SaaS là gì? Việt Nam đã phát triển mô hình SaaS như thế nào?
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp nào nhanh chóng thích ứng với công nghệ mới sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn. Và SaaS chính là một trong những công nghệ đó. Bạn có tò mò muốn biết SaaS đã và đang tác động như thế nào đến sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam? Hãy cùng Base.vn khám phá ngay! 1. SaaS là gì? SaaS (viết tắt của Software-as-a-Service) – một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất – được định nghĩa là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm; trong đó nhà cung cấp không bán sản phẩm phần mềm mà bán dịch vụ dựa trên phần mềm đó. Nói đơn giản hơn, nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm chạy trên nền web, và khách hàng có thể truy cập từ xa thông qua internet sau khi trả một khoản phí đăng ký định kỳ (hàng tháng, quý, năm). SaaS được coi là mô hình 4.0 ưu việt hơn so với phần mềm on-premise – dạng phần mềm được doanh nghiệp mua lại thông qua một giấy phép vĩnh viễn. 2. Xu hướng hội nhập của mô hình SaaS trên toàn thế giới Chắc chắn bạn đang sử dụng ít nhất một dịch vụ phần mềm, chỉ là bạn có để tâm đó thực sự là một mô hình SaaS hay không mà thôi. Có thể liệt kê một vài phần mềm được phát triển rộng rãi bởi những nhà cung cấp SaaS hàng đầu thế giới như Amazone Web Services, Oracle, Adobe Creative Cloud, Slack, Dropbox, Google, IBM, Microsoft, ServiceNow,… Có thể thấy, SaaS gần như đã chiếm được độc quyền trong thị trường công nghệ. Trong một báo cáo mới có tên Thị trường phần mềm dịch vụ: Công nghệ và thị trường toàn cầu đến năm 2022, BCC Research dự đoán rằng ngành công nghiệp dựa trên mô hình SaaS được định giá $44,4 tỷ vào năm 2017. Trong khi đó,