Base Blog

Marketing

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
Phòng Marketing
Marketing

Phòng Marketing: Chức năng & vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

“Nếu không có phòng Marketing, doanh nghiệp của bạn giống như cửa hàng tốt nhất trên thế giới sẽ không bao giờ mở…”  Thật vậy, phòng Marketing mang trên mình rất nhiều trọng trách. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn chiến thắng trong tâm trí khách hàng hay tại điểm bán, đều cần “bộ óc” sáng tạo và sẵn sàng đổi mới của những người làm Marketing.  Vậy phòng Marketing trông như thế nào? Cụ thể Marketing sẽ làm gì, có KPI gì, quy trình nghiệp vụ như thế nào – tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 1. Phòng Marketing là gì? Phòng Marketing là một bộ phận trong doanh nghiệp có trách nhiệm định hình và thúc đẩy hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của họ đến khách hàng và thị trường mục tiêu.  Đây là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh tổng thể, xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng, tăng cường nhận diện thương hiệu để tạo ra doanh số bán hàng. Có thể nói, phòng Marketing như một cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu dùng, và giữa thuộc tính sản phẩm với nhu cầu của người tiêu dùng.  Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Marketing chính là những nhà sáng tạo giải pháp giúp doanh nghiệp có được hình ảnh, vị thế trên thị trường. 2. Chức năng cốt lõi của phòng Marketing Ở mức độ tổng thể, bên cạnh các hoạt động quảng cáo, PR (quảng bá), sản xuất và phân phối nội dung,… phòng Marketing còn liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, đối thủ cạnh tranh, hướng tới việc tạo ra giá trị cho khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng của doanh nghiệp.  Để hiểu được chức năng cốt lõi của Marketing, có

Đọc thêm  ❯
CMO là gì?
Marketing

CMO là gì? Làm thế nào để trở thành một CMO giỏi?

Giám đốc Marketing (CMO) không chỉ là người đứng đầu điều phối các hoạt động của bộ phận Marketing, mà còn là người đóng vai trò quyết định quan trọng trong việc xác định hướng đi của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh gay gắt ngày nay.  Nhưng làm thế nào để trở thành một CMO giỏi? Đó là sự kết hợp hài hòa giữa logic chiến lược và cảm hứng sáng tạo. Cùng Base khám phá tất tần tật những điều bạn cần biết ở bài viết dưới đây.  1. CMO là gì? Tại sao doanh nghiệp cần CMO? Thuật ngữ “CMO” – viết tắt của Chief Marketing Officer – là vị trí Giám đốc Marketing. CMO là chức vụ giám đốc thuộc Ban lãnh đạo, có trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động marketing để tăng cường nhận thức về thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và tương tác với khách hàng. Không chỉ là người đứng đầu của bộ phận Marketing, CMO còn là người đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và hợp tác với các phòng ban khác trong doanh nghiệp như phòng Phát triển sản phẩm (Product), Kinh doanh (Sales), Quan hệ khách hàng (Customer Success),… nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh doanh – marketing của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.  Vị trí CMO có thể được gọi thay thế bằng một số tên khác như Marketing Director, Global Marketing Officer hay Vice President of Marketing.  CMO là vai trò quan trọng trong mọi doanh nghiệp, vì đây là vị trí “đầu tàu” chiến lược giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp tăng cường hiệu suất kinh doanh. Vai trò của CMO có thể được mô tả sơ lược: 2. Mô tả công việc của vị trí CMO CMO là người điều hành chủ chốt chịu trách nhiệm lãnh đạo và giám

Đọc thêm  ❯
Networking là gì
Marketing

Networking là gì? 15 bí quyết vàng chinh phục mọi mạng lưới quan hệ

Rất nhiều người bảo rằng họ không thích networking hoặc thấy nó không hiệu quả. Đó là bởi vì họ không biết cách làm điều đó hoặc họ đã đặt những kỳ vọng thiếu thực tế về thời gian thu được kết quả. Dù bạn làm ở lĩnh vực gì, networking luôn là kỹ năng cần có để thành công và có thể là chiếc phao cứu sinh không ngờ đến nhất khi bạn chuẩn bị chìm. Networking không chỉ giúp bạn học hỏi từ người bạn gặp trực tiếp, những lợi ích khác từ việc mở rộng mạng lưới quan hệ nói chung cũng rất đáng để bạn quan tâm. Vậy Networking là gì? Cùng Base Blog tìm hiểu nhé! 1. Networking là gì?  Networking là kỹ năng xây dựng mối quan hệ – khả năng xây dựng và chủ động duy trì các mối quan hệ cộng tác công việc nhằm phục vụ cho mục tiêu tương lai của doanh nghiệp. Networking thường dựa trên câu hỏi “Tôi có thể giúp được gì?” thay vì “Tôi có thể nhận được gì?” Networking thường được thực hiện trong các sự kiện cộng đồng hoặc kinh doanh. Những loại sự kiện này được tổ chức bởi các tổ chức kinh doanh hoặc các nhóm, được tổ chức ở cấp quốc gia hoặc địa phương. Những người tham gia có cơ hội tương tác, chia sẻ ý tưởng kinh doanh và bày tỏ ý định muốn liên kết kinh doanh dựa trên lợi ích của mỗi thành viên tham gia. 2. Networking – Một phương pháp Marketing hiệu quả nhưng chi phí thấp Networking trong doanh nghiệp còn được gọi là một kỹ thuật tiếp thị chi phí thấp, được sử dụng để phát triển các mối quan hệ mới trong thế giới kinh doanh thông qua việc liên kết với các cá nhân khác có chung tương tự ý tưởng. Tại sao vậy? 2.1 Chia sẻ lời khuyên và kiến ​​thức kinh

Đọc thêm  ❯
Kế hoạch truyền thông
Marketing

Các bước lập kế hoạch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Một kế hoạch truyền thông hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách chính xác mà còn tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, nâng cao nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Bài viết này Base.vn sẽ hướng dẫn bạn từng bước xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả, từ việc xác định mục tiêu đến việc đánh giá kết quả. 1. Kế hoạch truyền thông là gì? Kế hoạch truyền thông là một tài liệu chi tiết và có cấu trúc, mô tả các hoạt động và chiến lược truyền thông được thực hiện để đạt được mục tiêu của một doanh nghiệp, tổ chức hoặc một dự án cụ thể. Nói cách khác, đây là một “bản đồ đường” chỉ ra cách thức bạn sẽ truyền tải thông điệp của mình đến đối tượng mục tiêu, để đạt được những kết quả mong muốn. 2. Phân tích kế hoạch truyền thông 2.1 Bối cảnh diễn ra sự kiện Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua phần này khi bàn bạc về truyền thông trước sự kiện. Tuy nhiên, đây là phần mở đầu cần thiết để bạn định hướng được những gì chuẩn bị viết trong phần kế hoạch. Nội dung chính bạn cần quan tâm khi phân tích bối cảnh sự kiện là những gì đang diễn ra trong chính doanh nghiệp bạn: 2.2 Tổng quan về môi trường bên ngoài Bây giờ, hãy đặt doanh nghiệp vào một không gian rộng hơn và xem bạn đang đứng ở đâu trong lĩnh vực kinh doanh, và đang có những gì trên thị trường tác động tới bạn. Để phân tích môi trường ngoài, bạn có thể chọn 1 trong 2 mô hình: mô hình PEST và SWOT. Mô hình PEST (Political –

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone