
Kể từ khi ra mắt vào năm 2004, Basecamp đã trải qua hơn 20 năm cải tiến để khẳng định thương hiệu là một phần mềm quản lý dự án và cộng tác tinh gọn và dễ sử dụng. Bất chấp những biến động trên thị trường, Basecamp vẫn kiên định với triết lý này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh quy trình làm việc ngày càng phức tạp, liệu cách tiếp cận này có còn phù hợp? Và liệu Basecamp có phải là lựa chọn lý tưởng để thúc đẩy năng suất và tối ưu hóa quy trình quản lý dự án cho các doanh nghiệp Việt? Hãy cùng Base Blog tìm hiểu rõ hơn Basecamp là gì, từ tính năng, ưu điểm, hạn chế đến chi phí, trong nội dung sau đây.
Mục lục
Toggle1. Basecamp là gì?
Basecamp là phần mềm quản lý dự án và cộng tác trực tuyến dựa trên nền tảng đám mây, được phát triển bởi Công ty 37Signals (Hoa Kỳ). Với các tính năng như tạo danh sách việc cần làm (to-do list), bảng tin, trò chuyện nhóm và bảng Kanban, Basecamp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đơn giản hóa quy trình theo dõi dự án, phân bổ nhiệm vụ, giảm sự phụ thuộc vào các công cụ giao tiếp bên ngoài và cải thiện hiệu suất của tổ chức.
Website: https://basecamp.com/

2. Các tính năng chính của phần mềm Basecamp
Tập trung vào sự đơn giản và dễ sử dụng, Basecamp mang đến cho người dùng một số tính năng đáng chú ý như sau:
2.1 Quản lý dự án
Mỗi dự án trong Basecamp có một trang quản lý riêng, nơi người dùng có thể thêm/bớt các tiện ích như danh sách to-do, bảng tin, trò chuyện nhóm, bảng Kanban, lịch và tài liệu.
Basecamp cho phép người dùng nhóm các dự án tương tự vào các “ngăn xếp” trên cùng một màn hình, giúp không gian làm việc kỹ thuật số trở nên gọn gàng hơn. Tuy nhiên, tính năng này chưa hỗ trợ các tiện ích nâng cao như theo dõi tiến độ cụ thể hoặc phân tích dữ liệu của mỗi “ngăn xếp”.
Basecamp cũng cho phép người dùng chia các tác vụ phức tạp thành danh sách những đầu việc cần làm. Với mỗi đầu việc, người dùng có thể chỉ định người phụ trách thực hiện, thiết lập deadline, đính kèm tài liệu và ghi chú nhận xét.
2.2 Thúc đẩy cộng tác và trao đổi công việc
Khi nói đến cộng tác, Basecamp cung cấp cho người dùng một bộ công cụ giao tiếp toàn diện, giúp hợp lý hóa giao tiếp và duy trì sự minh bạch trong công việc, bao gồm:
- Group Chat: Phục vụ các cuộc thảo luận nhóm hoặc bàn chuyện phiếm ngoài công việc.
- Pings: Dành cho các cuộc trò chuyện riêng tư giữa hai hoặc nhiều người, lý tưởng để thảo luận các vấn đề bên lề mà không làm phiền những thành viên khác trong nhóm.
- Messages: Dùng để gửi thông báo quan trọng đến những đối tượng cụ thể, giúp giảm thiểu xao nhãng và tạo điều kiện tập trung cao độ.
- Task Comments: Cho phép chia sẻ yêu cầu và cập nhật tiến độ trực tiếp trên từng nhiệm vụ.

2.3 Theo dõi tiến độ bằng biểu đồ dạng đồi (Hill Chart)
Hill Chart là một công cụ trực quan hóa dự án độc đáo của Basecamp, giúp người dùng hình dung tiến độ công việc thông qua 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn lên dốc: Tập trung vào việc lập kế hoạch và tìm hướng tiếp cận nhiệm vụ.
- Giai đoạn xuống dốc: Dành cho việc triển khai kế hoạch và thực hiện công việc.
Để cập nhật Hill Chart, người dùng phải kéo thủ công nhiệm vụ dọc theo độ dốc của nó – gần với vị trí phản ánh chính xác tiến độ hiện tại của đội nhóm. Người dùng cũng có thể thêm ghi chú để giải thích lý do cho mỗi lần di chuyển nhiệm vụ, tạo điều kiện để cả nhóm nắm bắt tình hình chung: những công việc đang tiến triển, các điểm nghẽn cần giải quyết và các nhiệm vụ đã hoàn thành.
2.4 Lưu trữ và chia sẻ tệp, tài liệu
Với Basecamp, người dùng có thể tạo, sắp xếp và chia sẻ tài liệu, cũng như theo dõi phiên bản chỉnh sửa tương tự như Google Docs. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể liên kết Google Docs trực tiếp với tài khoản Basecamp, để thảo luận và biên tập tài liệu cùng với các thành viên khác trong nhóm.
Tính năng chia sẻ tệp của Basecamp được thiết kế nhằm đơn giản hóa việc quản lý và truy xuất tài liệu. Với một kho lưu trữ tập trung, người dùng có thể dễ dàng chia sẻ bảng tính, hình ảnh, tài liệu và nhiều định dạng tệp khác liên quan đến dự án. Điều này không chỉ giữ cho mọi thứ ngăn nắp mà còn đảm bảo các thành viên luôn có quyền truy cập nhanh chóng vào các tài nguyên cần thiết.
Ngoài ra, Basecamp còn hỗ trợ phân quyền truy cập tệp một cách linh hoạt. Người dùng có thể giới hạn quyền truy cập đối với các thành viên nhóm cụ thể hoặc mở rộng cho các đối tác bên ngoài, đảm bảo tài liệu được bảo mật nhưng vẫn hỗ trợ hiệu quả quá trình hợp tác.
2.5 Tích hợp với các công cụ khác
Basecamp cho phép người dùng kết nối các công cụ làm việc phổ biến như Slack, Figma, GitHub hoặc Zoom trực tiếp vào không gian làm việc của mình, tạo nên một hệ sinh thái làm việc liền mạch.
Tuy nhiên, để mở rộng các tính năng mặc định của Basecamp – chẳng hạn như phân tích dữ liệu hoặc quản lý tài nguyên chuyên sâu – người dùng sẽ cần sử dụng các tiện ích bổ sung từ bên thứ ba.
Đọc thêm: Phần mềm Base là gì? Demo trải nghiệm phần mềm Base tại đây
3. Chi phí sử dụng Basecamp là bao nhiêu?
Basecamp hiện cung cấp 2 gói dịch vụ chính, bao gồm Basecamp Plus và Basecamp Pro Unlimited, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng từ cá nhân, đội nhóm đến doanh nghiệp.
Gói Basecamp Plus có chi phí 15 USD/người dùng/tháng (khoảng 382,000 VND). Gói này cung cấp các công cụ quản lý dự án cơ bản như bảng điều khiển, chia sẻ tệp, trò chuyện nhóm, v.v… Tuy nhiên, dung lượng lưu trữ chỉ giới hạn ở mức 500 GB. Theo gợi ý từ Basecamp, đây là lựa chọn phù hợp cho các freelancer, công ty khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu quản lý đơn giản và không cần dung lượng lưu trữ lớn.
Trong khi đó, gói Basecamp Pro Unlimited mang đến trải nghiệm toàn năng với mức chi phí 299 USD/tháng (khoảng 7,600,000 VND) nếu thanh toán hàng năm, hoặc 349 USD/tháng (khoảng 8,880,000 VND) nếu thanh toán hàng tháng. Gói dịch vụ này bao gồm tất cả các tính năng của Basecamp cùng với nhiều đặc quyền bổ sung như đào tạo 1:1, 5 TB dung lượng lưu trữ và hỗ trợ khách hàng 24/7/365.
Đặc biệt, Basecamp Pro Unlimited áp dụng mức giá cố định cho toàn bộ tổ chức, không giới hạn số lượng tài khoản người dùng. Vì vậy, đây được xem là sự lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp đang tăng trưởng hoặc có quy mô lớn hơn.
Về mặt chi phí, so với các giải pháp quản lý dự án quốc tế như Asana hay Notion, Basecamp có mức giá khá cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu so sánh với các phần mềm trong nước như Base Wework, giá Basecamp lại cao hơn đáng kể. Cụ thể, gói dịch vụ thấp nhất của Base Wework chỉ 1,000,000 VND cho 30 người dùng, tương đương khoảng 33,300 VND/người dùng, thấp hơn chi phí của gói Basecamp Plus rất nhiều.
Tóm lại, Basecamp là một giải pháp có giá cả hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, với thị trường Việt Nam, nơi có các giải pháp nội địa chi phí thấp hơn mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu quản lý dự án từ đơn giản đến phức tạp, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn giải pháp phù hợp hơn.
4. Ưu điểm và nhược điểm của Basecamp là gì?
4.1 Ưu điểm của Basecamp
+ Thiết kế giao diện thân thiện với người dùng:
Điểm tuyệt vời nhất của Basecamp là tính đơn giản và thiết kế giao diện thân thiện với người dùng. Phần mềm này cung cấp tất cả các công cụ quản lý dự án thiết yếu trong một giao diện tinh gọn, giúp các nhóm dễ dàng sắp xếp công việc và giao tiếp mà không bị choáng ngợp bởi các tính năng phức tạp.
+ Phát hành ứng dụng di động đa nền tảng:
Ứng dụng di động chính thức của Basecamp, dành cho cả iPhone và Android, mang lại sự tiện lợi khi người dùng có thể theo dõi các dự án và trao đổi công việc với các thành viên khác dù ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, các giải pháp của bên thứ ba cũng hỗ trợ người dùng BlackBerry và Windows Phone.
+ Hỗ trợ gói sử dụng miễn phí:
Ngoài hai gói dịch vụ trả phí, Basecamp còn cung cấp gói trải nghiệm miễn phí trọn đời, cho phép người dùng làm quen với các tính năng quản lý dự án cơ bản của phần mềm. Điều đáng lưu ý là gói miễn phí này chỉ hỗ trợ quản lý 1 dự án và giới hạn 1 GB dung lượng lưu trữ.
+ Ưu đãi cho tổ chức giáo dục hoặc phi lợi nhuận:
Một điểm cộng khác của Basecamp là chính sách giảm giá hấp dẫn hoặc thậm chí là miễn phí cho các đối tượng có nhu cầu quản lý dự án, công việc liên quan đến học tập như giáo viên, học sinh, phụ huynh và các tổ chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên, chương trình này chỉ áp dụng cho thị trường Mỹ cũng như phải tuân theo một số điều kiện nhất định của Basecamp.
+ Dễ dàng chia sẻ tập tin:
Khả năng xử lý các tập tin lớn như wireframe, hình ảnh và PDF là một điểm mạnh khác của Basecamp. Ưu điểm này giúp việc sao lưu và quản lý tài liệu trở nên thuận tiện hơn. Các tập tin được đính kèm vào tin nhắn sẽ tự động lưu vào thư mục của Basecamp, đảm bảo mọi thành viên trong nhóm đều có thể truy cập và tải về tập tin trong quá trình làm việc.

4.2 Nhược điểm của Basecamp
Basecamp vượt trội trong việc theo dõi và quản lý các dự án cơ bản nhưng bộc lộ hạn chế khi phải xử lý các yêu cầu phức tạp hơn, đặc biệt là trong việc kiểm soát thời gian và nguồn lực. Dưới đây là một số hạn chế mà doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi lựa chọn sử dụng Basecamp:
– Thiếu chức năng gắn thẻ hoặc dán nhãn:
Mặc dù Basecamp cung cấp không gian làm việc ngăn nắp với các trang riêng biệt dành cho danh sách công việc, lịch trình và tài liệu, nhưng lại thiếu tính năng gắn thẻ hoặc dán nhãn để đánh dấu các nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên cao. Trong khi đây lại là các tính năng tiêu chuẩn của các công cụ quản lý dự án hiện đại. Và, dù Basecamp cho phép tìm kiếm và lọc dự án một cách nhanh chóng, nhưng hầu hết các phần mềm khác cũng cung cấp chức năng này.
– Thiếu công cụ theo dõi thời gian và ngân sách:
Basecamp tạo điều kiện thuận lợi cho sự cộng tác và phản hồi, đặc biệt là khi doanh nghiệp làm việc với khách hàng. Tuy nhiên, phần mềm này không tích hợp sẵn tính năng theo dõi thời gian hoặc chi phí, vốn cần thiết cho việc lập hóa đơn hoặc quản lý tài chính. Do đó, buộc người dùng phải tích hợp ứng dụng bên thứ ba hoặc sử dụng phần mềm khác để bù đắp thiếu sót này.
– Khả năng báo cáo và phân tích còn hạn chế:
Basecamp chỉ hỗ trợ người dùng cập nhật trạng thái hoặc tiến độ dự án theo thời gian thực, mà không cung cấp khả năng xuất báo cáo dưới các định dạng dễ đọc để trình bày, chia sẻ với các bên liên quan. Điều này đòi hỏi người dùng phải sử dụng các công cụ bổ trợ nếu cần báo cáo và phân tích chuyên sâu.
– Chi phí có thể phát sinh trong quá trình sử dụng:
Mặc dù Basecamp cung cấp các gói dịch vụ với mức giá cố định, nhưng nếu người dùng vượt quá dung lượng lưu trữ sẵn có, họ phải trả thêm chi phí. Cụ thể, 1 terabyte dung lượng bổ sung có giá 50 USD/tháng (khoảng 1,272,000 VND), đây là một khoản phí rất cần được cân nhắc nếu sử dụng Basecamp lâu dài.
Tóm gọn lại, một số ưu điểm và nhược điểm của phần mềm Basecamp mà các doanh nghiệp cần chú ý bao gồm:
Ưu điểm | Nhược điểm |
+ Giao diện dễ sử dụng và dễ thao tác. + Ứng dụng di động hoạt động đa nền tảng, hữu ích cho việc quản lý dự án và cộng tác từ xa. + Chính sách dùng thử miễn phí và giá cả ưu đãi cho mục đích giáo dục và hoạt động phi lợi nhuận. + Lưu trữ và xử lý tập tin mạnh mẽ. | – Thiếu tính năng đánh dấu ưu tiên cho nhiệm vụ quan trọng. – Không tích hợp sẵn công cụ theo dõi thời gian và quản lý nguồn lực. – Khả năng báo cáo và phân tích dữ liệu còn hạn chế. – Có thể phát sinh chi phí đáng kể trong quá trình sử dụng. |
Đọc thêm: Notion là gì? Review tính năng, chi phí sử dụng Notion năm 2025
5. Basecamp thích hợp nhất với các doanh nghiệp nào?
Từ những thực tế về tính năng, điểm mạnh và hạn chế của Basecamp, có thể thấy so với các giải pháp quản lý dự án trên thị trường quốc tế, Basecamp là sự lựa chọn phù hợp với:
– Các nhóm hoặc công ty nhỏ và vừa: Là những đối tượng đang tìm kiếm một công cụ quản lý dự án đơn giản và dễ sử dụng, chủ yếu đáp ứng nhu cầu theo dõi nhiệm vụ hàng ngày, giao tiếp, trò chuyện, chia sẻ tệp và lập lịch trình dự án cụ thể, hơn là mục đích phân tích và báo cáo phức tạp.
Ngược lại, Basecamp có thể không phù hợp với:
– Các doanh nghiệp cần thống kê, phân tích và báo cáo chuyên sâu: Chẳng hạn như các công ty CNTT hoặc xây dựng mô lớn có thể thấy rằng khả năng báo cáo cơ bản của Basecamp là không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của tổ chức.
– Các công ty chú trọng tự động hóa quy trình làm việc: Basecamp không có sẵn các mô-đun chuyên dụng cho việc tự động hóa quy trình. Do đó, người dùng phải tích hợp thêm các ứng dụng bên thứ ba. Điều này không chỉ làm tăng chi phí mà còn phức tạp hóa quá trình triển khai.
– Các doanh nghiệp lớn có nhu cầu quản lý dự án phức tạp: Basecamp thiếu các tính năng nâng cao như theo dõi thời gian, quản lý ngân sách, biểu đồ Gantt và phụ thuộc nhiệm vụ (việc hoàn thành một nhiệm vụ phụ thuộc vào việc hoàn thành một nhiệm vụ khác). Hạn chế này có thể làm giảm khả năng hợp lý hóa việc giám sát và xử lý các dự án phức tạp và nhiều nhánh rẽ.
Riêng đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, nếu chi phí không phải rào cản lớn, Basecamp vẫn là một giải pháp quản lý dự án gọn nhẹ, xứng đáng để xem xét. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp tìm kiếm sự cân bằng giữa tính năng và hiệu quả chi phí, phần mềm nội địa Base Wework có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc hơn. Đây là phần mềm quản lý công việc và dự án toàn diện, cung cấp các tính năng tương tự Basecamp nhưng được thiết kế chuyên sâu và tiết kiệm chi phí hơn.
6. Base Wework – Giải pháp thay thế hoàn hảo cho Basecamp, tối ưu cho doanh nghiệp Việt
Base Wework là một “mảnh ghép” xuất sắc của “Bộ giải pháp Quản trị công việc & hiệu suất” Base Work+. Đây là những sản phẩm được phát triển bởi Base.vn – Nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện, đã đồng hành với hơn 9.000+ doanh nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực trên toàn quốc.
Hơn cả việc quản lý dự án, công việc và cộng tác, Base Wework còn nổi bật với khả năng trực quan hóa dữ liệu dự án từ nhiều góc độ, tự động báo cáo tiến độ, giúp minh bạch hóa quy trình và giảm thiểu thao tác thủ công. Cụ thể, các tính năng nổi bật của Base Wework bao gồm:
– Lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực thông minh: Base Wework cho phép người dùng dễ dàng lập kế hoạch, tổ chức công việc và phân bổ nguồn lực dựa trên dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả. Chẳng hạn như, người dùng có thể thiết lập thời hạn hoàn thành, theo dõi các hạng mục quá hạn, đúng hạn hoặc vượt tiến độ – một tính năng mà Basecamp hiện chưa đáp ứng được.
– Kiểm soát dự án đa góc độ: Base Wework trực quan hóa dự án thông qua các công cụ như danh sách (List), bảng tiến độ (Gantt), và bảng kéo thả (Kanban), giúp thống kê số liệu chi tiết nhanh chóng. Đặc biệt, tính năng nhân bản dự án mẫu chỉ với một nhấp chuột mang lại sự tối ưu đáng kể cho quy trình làm việc.
– Cộng tác toàn diện: Tất cả các hoạt động giao tiếp nội bộ như nhắn tin, chia sẻ tài liệu, và thậm chí hợp tác với khách hàng đều được thực hiện trên cùng một nền tảng. Điều này không chỉ tăng cường tính bảo mật so với việc sử dụng các ứng dụng chat bên ngoài mà còn giúp sự phối hợp giữa các phòng ban trở nên nhịp nhàng hơn. Người dùng cũng có thể để lại bình luận trực tiếp trên mỗi dự án hoặc đầu việc, giúp các thành viên linh hoạt điều chỉnh theo mục tiêu đề ra.
– Báo cáo tiến độ tự động: Với các biểu đồ và thống kê dữ liệu thời gian thực, Base Wework cho phép người dùng theo dõi sát sao tình hình thực hiện dự án. Từ đó, dễ dàng đánh giá tỷ lệ thành công, mức độ hoàn thành và đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời.
Hơn thế nữa, người dùng có thể truy cập hệ thống Base Wework từ mọi thiết bị, bao gồm máy tính, điện thoại di động hay máy tính bảng vào mọi thời điểm, nhờ đó, linh hoạt quản lý công việc dù ở văn phòng, tại nhà hay đang di chuyển.
– Dễ dàng tích hợp và mở rộng: Base Wework tích hợp mượt mà với các ứng dụng trong hệ sinh thái Base.vn và cả các công cụ bên thứ ba. Hơn hết, tất cả các ứng dụng của Base.vn đều được xây dựng với khả năng mở rộng không giới hạn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tăng trưởng và phát triển của từng doanh nghiệp.
– Chi phí hợp lý: So với Basecamp, Base Wework sở hữu bảng giá linh hoạt hơn với 4 gói dịch vụ, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp:
- Gói Starter: 1,000,000 VND/tháng dành cho 30 tài khoản người dùng.
- Gói Growth: 2,000,000 VND/tháng dành cho 60 tài khoản người dùng.
- Gói Business: 2,000,000 VND/tháng + 30,000 VND/tài khoản dành cho 61 tài khoản trở lên.
- Gói Enterprise: Tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng và tích hợp đặc thù của doanh nghiệp.
Đặc biệt, tất cả các gói dịch vụ Base Wework đều được miễn phí cập nhật tính năng mới và không phát sinh chi phí để mua thêm dung lượng lưu trữ như Basecamp.
“Khi một dự án được đặt ra, bạn trưởng dự án sẽ đưa toàn bộ thông tin lên Base Wework, lập kế hoạch thực thi và giao việc đến từng thành viên đi kèm deadline và hướng dẫn công việc. Ứng dụng giúp lưu trữ lịch sử dự án, tức là toàn bộ tiến độ dự án từ khi bắt đầu để mọi người nắm được tổng thể.
Tương tự, đối với các phòng ban, đầu năm các bạn đều được giao chỉ tiêu cụ thể, từ trưởng phòng cho đến trưởng nhóm, nhân viên. Những chỉ tiêu này bây giờ cũng được đưa lên ứng dụng để các bạn hiểu những công việc nhỏ mình đang làm phục vụ cho mục tiêu lớn nào. Nói chung Base Wework là nơi để khởi tạo, theo dõi và cập nhật mọi hoạt động”.
– Chị Trịnh Tuyết Mai – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Hoa Lim chia sẻ
Tiêu chí | Basecamp | Base Wework |
Định vị sản phẩm | Phần mềm quản lý dự án và cộng tác trực tuyến | Phần mềm quản trị công việc, dự án và cộng tác toàn diện |
Phù hợp nhất với | Đội nhóm và công ty có nhu cầu quản lý dự án đơn giản | Doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và lĩnh vực hoạt động; cả B2C lẫn B2B |
Giá khởi điểm (người dùng/tháng) | 15 USD(khoảng 382,000 VND) | 33,300 VND |
Khả năng tích hợp | Cao | Cao |
Hỗ trợ giao diện tiếng Việt | Không | Có |
Hỗ trợ bản dùng thử miễn phí | Có | Không |
7. Kết luận
Base Blog vừa chia sẻ đến doanh nghiệp nội dung liên quan đến Basecamp là gì, cũng như cung cấp đánh giá đa chiều về tính năng, ưu nhược điểm và chi phí của phần mềm quản lý dự án “kỳ cựu” này. Bên cạnh đó, Base Blog cũng đã gợi ý giải pháp thay thế cho Basecamp mà doanh nghiệp có thể tham khảo thêm. Chúc doanh nghiệp sớm tìm được một phần mềm quản lý dự án tối ưu cả về mặt tính năng lẫn chi phí, góp phần nâng cao năng suất và thúc đẩy sự phát triển tổng thể.