Base Blog

Lợi nhuận trước thuế là gì? Cách tính EBIT trong kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế là chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để đề ra các phương án kinh doanh hợp lý. Vậy, lợi nhuận trước thuế tính như thế nào? Nếu lợi nhuận trước thuế âm có đóng thuế không? Và cách tính lợi nhuận trước thuế cụ thể ra sao? Ví dụ? Hãy cùng Base.vn khám phá tất cả các khía cạnh của lợi nhuận trước thuế trong bài viết sau đây!

1. Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế hay Lợi nhuận kế toán trước thuế, trong tiếng Anh là Earnings Before Interest and Tax (EBIT), là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. EBIT thể hiện tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong kỳ (trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) trong Báo cáo kết quả kinh doanh.

Lợi nhuận trước thuế là gì?

2. Cách tính lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

Để tính lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp có thể áp dụng 1 trong 2 công thức:

Công thức 1: Tính lợi nhuận trước thuế dựa trên doanh thu và chi phí

Lợi nhuận trước thuế (EBIT) = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Ví dụ: Năm 2023, Doanh nghiệp A có tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng là 500.000.000 VNĐ, trong đó:

  • Giá vốn hàng bán: 10.000 VNĐ/sản phẩm.
  • Tổng số sản phẩm đã bán: 30.000 sản phẩm.
  • Tổng chi phí trả lương nhân viên: 20.000.000 VNĐ.
  • Chi phí thuê mặt bằng và điện nước: 15.000.000 VNĐ.

Vậy, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A trong năm 2023 là: 500.000.000 – 10.000 x 30.000 – 20.000.000 – 15.000.000 = 165.000.000 VNĐ.

Công thức 2: Tính lợi nhuận trước thuế dựa trên lợi nhuận sau thuế và chi phí

Lợi nhuận trước thuế (EBIT) = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay + Thuế TNDN.

Ví dụ: Năm 2023, Doanh nghiệp B có lợi nhuận sau thuế là 200.000.000 VNĐ:

  • Chi phí trả tiền lãi trong năm: 15.000.000 VNĐ.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng: 10.000.000 VNĐ.

Vậy, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp B trong năm 2023 là: 200.000.000 + 15.000.000 + 10.000.000 = 225.000.000 VNĐ.

3. Một số khái niệm liên quan

3.1 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay, hay thu nhập trước lãi vay và thuế (tiếng Anh: Earnings Before Interest and Taxes – EBIT), là một chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thu lợi nhuận của một doanh nghiệp. EBIT được tính bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền lãi và thuế thu nhập.

EBIT thường được gọi là “lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh” hoặc “thu nhập ròng từ hoạt động”.

Công thức tính EBIT là:

EBIT = Thu nhập – Chi phí hoạt động

Công thức chi tiết hơn là:

EBIT = Tổng doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí

Nói cách khác, EBIT là lợi nhuận trước khi tính các khoản thanh toán lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). EBIT được sử dụng phổ biến vì nó loại bỏ sự khác nhau về cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các doanh nghiệp. Nhờ loại bỏ lãi vay và thuế, EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư dễ dàng so sánh các doanh nghiệp với nhau.

3.2 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, tính theo doanh thu, là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh trong kỳ so với tổng doanh thu. Chỉ số này thể hiện mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế cho doanh nghiệp.

Công thức tính Tỷ suất lợi nhuận trước thuế:

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp = [ Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu trong kỳ ] x 100%

3.3 Biên lợi nhuận trước thuế

Biên lợi nhuận trước thuế (Pre-tax Profit Margin) là tỷ lệ phần trăm thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và tổng doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết với mỗi đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước khi trừ thuế. Từ đó, có thể đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh trước khi chịu tác động của thuế thu nhập.

Công thức tính Biên lợi nhuận trước thuế là:

Biên lợi nhuận trước thuế = [ Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu ] x 100%

4. Ý nghĩa của lợi nhuận trước thuế

4.1 Đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế là một chỉ tiêu quan trọng trong đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế giúp doanh nghiệp:

Đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế bao gồm tất cả các loại chi phí phát sinh trong doanh nghiệp, ngoại trừ chi phí thuế TNDN, cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn toàn diện về tình hình hoạt động. Nhà quản trị có thể sử dụng số liệu lợi nhuận trước thuế qua các kỳ để đánh giá xu hướng biến động và điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Hơn nữa, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của các kỳ gần nhất cũng là căn cứ quan trọng để nhà quản trị lập kế hoạch tài chính cho các kỳ kế tiếp.

So sánh doanh thu giữa các doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế cần thiết trong việc so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, việc so sánh chỉ có ý nghĩa khi so sánh hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực và có cùng quy mô.

Việc so sánh lợi nhuận trước thuế giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực và quy mô nhưng kinh doanh ở các khu vực địa lý khác nhau với thuế suất khác nhau cũng rất hữu ích, cho thấy rõ các lợi thế vùng miền. Ví dụ: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh ở các quốc gia khác nhau với mức thuế suất TNDN khác nhau.

Trong trường hợp muốn so sánh lợi nhuận trước thuế giữa các doanh nghiệp cùng ngành nhưng khác quy mô, nhà quản trị cần phân tích thêm các chỉ tiêu:

  • Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu
  • Tỷ suất lợi nhuận / Tài sản
  • Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu

Bên cạnh đó, nếu muốn so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp khác ngành, nhà quản trị có thể sử dụng chỉ tiêu EBITDA (Lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) nhằm loại trừ ảnh hưởng của các chính sách tài chính, kế toán và thuế.

Ví dụ: Trong trường hợp muốn so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất lớn và một doanh nghiệp công nghiệp nặng, vì hai loại hình doanh nghiệp này chủ yếu khác nhau ở chi phí khấu hao, nên sau khi cộng ngược chi phí khấu hao vào lợi nhuận trước thuế (phản ánh dòng tiền thu được từ khấu hao và lợi nhuận), việc so sánh trở nên phù hợp hơn.

Ngoài ra, để có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài lợi nhuận trước thuế, nhà quản trị cần phân tích thêm các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động khác như:

  • Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Lợi nhuận trước thuế / Giá vốn hàng bán
  • Lợi nhuận trước thuế / Vốn chủ sở hữu

Phân tích xu hướng biến động qua các kỳ, so sánh số liệu với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trung bình ngành sẽ giúp nhà quản trị đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh một cách khách quan, xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, và điều chỉnh kế hoạch tài chính cho các kỳ hoạt động tiếp theo.

Ý nghĩa lợi nhuận trước thuế

4.2 Đối với nhà đầu tư

Đối với nhà đầu tư, những người muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời từ doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế giúp họ:

Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế là một công cụ quan trọng để nhà đầu tư đánh giá các cơ hội kinh doanh, cả ngắn hạn và dài hạn.

Ví dụ: Các doanh nghiệp niêm yết có kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận ổn định thường dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nếu nhà đầu tư đánh giá đúng tiềm lực doanh nghiệp và mua vào đúng thời điểm, họ sẽ có lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng. Với đầu tư dài hạn, việc đánh giá đúng tiềm lực hiện tại và xu hướng phát triển tương lai của doanh nghiệp cũng quyết định lợi nhuận từ cổ tức.

So sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp

Khi đã xác định được các doanh nghiệp có tiềm năng để đầu tư, nhà đầu tư có thể sử dụng các phương pháp phân tích, kết hợp các chỉ tiêu sinh lời, so sánh lợi nhuận giữa các kỳ, với đối thủ hoặc trung bình ngành để có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó ra quyết định đầu tư.

Khi xem xét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu định lượng như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lời của doanh thu, tỷ suất sinh lời của tài sản, mà họ còn chú ý đến các yếu tố định tính như định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, và lạm phát.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế sụt giảm nhưng lại đang trong giai đoạn đầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh thì đó không hẳn là một dấu hiệu xấu. Tuy vậy, nhà đầu tư vẫn cần xem xét xem việc sụt giảm này là bất thường hay là nằm trong kế hoạch tính toán của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để hiểu rõ định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, nhà đầu tư nên kiểm tra báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên, kế hoạch kinh doanh, biên bản các cuộc họp đại hội cổ đông, thuyết minh báo cáo tài chính hoặc thông tin từ truyền thông. Dựa trên những dữ liệu này, nhà đầu tư sẽ có kết luận chính xác về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

4.3 Đối với các bên liên quan khác

Lợi nhuận trước thuế có ý nghĩa khác nhau đối với các đối tượng như chủ nợ, chủ đầu tư, và cơ quan quản lý Nhà nước:

Chủ nợ: Lợi nhuận trước thuế giúp các chủ nợ (ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhà cung ứng) đánh giá và quyết định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt cho thấy khả năng thanh toán cao, giảm rủi ro không thu hồi nợ và tăng hạn mức tín dụng. Ngược lại, nếu kết quả kinh doanh không tốt và doanh nghiệp không thanh toán nợ đúng hạn, chủ nợ sẽ cân nhắc biện pháp thu hồi nợ và trích lập dự phòng.

Chủ đầu tư: Chỉ tiêu này giúp chủ đầu tư đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu. Doanh nghiệp là nhà thầu, có tiềm lực tài chính tốt thường có khả năng hoàn thành dự án đúng tiến độ và vì vậy có thể tăng khả năng trúng thầu.

Cơ quan quản lý Nhà nước: Lợi nhuận trước thuế là cơ sở để các cơ quan Thuế xác định phần thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp và đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Ví dụ, trong giai đoạn COVID-19, Nhà nước đã hỗ trợ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Nhìn chung, lợi nhuận trước thuế là cơ sở để các bên liên quan đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra quyết định phù hợp.

Đọc thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính? Cách tăng lãi ròng cho doanh nghiệp

5. Đánh giá lợi nhuận trước thuế trong kinh doanh

5.1 EBIT > 0

  • Khi EBIT > 0, doanh nghiệp đang có lãi, doanh thu đủ để bù đắp các khoản chi phí và có dư.
  • Phương án: Doanh nghiệp nên lập kế hoạch mở rộng kinh doanh để gia tăng lợi nhuận.

5.2 EBIT = 0

  • Khi EBIT = 0, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không có lợi nhuận, doanh thu chỉ vừa đủ để bù đắp các chi phí.
  • Phương án: Doanh nghiệp cần cân nhắc việc thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc chuyển sang mô hình kinh doanh hiệu quả hơn, đồng thời tận dụng tốt hơn các khoản đầu tư.

5.3 EBIT < 0

  • Khi EBIT < 0, doanh nghiệp đang thua lỗ, tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí.
  • Phương án: Doanh nghiệp cần thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh, thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí, thu hẹp hoạt động hoặc chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực khác để tránh tình trạng thua lỗ kéo dài.
Đánh giá lợi nhuận trước thuế

6. Giải đáp các câu hỏi phổ biến về lợi nhuận trước thuế

6.1 Nếu lợi nhuận trước thuế âm, doanh nghiệp có phải đóng thuế TNDN không?

Mặc dù lợi nhuận trước thuế âm, doanh nghiệp vẫn có thể phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vì thuế TNDN được tính trên thu nhập tính thuế. Cụ thể, thuế TNDN được tính như sau:

Thuế TNDN phải đóng = [ Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ Khoa học & Công nghệ (nếu có) ] x Thuế suất thuế TNDN.

Trong đó, thu nhập tính thuế thu nhập được tính như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định).

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.

Theo đó:

  • Nếu thu nhập tính thuế > 0, doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN.
  • Nếu thu nhập tính thuế < 0, doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN.

Như vậy, doanh nghiệp chỉ không phải nộp thuế TNDN khi thu nhập tính thuế âm hoặc bằng 0. Lợi nhuận trước thuế âm không phản ánh chính xác thu nhập tính thuế của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp vẫn có thể phải nộp thuế TNDN.

6.2 Lợi nhuận trước thuế được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào?

Lợi nhuận trước thuế, được ghi nhận tại chỉ tiêu mã số 50 trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Mẫu số B02-DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, phản ánh tổng lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp trong năm báo cáo trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Mẫu số B02-DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có dạng như sau:

6.3 Doanh nghiệp thường chia lợi nhuận sau thuế hay trước thuế?

Doanh nghiệp thường chia lợi nhuận sau thuế.

Doanh nghiệp có thể phân phối lợi nhuận sau thuế cho các cổ đông dưới dạng cổ tức, tái đầu tư vào doanh nghiệp, hoặc giữ lại làm lợi nhuận chưa phân phối để sử dụng trong tương lai. Phân phối lợi nhuận sau thuế thường được quyết định bởi hội đồng quản trị và được phê duyệt trong các cuộc họp đại hội đồng cổ đông.

Đọc thêm: Top 7 phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp tốt nhất hiện nay

7. Doanh nghiệp bạn muốn quản trị tài chính toàn diện? Tham khảo ngay Base Finance+

Quản lý tài chính toàn diện không chỉ bao gồm quản lý các số liệu cơ bản như vốn, dòng tiền, doanh thu, lãi, và lỗ mà còn tích hợp các yếu tố tài chính để có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp. Quy trình này yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban lãnh đạo, Kế toán và tất cả nhân sự liên quan đến giao dịch tài chính. Đối với các doanh nghiệp SME, quy trình quản lý tài chính có thể được mô tả dưới dạng kim tự tháp như sau:

  • Tầng Quản trị: Ban lãnh đạo hoặc Chủ doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định tài chính quan trọng dựa trên tình hình thực tế, tuy nhiên thông tin tài chính thường không đầy đủ và thiếu chính xác.
  • Tầng Kế toán: Bộ phận Kế toán thực hiện những tác vụ kế toán theo quy định của pháp luật và lập nhiều loại báo cáo tài chính cho các bên bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Những công việc này thường dễ xảy ra sai sót và tốn nhiều thời gian.
  • Tầng Thực thi: Nhân viên thực hiện các giao dịch tài chính hằng ngày, xử lý hóa đơn, chứng từ và đối soát số dư tài khoản ngân hàng. Nếu nhân viên không cập nhật đầy đủ thông tin tài chính, quy trình giao dịch sẽ bị chậm trễ và xảy ra thất thoát chi phí.

Có thể thấy rằng, ở mỗi tầng của kim tự tháp, các phòng ban và nhân sự đều gặp những khó khăn và trở ngại nhất định, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả doanh nghiệp.

Để tạm thời khắc phục những bất cập này, nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, Excel, Google Sheets, Tableau, và Power BI trong việc quản lý dữ liệu tài chính. Tuy nhiên, những công cụ này chỉ cung cấp báo cáo tài chính đơn thuần, thiếu kết nối thời gian thực và dẫn đến dữ liệu bị phân mảnh.

Thay vì quản lý và lưu trữ dữ liệu tài chính một cách rời rạc và thiếu nhất quán, doanh nghiệp có thể sử dụng Base Finance+ – Bộ giải pháp Quản trị tài chính thời gian thực, bao gồm 4 ứng dụng chuyên biệt giúp giải quyết các vấn đề lớn:

  • Base Finance: Cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính mọi lúc, mọi nơi.
  • Base Income: Quản lý doanh thu và dòng tiền, tối ưu hóa doanh thu và các sự vụ phát sinh dòng tiền vào của doanh nghiệp.
  • Base Expense: Cho phép mọi nhân sự cùng với Kế toán kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ.
  • Base BankFeeds: Quản lý đối soát ngân hàng, tự động cập nhật và đối chiếu dữ liệu vận hành trên Base với số dư thực tế trong tài khoản ngân hàng.

Với Base Finance+, doanh nghiệp có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn vào một dashboard duy nhất, tùy chỉnh báo cáo tài chính chuyên sâu và kết nối thời gian thực giữa giao dịch và quản trị. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giải quyết toàn diện các bài toán quản trị tài chính:

  • Chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo dựa trên dữ liệu tài chính từ quá khứ đến hiện tại để dự đoán các kịch bản tương lai và kịp thời đưa ra các quyết sách tài chính quan trọng.
  • Bộ phận kế toán có thể nhanh chóng chuẩn bị nhiều dạng báo cáo với độ chính xác cao và đảm bảo tuân thủ pháp lý.
  • Các giao dịch tài chính, các hoạt động đối soát hóa đơn, chứng từ và duyệt chi trong nội bộ diễn ra một cách trơn tru và liền mạch hơn.
Base Finance+

8. Kết luận

Base.vn hy vọng bài viết đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ về lợi nhuận trước thuế và tầm quan trọng của chỉ số này trong hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác và phù hợp với tình hình thực tế.

Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này nhé!

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone