Mô hình nền tảng công nghệ Platform đang là một trong những xu hướng kinh doanh hiện nay và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nó được ứng dụng trong khá nhiều ngành nghề như: Thiết bị điện tử, điện thoại thông minh, phần mềm, phần cứng… Để tìm hiểu kỹ hơn Platform là gì? cũng như một số mô hình nổi bật hiện nay, bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Base Blog.
Mục lục
Toggle1. Platform là gì?
1.1. Platform là gì?
Platform là thuật ngữ được dùng nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng cũng khá phổ biến với mọi người trong thời đại hiện nay. Theo tiếng Việt, Platform nghĩa là “nền tảng”, mang ý nghĩa về sự tổng hợp các nền tảng cơ sở quan trọng, dùng để xây dựng cũng như phát triển ứng dụng hoặc công nghệ nào đó.
Platform là yếu tố không thể thiếu đối với các ứng dụng hay phần mềm. Nhờ có “nền tảng” mà chúng ta sẽ tạo ra được môi trường phù hợp để các chương trình có thể hoạt động hiệu quả.
1.2. Hệ sinh thái Platform là gì?
Hệ sinh thái Platform (hay còn gọi là Platform Ecosystem) là mô hình kinh doanh bao gồm các tổ chức, nhà phát triển, người dùng cuối để tạo nên một mạng lưới tương tác. Đây là hệ sinh thái được xây dựng dựa theo nền tảng công nghệ hoặc dịch vụ, trong đó gồm nhiều ứng dụng, dịch vụ, sản phẩm… đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Thông qua việc chia sẻ dữ liệu, chuyển tiếp quy trình hoặc tích hợp công nghệ sử dụng, mục đích hướng tới của hệ sinh thái Platform là kiến tạo nền tảng cốt lõi, cung cấp giải pháp toàn diện cho người dùng cuối.
Một ví dụ đơn giản nhất về hệ sinh thái Platform chính là App Store của Apple. Đây là nơi có thể đồng thời phân phối hàng triệu ứng dụng tới từ hàng triệu nhà phát triển khác nhau. Chúng được tuỳ chọn tìm kiếm và lựa chọn sử dụng tuỳ theo nhu cầu của người dùng.
2. Mô hình kinh doanh Platform và truyền thống có gì khác biệt?
Mô hình kinh doanh Platform và mô hình kinh doanh truyền thống có nhiều điểm khác biệt, cụ thể như sau:
Đặc điểm | Platform | Mô hình kinh doanh truyền thống |
Tiếp cận thị trường | Tạo ra nền tảng kết nối giữa người cung cấp và người dùng/người sử dụng dịch vụ, qua đó tạo ra giá trị cho nhiều bên tham gia bằng việc xây dựng được một cộng đồng. | Tập trung vào sản xuất sản phẩm/cung cấp dịch vụ theo cách tuyến tính trước khi đưa ra thị trường, thông qua các kênh như cửa hàng bán lẻ, đại lý, quảng cáo truyền thống. |
Tạo giá trị cho khách hàng | Tập trung phát triển trải nghiệm của khách hàng; đồng thời nâng cao giá trị thông qua mạng lưới tương tác, chia sẻ dữ liệu, sáng tạo… | Tập trung vào tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung cấp sản phẩm, mà ít khi có sự tham gia của khách hàng. |
Cơ hội cạnh tranh | Tạo ra cơ hội cạnh tranh thông qua sự kết nối, tương tác cũng như sự sáng tạo từ các bên; và nền tảng sẽ có sự đổi mới liên tục để tăng giá trị. | Tạo ra cơ hội cạnh tranh dựa trên chiến lược sản phẩm, giá cả cũng như hoạt động quảng cáo. |
3. Tổng quan về các mô hình Platform nổi bật hiện nay
3.1. Nền tảng phần cứng (Hardware Platform)
Những chiếc laptop mà chúng ta đang sử dụng, chiếc tivi mà chúng ta đang xem đều cần có phần cứng bên trong để hoạt động bình thường. Nền tảng phần cứng chính là những phần lắp ráp để có thể tạo nên một chiếc máy tính hay một chiếc tivi.
Các máy tính hiện nay sẽ thường dùng CPU 32bit hoặc 64bit, hoạt động trên hệ điều hành Windows hoặc Mac OS, Linux…. Nói cách khác, Hardware Platform chính là kiến trúc của bộ vi xử lý hay kiến trúc máy tính.
3.2. Nền tảng phần mềm (Software Platform)
Nền tảng phần mềm được thiết kế làm sao để có thể dùng cùng lúc System Software và Application Software.
- System Software hay Phần mềm hệ thống là hệ điều hành có vai trò điều khiển máy tính, điều phối tài nguyên trên máy tính và hỗ trợ người dùng tương tác với phần mềm ứng dụng.
- Application Software hay Phần mềm ứng dụng chứa các chương trình được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ. Đó có thể là ứng dụng văn phòng (Microsoft Office), các công cụ thiết kế đồ họa (Adobe Photoshop), ứng dụng giải trí (Spotify), hoặc các phần mềm quản lý công việc (Base Wework),…
3.3. Nền tảng marketing kỹ thuật số (Digital Marketing Platform)
Digital Marketing Platform là một hệ thống/phần mềm được dùng để quản lý cũng như triển khai và theo dõi các chiến dịch Marketing kỹ thuật số.
Nền tảng này giúp Marketer tạo, quản lý, theo dõi các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Bên cạnh đó, Marketer cũng có thể quảng bá thương hiệu, đăng tải nội dung trên các kênh Digital. Ví dụ như các trang website, mạng xã hội hoặc email….
3.4. Nền tảng dữ liệu khách hàng (Customer Data Platform)
Customer Data Platform hay CDP là hệ thống cho phép người dùng tổng hợp dữ liệu về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Khi có được dữ liệu sẽ tiến hành phân tích để tạo ra thông tin hữu ích về hành vi của khách, có những dự đoán phù hợp nhất.
Mục đích của CDP là tạo ra chân dung khách hàng toàn diện, chính xác, doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về khách hàng của mình, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, có những chiến dịch Marketing phù hợp.
3.5. Nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI Platform)
AI Platform chỉ các nền tảng cung cấp công cụ, dịch vụ giúp phát triển cũng như triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI. Nền tảng này cung cấp tính năng như: Dịch vụ học máy, công cụ xử lý ngôn ngữ, công cụ AI cho doanh nghiệp….
Google Cloud AI Platform hay OpenAI, Amazon Web Services AI Platform chính là ví dụ rõ nhất cho nền tảng trí tuệ nhân tạo.
3.6. Dịch vụ điện toán đám mây (Cloud-computing Platform)
Nền tảng điện toán đám mây rất phát triển trong những năm gần đây và được đông đảo người dùng quan tâm. Cloud-computing có thể thu thập và phân tích lượng dữ liệu lớn, giúp doanh nghiệp bỏ qua bước xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng.
Ngoài ra, Cloud-computing còn giúp người dùng linh hoạt mở rộng tài nguyên theo nhu cầu, ví dụ như tăng giảm dung lượng lưu trữ hay mở rộng số lượng máy chủ… Các dịch vụ, ứng dụng được cung cấp thông qua internet nên người dùng có thể truy cập vào bất kỳ lúc nào.
3.7. Dịch vụ truyền thông xã hội (Social Platform)
Social Platform có một số đặc điểm chính như:
- Tạo các trang website: Khách hàng có thể tạo trang web, trang cá nhân để chia sẻ nội dung cũng như tương tác với người dùng.
- Dịch vụ truyền thông xã hội hoàn chỉnh: Cung cấp môi trường truyền thông xã hội với các tính năng như: Kết nối cộng đồng, chia sẻ nội dung….
- Ứng dụng gốc và API: Ứng dụng cho phép tích hợp với bên thứ 3 thông qua giao diện lập trình API.
4. Doanh nghiệp 4.0: Xu hướng áp dụng “Nền tảng quản trị và điều hành toàn diện”
4.1. Từ nỗi đau phân mảnh dữ liệu…
Trước đây, mỗi phòng ban của doanh nghiệp sử dụng một phần mềm khác nhau để xử lý nghiệp vụ riêng của phòng ban đó, ví dụ như phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự, phần mềm quản lý đơn hàng… Tuy nhiên, bộ máy làm việc của doanh nghiệp lại không tách biệt độc lập mà thường xuyên cần sự trao đổi, cộng tác và liên kết dữ liệu với nhau. Đơn cử như khi bộ phận sản xuất có nhu cầu đặt hàng nguyên vật liệu, họ sẽ cần gửi đề xuất lên bộ phận mua hàng, rồi làm việc với bộ phận kế toán-tài chính để được duyệt chi phí.
Chính vì vậy, việc sử dụng nhiều ứng dụng riêng lẻ và thiếu tính tương thích sẽ khiến dữ liệu bị phân mảnh, gây cản trở khả năng tương tác giữa các bộ phận, từ đó phát sinh ra nhiều nút thắt cổ chai và những chi phí ẩn trong toàn bộ hệ thống doanh nghiệp.
Đọc thêm: Data là gì? Vai trò quan trọng của Dữ liệu đối với doanh nghiệp
4.2. Tới giải pháp quản trị tổng thể All-in-one…
Để giải quyết bài toán nhu cầu này, các nhà phát triển công nghệ đã nghĩ tới giải pháp đem các phần mềm này “gom chung vào một gói” trên một cơ sở dữ liệu chung và cho phép người dùng đăng nhập sử dụng hệ thống chỉ với một tài khoản duy nhất. Đó là lý do mà các mô hình công nghệ tổng thể (All-in-one) ra đời, điển hình là các hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning).
Đây là hệ thống phần mềm khổng lồ, tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau thành các module của một phần mềm duy nhất, hỗ trợ tự động hóa toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình này còn giúp tăng tốc độ xử lý công việc, hạn chế sai sót dữ liệu, giúp quá trình làm việc tốt hơn.
Thế nhưng, trong quá trình triển khai tại các doanh nghiệp, All-in-one lại bộc lộ nhiều nhược điểm. Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng trên thực tế, “làm được mọi thứ” vừa là ưu điểm vừa chính là hạn chế lớn nhất của phần mềm All-in-one. Mặc dù nó làm được mọi thứ, hiệu suất của mỗi module thường ở mức trung bình. Mặc dù một số chức năng nhất định có thể xuất sắc, nhưng những chức năng khác gần như hoặc chắc chắn không.
Sự “toàn diện” của All-in-one cũng đồng thời kéo theo một số nhược điểm khác:
- Chi phí triển khai lớn mà lại không đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp: All-in-one bắt buộc phải mua cả gói phần mềm cồng kềnh, ngay cả khi đa số doanh nghiệp không cần thiết sử dụng tất cả các phân hệ trong đó.
- Chi phí ẩn và chi phí cơ hội cao: Việc đưa một phần mềm toàn diện vào doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc với thay đổi quy trình của toàn bộ bộ máy. Để triển khai một phần mềm All-in-one vào thực tế có thể mất nhiều tháng.
- Khó nâng cấp khi doanh nghiệp cần thay đổi: Khi doanh nghiệp phát triển vượt khỏi bộ khung ban đầu, phần mềm All-in-one cứng nhắc sẽ trở thành một bộ quần áo quá chật chội, thậm chí kìm hãm khả năng mở rộng của doanh nghiệp.
4.3. Và sự ra đời của Nền tảng quản trị toàn diện
Trong đời sống thường ngày, chúng ta cũng được chứng kiến câu chuyện của nhiều “gã khổng lồ”, “siêu ứng dụng” và hệ sinh thái ngày càng đa dạng. Chúng ta không gọi Grab, Microsoft, Google, Apple là mô hình “all-in-one”, mà gọi chúng là các nền tảng (Platform).
Trong khía cạnh giải pháp quản trị doanh nghiệp cũng vậy. Các phần mềm riêng lẻ và cả All-in-one đã dần lỗi thời, và xu thế hiện nay chính là sử dụng một Nền tảng quản trị toàn diện và đồng nhất.
Việc cố gắng đưa nhiều tính năng chuyên môn phức tạp vào một phần mềm All-in-one cũng chỉ giống như là cố gắng vá một chiếc áo rách. Sử dụng các phần mềm vừa độc lập vừa có khả năng tích hợp trên cùng một nền tảng chia sẻ dữ liệu là cách làm tân tiến nhất hiện nay để đồng thời đáp ứng hai tiêu chí cốt lõi trong nhu cầu quản trị doanh nghiệp: hiệu quả và thống nhất.
Cùng điểm danh một số ưu điểm nổi bật của Platform so với All-in-one:
- Giải quyết triệt để hơn các bài toán chuyên môn: Rõ ràng một viên thuốc bổ tổng hợp được quảng cáo tốt cho nhiều bộ phận cơ thể không thể tốt bằng viên thuốc bổ thận mà bạn muốn mua để hỗ trợ phục hồi sau điều trị sỏi thận. Đối với doanh nghiệp cũng vậy, mỗi phần mềm chuyên biệt trên Platform sẽ có thể giải quyết bài toán triệt để hơn. Ví dụ như phần mềm tuyển dụng ATS chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tuyển dụng tốt hơn phân hệ quản lý nhân sự của ERP.
- Khả năng mở rộng linh hoạt theo độ phát triển của doanh nghiệp: Tương tự như việc không một chiếc áo nào may vừa cho con người từ bé đến lớn, sẽ không có một phần mềm công nghệ nào được “may đo” để vừa khớp và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong các giai đoạn tăng trưởng. Trong khi ERP bị cứng nhắc thành một khối, thì từng phần mềm trên Platform lại có khả năng hoạt động độc lập. Khi quy mô nhân sự của doanh nghiệp tăng lên, Platform cũng có khả năng mở rộng tương ứng.
- Khả năng kết nối không giới hạn với các ứng dụng ngoài: Một giải pháp quản trị doanh nghiệp cần phải sở hữu tính mở để kế thừa những hệ thống đã đầu tư từ trước, hoặc liên kết với những hệ thống nghiệp vụ khác. Đây chính là thế mạnh hàng đầu của Platform mà All-in-one không so sánh được. Đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp hội nhập nhanh hơn với các công nghệ mới ngay trên chính hệ thống hiện tại của mình.
Một phần mềm doanh nghiệp tốt cũng phải giống như cách một doanh nghiệp hoạt động: ổn định, minh bạch, linh hoạt, nhưng vẫn cần dựa trên một số nguyên tắc cố định. Không thể tồn tại doanh nghiệp chỉ có duy nhất một phòng ban làm tất cả mọi công việc, cũng giống như không thể tồn tại một phần mềm “đa năng” có thể đồng thời làm tốt nhất tất cả mọi thứ.
Lựa chọn một giải pháp công nghệ để “đi đường dài” cùng doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có định hướng tăng trưởng trong tương lai – mà 100% các doanh nghiệp đều vậy – thì mô hình nền tảng chính là lựa chọn tối ưu nhất.
5. Về Base.vn – Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Base.vn là công ty công nghệ đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu phát triển mô hình nền tảng với nhiều phần mềm, bộ giải pháp chuyên sâu trong quản trị và điều hành doanh nghiệp.
Base Platform cho phép các ứng dụng vừa chia sẻ các sức mạnh công nghệ lõi, vừa phát triển độc lập để giải quyết trọn vẹn từng bài toán vận hành và quản trị. Base cũng là một nền tảng mở với khả năng tích hợp không giới hạn với các bên thứ 3, xây dựng hệ sinh thái để tối đa hoá giá trị mang lại cho các doanh nghiệp.
Base Platform thừa kế tinh hoa của mô hình All-in-one truyền thống nhưng cũng giải quyết được nhiều nhược điểm của nó:
- Nền tảng gồm 60+ phần mềm dịch vụ vừa có thể hoạt động độc lập vừa có thể đóng gói thành từng bộ giải pháp (Quản trị nhân sự toàn diện, Quản trị tài chính toàn diện, Quản trị hiệu suất, Quản trị thông tin). Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phần mềm phù hợp theo nhu cầu và điều kiện hiện tại.
- Khả năng trao đổi, tích hợp dữ liệu giữa các phần mềm tốt, tạo thành một luồng quy trình vận hành hiệu quả.
- Base Platform sở hữu APIs mở, có thể tích hợp với nhiều ứng dụng bên ngoài, tạo thành hệ sinh thái đa dạng, giúp tối ưu hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí hợp lý cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs.
Cho đến nay, Base.vn đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng lớn như Nền tảng số xuất sắc nhất Make in Vietnam 2020, Top 10 Doanh nghiệp cung cấp nền tảng Chuyển đổi số năm 2020, ASOCIO Award 2022, Doanh nghiệp xuất sắc châu Á – Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2023,… Số lượng khách hàng tin tưởng sử dụng Base cũng đã vượt mốc 9000 doanh nghiệp.
Để nhận tư vấn 1:1 và tham gia demo trải nghiệm các phần mềm thuộc nền tảng Base Platform, doanh nghiệp có thể để lại thông tin tại đây.
6. Kết luận
“A platform doesn’t try to do everything itself, but instead provides a foundation on which many other more specialized products can be stacked.”
(Tạm dịch: Một Platform không cố gắng tự xử lý mọi thứ, mà thay vào đó, nó cung cấp một nền tảng để nhiều sản phẩm chuyên biệt khác tham gia vào”.
Nhìn chung, Platform là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh và thành công trong kỷ nguyên số – cả người cung cấp và người sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Đội ngũ Base.vn hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về khái niệm này và biết cách áp dụng trong doanh nghiệp mình, để đạt được lợi ích tốt nhất.