Những ngày gần đây, hàng loạt những khẩu hiệu, băng rôn về Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 được đăng tải trên internet, và được treo trên khắp các nẻo đường phố. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng, khi khi câu chuyện chuyển đổi số đến nay đã thực sự trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm của cả xã hội.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, tối thiểu 100.000 doanh nghiệp Việt Nam phải “được nhận hỗ trợ kỹ thuật” để chuyển đổi số.
Nhưng cũng theo một thống kê từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, có tới 48,8% doanh nghiệp “đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số nhưng đã dừng do các giải pháp này chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại”.
Tiến trình, chủ trương Chuyển đổi số của quốc gia, xã hội đã rõ ràng và tích cực. Nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể “tăng tốc” triển khai, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp địa phương.
Chúng tôi đã có dịp trò chuyện cùng ông Nguyễn Thượng Tường Minh, CEO của Base.vn, để lắng nghe chia sẻ từ góc nhìn của một nhà lãnh đạo đang hết mình cho giấc mơ lớn: Biến công nghệ thành chìa khóa tăng trưởng cho hơn 895.000 doanh nghiệp tại Việt Nam.
Mục lục
ToggleDoanh nghiệp SME và doanh nghiệp địa phương: Cơ hội chia đều cho tất cả
Theo đánh giá của ông, xu hướng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp SME trong vài năm gần đây đã có những sự thay đổi nào đáng kể?
Ngược về thời điểm bắt đầu ở năm 2017, ngành công nghệ tại Việt Nam chưa thực sự phát triển. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, toàn quốc có hơn 654.000 doanh nghiệp, trong đó có hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nhưng các doanh nghiệp này bị hạn chế điều kiện tiếp cận công nghệ. Khái niệm chuyển đổi số quá lạ lẫm đối với họ.
Base.vn nói riêng và các đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số nói chung đã đi qua một quá trình dài mà chúng tôi thường gọi là thời kỳ “phá băng”: thay đổi tư duy thị trường.
Nhưng câu chuyện chuyển đổi số ở các doanh nghiệp SME trong giai đoạn năm 2023 – 2024 đã có sự dịch chuyển rõ rệt về mục tiêu, từ tạo đà tăng trưởng sang tối ưu hóa vận hành để đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn chung. Chuyển đổi số đã góp phần lớn giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng hiệu suất.
Và hiện tại, khi chuyển đổi số trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, rào cản lớn nhất của doanh nghiệp sẽ là việc phải lựa công cụ giải pháp “đúng” thực sự phục vụ cho mục đích tăng hiệu suất, tối ưu vận hành.
Còn đối với các doanh nghiệp địa phương, bài toán chuyển đổi số đang diễn ra như thế nào thưa ông?
Thực tế Base đã và đang làm việc với nhiều doanh nghiệp địa phương, đa dạng về cả quy mô lẫn lĩnh vực hoạt động. Không thể phủ nhận rằng một số công ty thực sự quyết tâm và đang thực thi chuyển đổi số mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là vẫn có rất nhiều doanh nghiệp còn đang loay hoay, chưa có sự đầu tư cần thiết cho chuyển đổi số, về cả nguồn lực và tinh thần.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Từ quan điểm của tôi, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện tiếp cận chuyển đổi số của các doanh nghiệp địa phương còn hạn chế. Họ chưa hiểu được ý nghĩa thiết yếu của chuyển đổi số, chưa được tập huấn đào tạo công nghệ và cũng chưa được tư vấn triển khai một cách “thực chiến”. Vậy nên mặc dù đã nắm được thông tin của các chương trình chuyển số quốc gia, họ vẫn thấy mơ hồ và tự coi mình là “người ngoài cuộc”.
Nhưng có một sự thật là không doanh nghiệp nào nằm ngoài cuộc chơi chuyển đổi số. Cơ hội chia đều cho tất cả, và thành tựu đang chờ ở phía trước cũng vậy. Điều mà các doanh nghiệp địa phương cần nhất lúc này sẽ là người đồng hành bên cạnh, để định hướng cho họ con đường chuyển đổi số một cách rõ ràng.
Ông có đề xuất gì để có thể đẩy mạnh hơn nữa câu chuyện chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SME hay doanh nghiệp tại các địa phương?
Mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp phát triển nền tảng số như Base.vn chính là tiếp cận, kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam triển khai công nghệ, trong đó bao gồm các doanh nghiệp địa phương.
Bản thân Base đã chủ động tổ chức hoặc tham gia nhiều hội thảo, hội nghị chuyển đổi số ở các tỉnh thành trên cả nước. Chúng tôi cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong công tác đào tạo, tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm. Niềm vui của chúng tôi là khi thấy nhiều doanh nghiệp triển khai Base thành công đã trở thành đơn vị tiên phong chuyển đổi số tại địa phương, góp phần lan toả tinh thần chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp.
Vì vậy, tôi mong muốn Nhà nước tiếp tục hỗ trợ chúng tôi kết nối sâu với cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, để tổ chức thêm nhiều sự kiện, hội thảo chuyển đổi số hay những buổi tập huấn công nghệ.
Chuyển đổi số cần bắt đầu từ “đả thông tư tưởng” thay vì chạy theo phong trào
Khi người người nhà nhà đều nhắc đến chuyển đổi số, đã có ý kiến lo ngại doanh nghiệp chỉ chuyển đổi số “theo phong trào” thay vì xuất phát từ nhu cầu thực tế. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Thực trạng các doanh nghiệp chuyển đổi số theo phong trào là có thật.
Một phần nguyên nhân bắt đầu từ nỗi lo sợ bị bỏ lỡ (FOMO) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đều đẩy mạnh thông điệp về chuyển đổi số. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt ca càng khiến doanh nghiệp “đứng ngồi không yên”, lo lắng về cách để thích nghi với thời đại.
Nhưng chạy đua theo phong trào mà không biết điểm xuất phát từ đâu, không xác định rõ đích đến là nơi nào thì không thể bền vững. Những doanh nghiệp đó phần lớn sẽ thất bại, hoặc chính những người lãnh đạo sẽ sớm thấy “chán” hoặc “nản” mà bỏ cuộc giữa chừng. Đáng buồn hơn, họ sẽ phát sinh tâm lý e ngại và thận trọng hơn trong những cơ hội tái triển khai sắp tới.
Ông có lời khuyên gì cho doanh nghiệp trong trường hợp này?
Tôi cho rằng điều quan trọng nhất khi các doanh nghiệp quyết định tham gia chuyển đổi số là phải được đả thông tư tưởng.
Đầu tiên, mỗi doanh nghiệp cần có một đội ngũ tiên phong trong chuyển đổi số, có thể là các giám đốc hoặc các nhà quản lý. Họ phải cùng nhau xác định rõ vấn đề đang đối mặt – có thể xoay quanh bài toán hiệu suất, nhân sự, thông tin… và phải hiểu được vì sao đơn vị mình từng triển khai công nghệ không hiệu quả.
Kế đến là tìm kiếm một giải pháp công nghệ phù hợp từ một nhà cung cấp uy tín, lâu dài. Hoặc với các doanh nghiệp không có đủ nguồn lực và năng lực công nghệ để tự triển khai, có một lựa chọn khác là đồng hành cùng một đối tác chuyển đổi số. Đối tác này sẽ là các đơn vị vừa có khả năng tư vấn về quản trị – vận hành, vừa cung cấp được các giải pháp công nghệ và vừa có thể hỗ trợ triển khai, đào tạo cho nhân viên.
Base.vn có phải một đối tác chuyển đổi số như vậy không thưa ông? Ông có thể chia sẻ thêm về cách Base đồng hành cùng với doanh nghiệp?
Cụm từ “đồng hành” rất hay, đây cũng là cách chúng tôi thường cam kết với doanh nghiệp khách hàng. Rằng Base.vn không chỉ bán ứng dụng hay phần mềm, mà giá trị lớn hơn nằm ở việc Base sẽ đi cùng với khách hàng ngay từ những ngày đầu tiên, giúp họ thiết kế một lộ trình chuyển đổi số hợp lý cũng như xử lý các vấn đề gặp phải trong toàn bộ quá trình. Chuyển đổi số là một cuộc hành trình nên rất dễ xảy ra sự đứt gãy.
Để làm được điều đó, đội ngũ nhân sự chuyên trách của Base được chia thành 3 nhóm chính gồm tư vấn, triển khai, và tích hợp.
Sau khi “khai mở” tư duy chuyển đổi số cho nhà lãnh đạo, chúng tôi sẽ tập trung vào việc chuyển đổi tư duy cho cả một hệ thống nhân sự phía sau, bởi vì con người là một trong những sức cản lớn nhất trong hành trình chuyển đổi số. Nếu doanh nghiệp không có cách thức triển khai đúng thì có thể khiến nhiều người cảm thấy mình đang phải làm thêm việc. Tới bước cuối cùng mới là tích hợp các giải pháp, bộ sản phẩm của Base.
Thực tế có nhiều doanh nghiệp từng chuyển đổi số thất bại nhưng quyết tâm làm lại, tìm tới chúng tôi và giờ đã thành công.
Và trong thời gian tới đây, cụ thể là cuối năm 2024, Base sẽ đặt những dấu mốc quan trọng hướng tới việc trở thành một nền tảng mở. Điều này đồng nghĩa những giải pháp, sản phẩm chuyển đổi số trên nền tảng Base sẽ không chỉ do mỗi chúng tôi cung cấp, mà sẽ có thêm sự tham gia của các công ty công nghệ hàng đầu khác. Bằng cách này, chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp SME sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin, tiếp cận được đa dạng các giải pháp chuyển đổi số chất lượng.
Chuyển đổi số năm 2024: Từ “làm việc số” tiến lên “quản trị số”, và nhiều hơn thế nữa
Được biết xu hướng “quản trị số” đã được ông dự đoán từ thời điểm đầu năm 2024. Đến thời điểm hiện tại, khi chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm, những dự đoán đó đã trở thành sự thật chưa, thưa ông?
Trong số Báo Tết hồi tháng 2, tôi đã từng chia sẻ câu chuyện về một người bạn cũng đang là chủ doanh nghiệp. Kết thúc mỗi ngày làm việc, anh ấy luôn tự hào khoe về số lượng các đầu việc đã hoàn thành và nghĩ rằng đó chính là thành tựu. Nhưng cuối cùng anh ấy lại phát hiện ra đó chỉ những công việc lặp đi lặp lại không quá quan trọng, còn những đầu việc liên quan tới chiến lược và có sức ảnh hưởng lớn thì lại đang… xếp hàng chờ.
Đó là lúc tôi nhận ra rằng không sớm thì muộn, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi từ mục tiêu “làm việc số” – tức là chuyển hóa các công việc từ giấy tờ lên môi trường số nhằm nâng cao hiệu quả lao động, thành mục tiêu cao hơn là “quản trị số” – tập trung hơn vào việc tổng hợp dữ liệu, phân tích và ra quyết định quản trị.
Theo quan sát của tôi, thì xu hướng chuyển dịch này đang được khá nhiều doanh nghiệp tiếp nhận.
Nói thêm về “quản trị số”, bao gồm hai vế “quản trị” và “số”, đây không chỉ là việc chuyển đổi công cụ hoặc không gian quản trị, mà còn là sự thay đổi trong tư duy và hành động của người làm sếp. Một “dòng chảy” quản trị đúng sẽ xuất phát từ việc nắm bắt bức tranh tổng quan của doanh nghiệp với các mục tiêu và chỉ số then chốt cụ thể, đến giải quyết các công việc lớn trong ngày, và cuối cùng là giao tiếp và cộng tác với đúng người – đúng việc – đúng quy trình để giải quyết nhanh từng vấn đề cụ thể.
Vậy chiến lược chuyển đổi số của Base.vn trong giai đoạn tiếp theo là gì thưa ông? Cả về dài hạn, và ngắn hạn trong vòng 3 tháng tới, cũng là 3 tháng cuối cùng của năm 2024?
Định hướng của chúng tôi vẫn vậy. Base vẫn còn một chặng đường dài để đi, vì số lượng 9000 khách hàng doanh nghiệp hiện nay mới chỉ chiếm 1% tổng số lượng doanh nghiệp toàn thị trường. Dư địa lớn, tiềm năng mở rộng nhiều, chiến lược của Base là tiếp tục là đưa những giải pháp thực tiễn, hữu ích để khuếch đại giá trị cho thị trường.
Ngắn hạn hơn, trong tháng 11 tới đây, sự kiện thường niên lớn nhất của Base là SAAS DAY 2024 sẽ chính thức quay trở lại, được tổ chức tại cả 3 đầu cầu Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Chúng tôi muốn tái định nghĩa về hành trình phát triển doanh nghiệp thế hệ mới: Không ngừng chinh phục khách hàng bằng những lời cam kết, và giữ chân họ bằng khả năng thực thi xuất sắc những cam kết này.
Sau nhiều năm chờ đợi, bộ giải pháp Base CRM hoàn chỉnh sẽ chính thức ra mắt, hứa hẹn mang tới một tư duy khác biệt về Quản trị Khách hàng, tạo ra một bước ngoặt lớn cho đội ngũ kinh doanh trong doanh nghiệp. Và theo tư duy Customer-centric (lấy khách hàng làm trung tâm), một ứng dụng hoàn toàn mới là Base Service cũng được lên kệ, nhằm giải quyết triệt để bài toán phối hợp phòng ban trong doanh nghiệp: chặt chẽ, mượt mà, và được cá nhân hoá riêng cho từng đơn vị.
Đặc biệt, lần đầu tiên, Base sẽ chính thức tích hợp công nghệ cùng các đối tác B2B hàng đầu để hình thành một “open platform” (nền tảng mở), nhằm cộng hưởng sức mạnh và gia tăng cơ hội thành công cho mọi khách hàng.
SAAS DAY năm ngoái đã thu hút 1600 CEO và C-level các doanh nghiệp, là một cột mốc rất đáng trân trọng. Nối tiếp bước đà này, năm nay chúng tôi đặt mục tiêu cao gần gấp đôi, là 3000 đại diện khách mời doanh nghiệp. Mục tiêu lớn nhưng tôi tin rằng Base sẽ làm được, vì “sức hút” của các sản phẩm mới là không thể chối từ.
Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của ông!
Sinh năm 1987, ông Nguyễn Thượng Tường Minh là CEO của Base.vn, Nền tảng quản trị doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Ông Minh từng là thủ khoa đầu vào Đại học Bách Khoa Hà Nội với số điểm tuyệt đối 30/30, sau đó tiếp tục nhận học bổng cử nhân Công nghệ thông tin và cử nhân Kinh tế học tại Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc – ngôi trường được mệnh danh là “Harvard châu Á”.
Theo ông Minh, có thể mường tượng chân dung Base.vn qua ba từ: mơ lớn, tập trung sâu vào sản phẩm, nỗ lực hết mình. Với ba trụ cột đó, Base đã phát triển hơn 60 ứng dụng chuyên biệt thuộc bốn bộ giải pháp: Work+ (quản trị công việc, quy trình và phê duyệt); HRM+ (quản trị và phát triển nhân sự); Finance+ (quản trị tài chính); Info+ (quản trị thông tin, văn bản và tri thức). “Mảnh ghép cuối cùng” là Base CRM sẽ được ra mắt vào tháng 11 này.
Các CEO, C-level doanh nghiệp có thể đăng ký tham dự SAAS Day 2024 – sự kiện công nghệ lớn nhất năm của Base.vn – ngay từ bây giờ:
SaaS Day Hồ Chí Minh (ngày 13/11): LINK ĐĂNG KÝ
SaaS Day Hà Nội (ngày 22/11): LINK ĐĂNG KÝ
SaaS Day Đà Nẵng (ngày 28/11): LINK ĐĂNG KÝ