Base Blog

SME là gì? Đặc điểm, cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp SME

SME là gì?

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp SME tại Việt Nam cũng như trên thế giới ngày một nở rộ và phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực như công nghệ, dịch vụ, xuất khẩu…. Với sự hỗ trợ của chính phủ và các doanh nghiệp lớn, chắc chắn SME tại Việt Nam có thể bùng nổ mạnh mẽ hơn trong những năm tới đây. 

Vậy SME là gì?, có đặc điểm như thế nào và cơ hội, thách thức ra sao? Cùng Base.vn tìm câu trả lời ngay sau đây.

1. Doanh nghiệp SME là gì?

1.1. SME là gì? Doanh nghiệp SME là gì?

SME là viết của cụm từ tiếng Anh “Small and Medium Enterprise”. Trong tiếng Việt, cụm này có nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy doanh nghiệp SME nghĩa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, nhân sự cũng như doanh thu đạt được. 

Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng thế giới, việc xác định loại doanh nghiệp được quy định như sau:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Công ty có số lượng lao động dưới 10 người.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Số lượng lao động từ 10 – 200 người, nguồn vốn dưới 20 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp vừa: Số lượng lao động từ 200 – 300, nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ở mỗi nước sẽ có những tiêu chí riêng để xác định loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với quốc gia đó. Như ở Việt Nam, ngoài quy mô nhân sự, vốn sẽ còn chia nhỏ về lĩnh vực hoạt động, số nhân sự tham gia bảo hiểm xã hội….

SME là gì?
SME là gì?

1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp SME

Về quy mô

Doanh nghiệp SME sẽ có quy mô nhỏ hơn so với các doanh nghiệp lớn, thể hiện ở số lượng lao động, vốn đầu tư và doanh thu. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp SME thường có số lượng nhân viên dưới 200 và doanh thu dưới 100 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà các con số này sẽ có sự thay đổi.

Về cơ cấu tổ chức

Đa số các doanh nghiệp SME thường có sơ đồ cơ cấu tổ chức khá đơn giản, không có nhiều cấp quản lý trung gian. Các quyết định hầu hết sẽ được thực hiện bởi ban lãnh đạo của công ty, đặc biệt là những quyết định cần sự linh hoạt, nhanh nhạy với thị trường. 

Về tài chính

Hầu hết các công ty SME sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính. Nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp là tự có, vay từ bạn bè, người thân hoặc các khoản vay tín dụng. Chính vì vậy nên công ty SME sẽ có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, gặp nhiều rủi ro tài chính hơn các doanh nghiệp khác.

Về thị trường và khách hàng

Các doanh nghiệp SME sẽ tập trung vào một thị trường ngách cụ thể, một phân khúc khách hàng nhất định. Họ cũng sẽ tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng đối tượng, qua đó thu hút được một tệp khách hàng trung thành và tiềm năng. Tuy nhiên, SME cũng là đối tượng doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu thị trường có biến động và hành vi khách hàng thay đổi.

Đặc điểm SME

1.3. Start-up có phải doanh nghiệp SME không?

Doanh nghiệp SME thường bị nhầm với doanh nghiệp Start-up. Nhưng trên thực tế, hai mô hình này hoàn toàn khác nhau, Start-up không hẳn là SME. Để hình dung rõ ràng hơn, bạn có thể tham khảo bảng so sánh chi tiết về hai mô hình này dưới đây.

Đặc điểmDoanh nghiệp SMEStart-up
Kích thướcNhỏ và vừaSiêu nhỏ hoặc Nhỏ
Tuổi đờiĐã hoạt động trên thị trường một thời gian từ 3 – 5 năm.Mới thành lập
Mục tiêuPhát triển bền vững, ổn định, có thể mở rộng thêmTăng trưởng nhanh và có sự đột phá
Lợi nhuậnThường sẽ có lãi Thời gian đầu sẽ chưa thu về lãi
Khả năng cạnh tranhTương đối caoCao
Yêu cầu vốnÍt hơnNhiều hơn
Hỗ trợCó sự hỗ trợ từ Chính phủ và tổ chứcSự hỗ trợ đến từ các nhà đầu tư mạo hiểm

1.4. Doanh nghiệp SME thường thuộc các nhóm ngành nghề nào?

Ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các doanh nghiệp SME ở mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, ví dụ:

  • Thương mại: Gồm bán lẻ, bán buôn, đại lý, phân phối… Các cửa hàng bán quần áo, đồ trang sức, cửa hàng tiện lợi, quán cafe… thường sẽ được vận hành bởi một chủ doanh nghiệp.
  • Dịch vụ: Giáo dục, đào tạo, y tế, vận tải, du lịch, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp,…. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này thuộc nhóm SME vì số lượng nhân viên không quá đông, vốn cũng không nhiều
  • Xây dựng: Xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp… Đây 
  • Sản xuất: Chế biến, lắp ráp thiết bị, hàng tiêu dùng…
  • Công nghệ thông tin: Hiện tại có rất nhiều công ty IT với quy mô vừa, thực hiện phát triển phần mềm, thiết kế website, thiết kế app,…

2. Phân loại doanh nghiệp SME theo quy mô

Dưới đây là phân loại doanh nghiệp SME theo quy mô, được áp dụng tại Việt Nam. Các đặc điểm phân loại khác nhau giữa 2 nhóm ngành: 

  • Nông nghiệp; Lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp, xây dựng
  • Thương mại, dịch vụ
Nông nghiệp; Lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp, xây dựngThương mại, dịch vụ
Doanh nghiệp siêu nhỏ– Số lượng nhân sự tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bình quân không quá 10 người/năm.
– Tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
– Số lao động tham gia đóng BHXH bình quân không quá 10 người/năm.
– Tổng doanh thu không quá 10 tỷ đồng/năm và tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp nhỏ– Số lượng nhân sự tham gia đóng BHXH bình quân không quá 10 người/năm.
– Tổng doanh thu đạt được không quá 50 tỷ đồng/năm, tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.
– Không phải doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
– Số lao động đóng BHXH không quá 50 người/năm.
– Tổng doanh thu không quá 100 tỷ đồng/năm, tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.
– Không phải doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
Doanh nghiệp vừa– Số lao động tham gia đóng BHXH không quá 200 người/năm.
– Tổng doanh thu thực đạt không quá 200 tỷ/năm, tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
– Không phải doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ theo quy định.
– Số lượng nhân sự tham gia đóng BHXH không quá 100 người/năm.
– Tổng doanh thu không quá 300 tỷ đồng/năm, tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
– Không phải doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ theo quy định.

3. Vai trò của doanh nghiệp SME trong nền kinh tế hiện nay

3.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế

Doanh nghiệp SME là một trong những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy GDP của Việt Nam cũng như thế giới. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, SME vẫn mang lại lợi nhuận và giúp GDP tăng trưởng ổn định. Theo đó, SME có thể chiếm đến 50% tổng sản phẩm quốc nội thế giới, chiếm 30% tổng sản lượng xuất khẩu sang nước ngoài.

Ngoài ra, SME thường hoạt động nhiều ở những khu vực chưa phát triển nhiều (vùng nông thôn), từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh, phát triển cho cộng đồng địa phương, tăng mức sống và giảm khoảng cách phát triển giữa các khu vực. Bên cạnh đó, bằng năng lực sản xuất tốt, cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhanh, SME còn góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế của địa phương cũng như cả nước phát triển.

3.2. Tạo cơ hội việc làm cho lao động

Doanh nghiệp SME đang trở thành xu hướng trong thời đại nền kinh tế hiện nay. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đang ngày một nhiều và dự kiến trong tương lai, SME sẽ vẫn còn phát triển và đa dạng hơn. Điều này giải quyết được vấn đề về việc làm cho người lao động. 

Tại Việt Nam, doanh nghiệp SME tạo nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên mới ra trường, người lao động phổ thông… từ đó tạo thu nhập ổn định cho người dân, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, xã hội.

3.3. Đa dạng hóa thị trường

Hầu hết các công ty SME đều thiên về ngành bán lẻ – nhóm ngành đa dạng về mặt hàng cũng như lĩnh vực buôn bán. Do đó nó mang đến nguồn cung dồi dào cho thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Do vậy, việc doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào nền kinh tế giúp tăng hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường đa dạng hơn với nhiều mặt hàng.

Điều này còn thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp SME, tạo đòn bẩy đề nền kinh tế đi lên, nâng cao hiệu suất hoạt động và giúp đất nước phát triển.

3.4. Khơi nguồn cho nhiều người trẻ tài năng

Các “gã khổng lồ” như Google, Microsoft hầu hết đều bắt nguồn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc thậm chí là start-up. Có thể thấy, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp SME có tuổi đời rất trẻ. Đây cũng là lý do họ có nhiều ý tưởng sáng tạo, ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc. Do đó, SME cũng được ví như chiếc nôi nuôi dưỡng nhiều người trẻ tài năng, góp phần thay đổi tích cực cho nền kinh tế.

4. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam

4.1. Cơ hội

Cũng như trên thế giới, doanh nghiệp SME tại Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển:

Thị trường, nhân lực dồi dào: Việt Nam vẫn đang là quốc gia có dân số đông và trẻ, tạo nên lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công cũng không quá cao. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp SME tiếp cận và thu hút nhân tài.

Thị trường ngày càng lớn mạnh: Thị trường Việt Nam đang ngày một phát triển, SME có thể tiếp cận khách hàng, cung cấp đa dạng dịch vụ, sản phẩm cho người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là đối tác với nhiều quốc gia trên thế giới, là cơ hội để SME xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Công nghệ hỗ trợ: Trong thời đại công nghệ số và công cuộc chuyển đổi số, doanh nghiệp SME dễ dàng tiếp cận, ứng dụng các công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Chính phủ hỗ trợ: Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp SME như vay vốn, thuế, đào tạo cũng như phát triển thị trường…

4.2. Thách thức

Dù có nhiều cơ hội nhưng doanh nghiệp SME cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong kinh doanh:

Khó tiếp cận nguồn vốn: Các SME có quy mô nhỏ, tài sản thế chấp hạn chế nên rất khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng từ các ngân hàng.

Khả năng quản lý còn hạn chế: Việc chưa có đủ kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh cũng như quản lý nguồn nhân lực khiến SME phải đối mặt với nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Khả năng cạnh tranh lớn: SME phải cạnh tranh khá gay gắt với những doanh nghiệp lớn, tiềm lực mạnh, điều này khiến việc gặp khó khăn trong mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Khó tiếp cận chuỗi cung ứng: Nếu muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do hạn chế về công nghệ, nhân lực.

Lỗ hổng trong quản trị: Doanh nghiệp SME thường sẽ chú trọng vào thúc đẩy kinh doanh để thu về lợi nhuận mà không chú trọng vào hệ thống vận hành (về cấu trúc nhân sự, quy trình, chính sách, văn hoá…) Điều này có thể khiến bộ máy vận hành bị rời rạc và dễ bị “đổ vỡ” khi gia tăng quy mô hoặc trước sức ép công việc lớn, đồng thời khiến nhân sự không hài lòng, nhân tài rời bỏ tổ chức, đặc biệt là khi Gen Z – thế hệ lao động với rất nhiều cá tính đã bắt đầu tham gia vào thị trường lao động.

Lời khuyên cho SME

5. Lời khuyên dành cho các doanh nghiệp SME để tạo đà và tăng trưởng bền vững

5.1. Xác định và tận dụng lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp SME cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của mình so với đối thủ cạnh tranh (mô hình ma trận SWOT). Sau khi đã tìm được 4 yếu tố này thì cần phân khúc thị trường mục tiêu, nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng sẽ hướng tới.

Khi có thị trường và chân dung khách hàng, doanh nghiệp sẽ phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng chưa có bên nào làm. Cuối cùng, việc xây dựng hình ảnh hương hiệu uy tín để thu hút cũng như giữ chân khách hàng là rất quan trọng và bắt buộc phải làm.

5.2. Xây dựng kế hoạch tài chính chặt chẽ

Với nguồn vốn chưa đủ nhiều, doanh nghiệp SME cần lên kế hoạch sử dụng tài chính một cách chặt chẽ, cũng như biết cách quản trị tài chính doanh nghiệp.

  • Lập kế hoạch dự kiến về chi phí và doanh thu theo từng tháng/quý/năm.
  • Theo dõi dòng tiền và quản lý chi phí hợp lý, hiệu quả.
  • Doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phù hợp, giúp doanh nghiệp được phát triển và mở rộng.
  • Nên tham khảo các công cụ quản lý tài chính để đảm bảo mọi thứ được thực thi chính xác, không bị sai sót, đồng thời tối ưu lợi nhuận cho tổ chức.

5.3. Định hình văn hóa doanh nghiệp rõ nét

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những điều rất quan trọng để tổ chức có thể phát triển bền vững, đặc biệt là với SME. Ngay từ khi bắt đầu, lãnh đạo cần xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi, tầm nhìn rõ ràng cho doanh nghiệp. 

Cần có những chính sách tạo dựng môi trường làm việc cởi mở, tuyển chọn nhân tài phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đầu tư vào công tác L&D (đào tạo và phát triển) để nâng cao năng lực nhân sự cũng rất quan trọng, đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể phát triển hơn nữa trong tương lai.

5.4. Chuẩn hóa hệ thống quy trình vận hành ngay từ đầu

Hệ thống vận hành được chuẩn hóa giúp nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hiệu quả, đồng thời khách hàng cũng sẽ hài lòng hơn. SME cần xây dựng quy trình, thủ tục làm việc chuẩn chỉnh, ban hành và áp dụng trong quy mô toàn công ty. 

Đây là công việc tương đối mất thời gian, đòi hỏi nhiều kiến thức cũng như kỹ năng. Tuy nhiên, đây là yêu cầu gần như bắt buộc phải có nếu doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược, muốn đi vững, bước xa. 

Dựa vào chức năng, các quy trình trong doanh nghiệp có thể được chia thành 4 nhóm:

  • Quy trình quản lý vận hành
  • Quy trình quản lý khách hàng
  • Quy trình đổi mới
  • Quy trình xã hội/ điều tiết cơ quan quản lý nhà nước

5.5. Bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp

Hiện tại, đã có rất nhiều công ty SME nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, và đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

SME nên phát triển các kênh bán hàng online để tiếp cận thêm nhiều khách hàng, quảng bá thương hiệu sản phẩm bằng các công cụ digital marketing. 

Ngoài ra, việc áp dụng các giải pháp công nghệ trong các khía cạnh của quản trị doanh nghiệp cũng rất cần thiết. Qua đây doanh nghiệp sẽ tự động hoá được nhiều tác vụ thủ công, giảm thiểu sai sót trong vận hành, tối ưu được nguồn lực và chi phí về con người, thời gian, công sức… đồng thời có thể đưa ra những quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu (data-driven).

SME là gì? Base.vn

6. Base.vn và “sứ mệnh” chuyển đổi số cho 800.000 doanh nghiệp SME Việt Nam

Được thành lập năm 2016, sau gần 10 năm hoạt động, Base.vn đã trở thành Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp đáng tin cậy của hơn 9000 doanh nghiệp SME tại Việt Nam. Một số khách hàng SME điển hình: SAPP Academy, Tomorrow Marketers, EDH, Vietyacht, Thanh Mai HSK, Pizza Hut….

Bằng việc thấu hiểu nhu cầu và các bài toán thiết yếu của SME, Base mang đến các giải pháp phần mềm có thể giải quyết triệt để từng khía cạnh. Nền tảng Base bao quát toàn diện 4 khía cạnh quản trị trong doanh nghiệp gồm: Quản trị công việc, Quản trị nhân sự, Quản trị thông tin, Quản trị tài chính.

Tuỳ nhu cầu sử dụng và nguồn lực hiện có, doanh nghiệp SME có thể tuỳ chọn một số phần mềm thiết thực nhất để triển khai trước:

  • Phần mềm quản lý công việc và dự án Base Wework
  • Phần mềm quản lý và tự động hoá quy trình Base Workflow
  • Phần mềm quản lý phê duyệt: Base Request

Đặc biệt, doanh nghiệp có thể tận dụng hàng trăm mẫu template kế hoạch, quy trình, biểu mẫu… có sẵn trên Base Template – là “tinh hoa” được đúc kết từ tri thức và kinh nghiệm thực chiến của hàng nghìn doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực, chuyên môn.

Đặc biệt, Base luôn sẵn sàng đồng hành với khách hàng ngay từ giai đoạn tư vấn – khảo sát, đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp và triển khai thử nghiệm bước đầu.

Hợp lực sức mạnh cùng Tập đoàn FPT kể từ tháng 5 năm 2021, Base.vn đang dần hiện thực hoá “sứ mệnh” chuyển đổi số cho 800.000 doanh nghiệp SME tại Việt Nam, với một sức mạnh và nguồn lực hùng hậu. 

Doanh nghiệp muốn nhận tư vấn và demo trải nghiệm các phần mềm của Base, có thể xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.

Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này nhé!

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds