Base Blog

Quản trị mục tiêu

Bí quyết Quản trị Mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp

Bí quyết Quản trị Mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một tổ chức. Đối mặt với môi trường kinh doanh ngày càng biến động và cạnh tranh gay gắt, việc xác định và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Kiến thức Base Blog đem đến, không chỉ đơn giản là việc thiết lập các mục tiêu, mà còn bao gồm việc quản lý chúng một cách hiệu quả, đảm bảo rằng mỗi hoạt động và quyết định đều hướng tới việc thực hiện những mục tiêu đó.

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
Ma trận Space
Quản trị mục tiêu

Ma trận Space là gì? Công cụ đánh giá chiến lược doanh nghiệp

Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn là yếu tố sống còn cho sự thành công của doanh nghiệp. Bạn đã bao giờ nghe nói đến Ma trận SPACE? Đây là một công cụ phân tích chiến lược độc đáo, giúp doanh nghiệp đánh giá toàn diện vị thế cạnh tranh và đưa ra những lựa chọn chiến lược phù hợp. Cùng Base.vn khám phá xem ma trận này hoạt động như thế nào và mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp của bạn. 1. Ma trận SPACE là gì? 1.1 Khái niệm Ma trận SPACE (viết tắt của Strategic Position and Action Evaluation) hay SPACE Matrix là mô hình phân tích môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, được phát triển bởi Bruce D.Henderson năm 1979. Đến nay, nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã áp dụng và nhận thấy nhiều kết quả tích cực. Ma trận SPACE được thiết kế với 4 góc phần tư: 1.2 4 yếu tố chính của ma trận Spcae Ma trận SPACE được cấu thành bởi 4 yếu tố gồm:  2. Ý nghĩa của ma trận SPACE đối với doanh nghiệp Qua việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài, ma trận SPACE mang lại những ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể: Xác định vị thế cạnh tranh: Ma trận SPACE giúp doanh nghiệp hiểu rõ các điểm mạnh và điểm yếu nội tại, đồng thời đánh giá các cơ hội và thách thức từ môi trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhìn nhận chính xác hơn về vị trí của mình trong bối cảnh thị trường và nhận diện lợi thế cạnh tranh. Lựa chọn chiến lược phù hợp: Dựa trên các yếu tố phân tích, ma

Đọc thêm  ❯
Customer Centric
Quản trị mục tiêu

Customer Centric là gì? Tư duy lấy khách hàng làm trọng tâm

Apple, Amazon hay Netflix… là những cái tên đã quá quen thuộc với chúng ta hiện nay. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi vì sao các sản phẩm của Apple lại được hàng triệu người trên thế giới yêu thích? Hay vì sao Amazon lại trở trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới? Câu trả lời nằm ở một bí quyết đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực tốt đó chính là: Lấy khách hàng làm trung tâm hay Customer Centric. Vậy Customer Centric là gì? Cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. 1. Customer Centric là gì? Customer Centric hay lấy khách hàng làm trung tâm là một triết lý kinh doanh đặt khách hàng vào vị trí trọng tâm của mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ, các doanh nghiệp theo đuổi mô hình này sẽ luôn hướng đến việc hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng và tạo ra những giá trị đáp ứng tốt nhất cho họ. 2. Vì sao doanh nghiệp nên theo đuổi chiến lược Customer Centric? 2.1 Xây dựng lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp Lòng trung thành của khách hàng được xem như tài sản vô giá đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi doanh nghiệp đi theo chiến lược Customer Centric có nghĩa là tổ chức không chỉ cố gắng làm hài lòng khách hàng một lần mà còn xây dựng mối quan hệ dài hạn, bền vững với họ.  Việc tập trung vào đáp ứng, thậm chí vượt qua sự mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp họ cảm thấy được coi trọng. Điều này khuyến khích khách hàng quay trở lại mua hàng, tạo nên sự trung thành giữ họ và thương hiệu. Khách hàng trung thành không chỉ là những người thường xuyên mua sản phẩm hoặc dịch

Đọc thêm  ❯
Customer Insights
Quản trị mục tiêu

Customer Insight là gì? Chìa khoá tăng trưởng nhờ hiểu khách hàng

Quản lý hoạt động kinh doanh mà không có những hiểu biết sâu sắc về khách hàng chẳng khác nào lái xe trong đêm tối mà không có đèn pha. Bạn có thể nghĩ mình đang đi đúng hướng, nhưng rủi ro về tai nạn, va chạm là rất cao. Lúc này Customer Insight chính là “ngọn hải đăng” giúp soi sáng con đường kinh doanh, giúp bạn đi đúng hướng.  Bằng cách kết hợp dữ liệu phân tích khách hàng và nghiên cứu thị trường, Customer Insight giúp doanh nghiệp nhìn thấu tâm lý, hành vi của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả hơn. 1. Customer Insight là gì? 1.1 Khái niệm Customer insight hay Insight khách hàng là những hiểu biết sâu sắc về hành vi, nhu cầu và động cơ quyết định mua hàng của khách hàng. Insight được tổng hợp từ các dữ liệu định lượng và định tính thông qua khảo sát khách hàng, nghiên cứu thị trường và thu thập dữ liệu. Trong khi dữ liệu định lượng cung cấp những con số cụ thể về hành vi mua sắm, thói quen tiêu dùng, thì dữ liệu định tính lại mang đến những góc nhìn sâu sắc về cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn tiềm ẩn của khách hàng. Sự kết hợp hài hòa giữa hai loại dữ liệu này sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ hiểu khách hàng là ai mà còn hiểu tại sao họ làm như vậy. 1.2 Đặc điểm của Customer Insight Insight của khách hàng thường có một số đặc điểm như sau: 1.3 Ví dụ về Customer Insight Trong lĩnh vực E-commerce Qua phân tích dữ liệu mua sắm trực tuyến, doanh nghiệp phát hiện rằng khách hàng thường xuyên bỏ rơi giỏ hàng vào cuối tuần. Qua đó bạn có thể nhận định nguyên nhân là do vào cuối tuần, khách hàng thường có nhiều lựa

Đọc thêm  ❯
Milestone là gì
Quản trị mục tiêu

Milestone là gì? Tìm hiểu chi tiết về milestone trong quản lý dự án

Milestone là gì? Nếu bạn muốn nắm vững chìa khóa thành công trong quản lý dự án, milestone chính là yếu tố không thể thiếu. Những cột mốc này đóng vai trò như những “điểm dừng chiến lược,” giúp bạn theo dõi tiến độ, phát hiện rủi ro sớm và đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào khái niệm milestone, cách phân biệt nó với các yếu tố khác trong dự án, cũng như tầm quan trọng và cách ứng dụng milestone vào quản lý dự án hiệu quả. 1. Milestone là gì? 1.1 Các khái niệm Milestone, hay cột mốc, là những điểm quan trọng trong quá trình quản lý dự án, giúp xác định những điểm quan trọng, đánh dấu các giai đoạn chính mà dự án đã hoàn thành. Đây không phải là những nhiệm vụ cụ thể mà là những sự kiện hoặc thời điểm quan trọng, đóng vai trò như bước chuyển giữa các giai đoạn khác nhau của dự án.  Thêm vào đó, Milestone thường được sử dụng để nhà quản lý theo dõi tiến độ thực tế so với kế hoạch, kiểm soát ngân sách, và đảm bảo rằng các mục tiêu lớn đang được đáp ứng trong quản lý dự án. Ví dụ, milestone có thể đánh dấu các sự kiện như: Key milestone là những điểm dừng quan trọng hơn hoặc các cột mốc chính của dự án. Các mốc quan trọng có thể nhìn thấy ở cấp danh mục đầu tư và/hoặc chương trình. Nó thường liên quan đến những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của dự án, chẳng hạn như các điểm đạt mức doanh số kinh doanh hoặc các sự kiện ngày ký hợp đồng quan trọng… 1.2 Phân biệt milestone (cột mốc) và goal (mục tiêu) Trong quản lý dự án, milestone và goal (mục tiêu) thường bị nhầm lẫn

Đọc thêm  ❯
Lập kế hoạch
Quản trị mục tiêu

Lập kế hoạch là gì? Các bước tạo nên một kế hoạch thành công

Thành công của một doanh nghiệp không phải là một sự tình cờ. Đó là kết quả của sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện một kế hoạch chiến lược hiệu quả. Một kế hoạch tốt không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu ngắn hạn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Bài viết dưới đây Base.vn xin gửi tới bạn chi tiết cách lập kế hoạch hiệu quả, được áp dụng cho mọi vị trí, ngành nghề. 1. Lập kế hoạch là gì? Lập kế hoạch là công đoạn người thực hiện xác định mục tiêu cụ thể, chia công việc thành từng bước nhỏ hơn, đề xuất các phương pháp tiếp cận và quyết định cách tốt nhất để đạt được những mục tiêu này.  Việc lập kế hoạch cần phải đảm bảo có đủ nguồn lực và vật lực để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu và đảm bảo sự hoàn thành đúng thời hạn. Đây được đánh giá là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, cần thiết trong cuộc sống và trong phạm vi doanh nghiệp, ở bất kỳ vị trí, chức vụ công việc nào. Các nội dung chính trong kế hoạch Một bản kế hoạch công việc cụ thể trong doanh nghiệp nên có những nội dung chính sau đây: 2. Một số kế hoạch phổ biến dùng trong doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, lãnh đạo cũng như quản lý sẽ cần thực hiện lập kế hoạch cho một số hạng mục sau đây. Kế hoạch kinh doanh Là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa nguồn lực và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn, linh hoạt thích ứng với những thay đổi của thị trường. Kế hoạch tài chính Kế

Đọc thêm  ❯
KPI là gì?
Quản trị mục tiêu

KPI là gì? Hướng dẫn xây dựng và áp dụng KPI trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Và một trong những công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện điều đó chính là KPI (Key Performance Indicator). Vậy KPI là gì? Tại sao nó lại quan trọng đối với doanh nghiệp? Cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. 1. KPI là gì? KPI là viết tắt của Key Performance Indicator, dịch sang tiếng Việt là Chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Đây là một công cụ quan trọng được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một cá nhân, một bộ phận hoặc toàn bộ một tổ chức. Nói một cách đơn giản, KPI là những con số cụ thể giúp chúng ta trả lời câu hỏi: “Chúng ta đang làm tốt đến mức nào?” Trong doanh nghiệp, KPI thường được xây dựng ở nhiều cấp độ khác nhau để vừa làm mục tiêu, vừa làm thước đo tiến độ và kết quả công việc. KPI ở level cao sẽ tập trung vào các mục tiêu chiến lược chung như: Tăng 120% tổng doanh thu trong tháng 10, Hoàn thành 35 dự án cấp tỉnh trong quý IV,… Ngược lại, KPI ở level thấp được sử dụng cho các hệ thống quy trình, cá nhân, phòng ban, nhằm đánh giá hiệu suất những công việc đơn lẻ. Ví dụ: Tìm kiếm được 150 khách hàng tiềm năng/tháng, Tuyển dụng được 2 nhân viên mới/tuần,… Lợi ích khi áp dụng KPI trong doanh nghiệp:  – Với lãnh đạo và các cấp quản lý: – Với nhân viên: 2. KPI cho các vị trí, phòng ban trong doanh nghiệp  2.1 KPI cho bộ phận Nhân sự (HR) 2.2 KPI cho bộ phận Marketing 2.3 KPI cho bộ phận Bán hàng (Sales) 2.4 KPI cho bộ phận Chăm sóc khách hàng (CS)

Đọc thêm  ❯
Giá trị cốt lõi
Quản trị mục tiêu

Giá trị cốt lõi là gì? Nền tảng thành công của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, để tạo dựng được vị thế vững chắc trên thị trường, chinh phục được lòng tin của khách hàng, doanh nghiệp cần nhiều hơn những sản phẩm hay dịch vụ chất lượng. Đó chính là giá trị cốt lõi – kim chỉ nam định hướng mọi hoạt động và là nền tảng tạo nên sự khác biệt và bản sắc riêng biệt cho mỗi thương hiệu. Cùng Base Blog tìm hiểu nhé! 1. Giá trị cốt lõi là gì? 1.1 Khái niệm Giá trị cốt lõi, hay tiếng Anh là Core Value gồm các nguyên tắc chung, niềm tin, lý tưởng, chuẩn mực cơ bản của một tổ chức, một nhóm người hay một cá nhân tuân thủ để thực hiện mọi hoạt động cũng như đưa ra quyết định. Các yếu tố này được tạo ra trong một thời gian dài và hình thành nên tính cách của một cá nhân hoặc một doanh nghiệp. Xác định core value sẽ giúp tổ chức thiết lập một hướng dẫn chung cho việc hành xử, ứng xử, đưa ra quyết định. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện tất cả các khía cạnh khác trong cuộc sống cũng như hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, giá trị cốt lõi cũng cho biết tổ chức và cá nhân đó mang những nét đặc biệt, đặc trưng như thế nào, phương châm sống, phương châm kinh doanh ra sao…. 1.2 Một số khái niệm khác về giá trị cốt lõi Giá trị cốt lõi của cá nhân Giá trị cốt lõi của con người gồm các nguyên tắc, niềm tin cũng như lý tưởng mà mỗi cá nhân hướng đến và thể hiện qua hành động. Đây là cách họ tương tác với mọi người, với thế giới

Đọc thêm  ❯
Pomodoro là gì?
Quản trị mục tiêu

Pomodoro là gì? Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả

Trong thời đại thông tin bùng nổ, khả năng quản lý thời gian hiệu quả là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Phương pháp Pomodoro, với cách tiếp cận đơn giản nhưng hiệu quả, đã giúp hàng triệu người trên thế giới tăng cường năng suất làm việc, giảm căng thẳng và đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Vậy Pomodoro là gì? và làm thế nào để áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả? Hãy cùng Base.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Pomodoro là gì? Pomodoro là một kỹ thuật quản lý thời gian được phát triển bởi Francesco Cirillo vào cuối những năm 1980. Tên gọi “Pomodoro” xuất phát từ tiếng Ý, có nghĩa là “quả cà chua”, được lấy cảm hứng từ chiếc đồng hồ bếp hình quả cà chua mà Cirillo đã sử dụng khi còn là sinh viên. Nhận thấy sự tập trung của mình thường giảm dần sau một khoảng thời gian, Cirillo quyết định tìm ra một giải pháp để cải thiện hiệu quả học tập của mình. Ông bắt đầu sử dụng một chiếc đồng hồ hình quả cà chua để đo lường thời gian học tập và nghỉ ngơi.  Từ những thí nghiệm này, Pomodoro Technique đã ra đời và trở thành một công cụ quản lý thời gian hiệu quả, hoạt động dựa trên nguyên tắc chia nhỏ thời gian làm việc thành các phiên ngắn, xen kẽ với các khoảng nghỉ ngắn. 2. Lợi ích của Pomodoro – Khi nào nên áp dụng phương pháp này? 2.1 Lợi ích của phương pháp Pomodoro Tăng tập trung và hiệu quả làm việc Kỹ thuật Pomodoro giúp bạn chia nhỏ thời gian làm việc thành các khoảng thời gian ngắn, giúp duy trì sự tập trung cao độ. Việc tập trung hoàn toàn vào một nhiệm vụ trong 25 phút giúp bạn tránh bị phân tâm và nâng cao hiệu quả làm việc.

Đọc thêm  ❯
Chiến lược là gì
Quản trị mục tiêu

Chiến lược là gì? 6 bước xây dựng và quản trị chiến lược hiệu quả

Chiến lược là gì? Thuật ngữ “chiến lược” có lẽ không còn xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp, nhưng liệu các nhà quản trị đã thực sự hiểu rõ khái niệm này và biết cách xây dựng một quy trình quản lý chiến lược bài bản? Nếu doanh nghiệp vẫn đang mông lung về chiến lược kinh doanh là gì, hãy cùng Base.vn tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây. 1. Chiến lược là gì? Đặc điểm của chiến lược 1.1 Giải nghĩa Chiến lược là một kế hoạch toàn diện và tổng thể do doanh nghiệp xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu lớn lao và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rõ đường lối phát triển, hoạch định tài nguyên, và đưa ra các cách tiếp cận cụ thể để đạt được những mục tiêu dài hạn. Một chiến lược của doanh nghiệp thường bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược tài chính, chiến lược nhân sự và nhiều loại chiến lược khác, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 1.2 Các thuật ngữ có liên quan: Chiến thuật, Hoạch định chiến lược, Quản trị chiến lược,… Khi đề cập đến chiến lược, chúng ta thường gặp một số thuật ngữ có liên quan như sau: 1. Chiến thuật Chiến thuật được hiểu đơn giản là một phương pháp hành động để đạt được một mục tiêu cụ thể. Sự khác biệt giữa “chiến thuật” và “chiến lược” thể hiện ở những điểm sau: 2. Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu, phân tích, lập kế hoạch và quyết định hướng đi để đạt được mục tiêu cuối cùng của tổ chức. Mục tiêu của quá trình này là giúp các bên liên quan thống nhất về kế

Đọc thêm  ❯
Kỹ năng quản lý thời gian
Quản trị mục tiêu

Quản lý thời gian là gì? Các kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

Cùng sở hữu 24 giờ một ngày, một số người dường như luôn có đủ thời gian để làm mọi thứ họ muốn – trong khi những người khác lại hối hả từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác, gặp khó khăn để hoàn thành bất cứ điều gì. Sự khác nhau ở đây nằm ở kỹ năng quản lý thời gian của mỗi người. Quản lý thời gian kém làm giảm hiệu suất làm việc, chất lượng công việc và tạo nên những căng thẳng không đáng có về mặt tinh thần. Trước tiên để biết hiện tại mình đang quản lý thời gian có hiệu quả hay không, bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau: Nếu 3/5 câu trả lời là “Không”, bài viết này đích thực dành cho bạn! Tìm ra kỹ năng quản lý thời gian giống như tìm ra đôi giày dành cho mình – bạn phải thử vài đôi trước khi bạn thấy sự phù hợp. Mỗi người lại có cách thức quản lý khác nhau. Bài viết này cung cấp một vài gợi ý hữu ích nếu như bạn muốn bắt đầu quản lý thời gian ngay bây giờ. 1. Quản lý thời gian là gì? Quản lý thời gian là quá trình lập kế hoạch và kiểm soát cách thức phân chia thời gian của cá nhân cho các hoạt động cụ thể nhằm tối ưu hóa hiệu suất và đạt được mục tiêu đã đề ra. Việc quản lý thời gian không chỉ giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả, mà còn giúp bạn có thời gian để tận hưởng cuộc sống và giảm bớt áp lực. Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng của quản lý thời gian: 2. Các kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: Bạn đã biết? 2.1. Nắm rõ sự khác biệt giữa “khẩn cấp” và “quan trọng” Sự khác biệt giữa khẩn cấp và quan trọng là chìa khóa để

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone