con nông dân.

7. Tạm kết

Xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp cần có sự tham gia và hợp tác chặt chẽ từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và hộ nông dân. Với các chính sách và chương trình hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, các doanh nghiệp và nông hộ cần tích cực học hỏi, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Chỉ khi mọi bên cùng nỗ lực phối hợp và hành động, ngành nông nghiệp mới có thể chuyển mình thành công từ mô hình “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” hiện đại và bền vững.

Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này nhé!

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone