Base Blog

Quản lý vận hành

Bí quyết Quản lý Vận hành hiệu quả cho doanh nghiệp

Bí quyết Quản lý vận hành hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng định hình sự thành công của một doanh nghiệp. Quản lý vận hành không chỉ đơn thuần là việc điều hành các quy trình sản xuất và dịch vụ một cách hiệu quả, mà còn bao gồm việc tối ưu hóa tài nguyên, quản lý rủi ro và đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Bí quyết này đòi hỏi sự kỹ năng và kiến thức đa ngành, từ quản lý sản xuất đến quản lý chuỗi cung ứng và quản lý nhân sự. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp, nhưng cũng mang lại cơ hội để nâng cao hiệu suất và cạnh tranh.

Quản lý vận hành hiệu quả còn đòi hỏi sự áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến, như tự động hóa và phân tích dữ liệu, để tối ưu hóa hoạt động và làm cho doanh nghiệp trở nên linh hoạt và phản ứng nhanh chóng trước biến động của thị trường.

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
Trello là gì?
Chuyển đổi số

Trello là gì? Định nghĩa, tính năng và lợi ích của phần mềm Trello

Phải làm sao khi công ty phải chạy song song nhiều dự án cùng một lúc? Tìm được công cụ quản lý dự án tối ưu và hiệu quả là 1 bài toán mà bất cứ nhà quản lý nào cũng lưu tâm khổ trí.  Trello là một trong những phần mềm quản lý dự án đơn giản, trực quan, được phát triển từ mô hình quản lý tinh hoa của Nhật Bản, đề cao khả năng thích ứng và tính minh bạch trong toàn bộ đội nhóm. Theo dõi những review mới nhất về phần mềm này ở bài viết dưới đây.  1. Trello là gì? 1.1. Phần mềm Trello là gì? Trello là một công cụ quản lý dự án và làm việc nhóm trực tuyến, sử dụng phương pháp Kanban để giúp người dùng tổ chức công việc và theo dõi tiến độ dự án một cách trực quan.  Đây là phần mềm có giao diện đơn giản, dễ sử dụng phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. 1.2. Nguyên lý hoạt động của phần mềm Trello Trello được vận hành dựa theo phương pháp Kanban – phương pháp quản lý công việc có nguồn gốc từ Nhật Bản, với cách thức đơn giản: dùng những tấm bảng trắng và dán những tờ giấy màu phía dưới để mô tả và quản lý quá trình làm việc. Phương pháp Kanban ban đầu được Toyota phát triển để cải thiện quy trình sản xuất, tập trung vào việc trực quan hóa công việc, tối ưu hóa luồng công việc và hạn chế số lượng công việc đang thực hiện. Trello áp dụng những nguyên tắc này một cách tinh tế qua việc sử dụng các bảng (boards), danh sách (lists), và thẻ (cards).  Các bảng trong Trello đóng vai trò như toàn bộ dự án, các danh sách tượng trưng cho các giai đoạn hoặc trạng thái khác nhau của công việc, các

Đọc thêm  ❯
Multitask là gì?
Quản lý vận hành

Multitask là gì? 5 cách giúp bạn và đội nhóm cải thiện kỹ năng đa nhiệm

Từ điện thoại, email cho đến thông báo từ mạng xã hội, bất cứ thứ gì cũng có thể khiến cho bạn trở nên mất tập trung với dòng chảy công việc của hiện tại. Dù trong thâm tâm của bạn có đang cố gắng để hoàn thành càng nhiều công việc càng tốt, thế nhưng mỗi khi bạn cố gắng để triển khai multitask, bạn cũng chẳng giải quyết được nhiều vấn đề hơn. Thực tế khi rơi vào tình trạng multitask, bạn chỉ đang cố gắng ép não bộ của mình làm việc hết công suất, làm việc ở cường độ cao hơn với một mức độ thấp hơn về chất lượng công việc. Và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho sức mạnh tinh thần của bạn ngày càng trở nên kiệt quệ và hiệu quả làm việc bị giảm sút. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dường như chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn multitask, thậm chí tính chất công việc còn đòi hỏi chúng ta phải thực hiện multitask thì mới có thể hoàn thành. Vậy thì, cần phải hiểu multitask là gì? cũng như làm thế nào để multitask hiệu quả, thì bản thân mỗi người và doanh nghiệp mới có thể tốt lên. 1. Multitask là gì? 1.1. Khái niệm Multitask là một từ trong tiếng Anh, khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “đa nhiệm”. Khái niệm này chỉ việc có thể làm rất nhiều công việc cùng lúc trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc chuyển đổi nhanh chóng giữa các nhiệm vụ khác nhau. Multitask được biết đến nhiều trong bối cảnh máy tính chiếm một phần quan trọng trong cuộc sống của con người.  Với máy tính, đa nhiệm đề cập đến khả năng chạy nhiều hơn một ứng dụng cùng lúc. Còn với con người, nó đề cập đến khả năng xử lý nhiều công việc khác nhau của

Đọc thêm  ❯
Phần mềm quản lý bán hàng
Chuyển đổi số

Top 15 phần mềm quản lý bán hàng miễn phí + trả phí phổ biến nhất

Phần mềm quản lý bán hàng là một “trợ lý đắc lực” cho các chủ cửa hàng offline và online. Chúng không chỉ giúp người dùng theo dõi chính xác tình trạng hàng hóa và đơn hàng mà còn hỗ trợ chăm sóc khách hàng và quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Sau đây, hãy cùng Base Blog khám phá danh sách 15 phần mềm quản lý bán hàng miễn phí và trả phí nổi trội nhất trên thị trường hiện nay. 1. Phần mềm quản lý bán hàng là gì? Phần mềm quản lý bán hàng là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa tất cả các nghiệp vụ trong quá trình bán hàng như: nhập kho, quản lý sản phẩm, quản lý tồn kho, quản lý đơn hàng, quản lý nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng hậu mãi,… Người dùng phần mềm quản lý bán hàng chủ yếu là chủ cửa hàng hoặc trưởng chi nhánh, trưởng nhóm bán hàng. 2. Các tính năng cần thiết của một phần mềm quản lý bán hàng Có thể thấy, phần mềm quản lý bán hàng đang trở thành một công cụ thiết yếu đối với hầu hết các công ty kinh doanh và sản xuất trong thời đại 4.0. Để quản lý hoạt động bán hàng một cách hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần lựa chọn một phần mềm quản lý bán hàng tích hợp đầy đủ 5 chức năng cơ bản sau: Tính năng Vai trò 1. Quản lý sản phẩm – Quản lý toàn diện cho tất cả các mã sản phẩm đang kinh doanh, bao gồm phân loại theo tên gọi, số lượng, và danh mục thuộc tính như màu sắc, kích cỡ, chất liệu, v.v…– Quản lý thời gian lưu kho để theo dõi mặt hàng bán chạy, bán chậm hoặc tồn kho.– Quản lý chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá của từng mã sản phẩm. 2. Quản lý

Đọc thêm  ❯
Sơ đồ PERT
Quản lý vận hành

Sơ đồ PERT là gì? Cách vẽ sơ đồ PERT trong quản lý dự án

Nếu cần quản lý những dự án phức tạp, có quy mô lớn, doanh nghiệp của bạn sẽ sử dụng công cụ nào? Có lẽ PERT không còn là cái tên xa lạ với chúng ta khi nói đến một giải pháp giúp định hướng quản lý dự án, công việc một cách tối ưu và hiệu quả. Vậy bản chất sơ đồ PERT là gì, cách vẽ cũng như áp dụng trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung dưới đây. 1. Sơ đồ PERT là gì? Mục đích của sơ đồ PERT 1.1. Sơ đồ PERT là gì? Sơ đồ PERT (Program Evaluation and Review Technique) là công cụ giúp lập kế hoạch, theo dõi và quản lý tiến độ dự án. Nói cách khác, PERT giúp mô tả tiến trình hoàn thành của một dự án.  Sơ đồ PERT gồm các yếu tố như: Nhiệm vụ cần thực hiện, chi phí, thời gian hoàn thành kế hoạch… nhờ đó, nhà quản trị sẽ xác định được nguồn lực cần có để thực hiện, lường trước các rủi ro có thể xảy ra và có phương án khắc phục ngay. Công việc được biểu diễn qua sơ đồ PERT giúp thể hiện mối quan hệ phụ thuộc giữa công việc cũng như thời gian dự kiến hoàn thành. Nó sử dụng 3 ước tính thời gian cho mỗi công việc gồm: Thời gian tối thiểu, thời gian trung bình, thời gian tối đa. 1.2. Ví dụ về sơ đồ PERT Khi doanh nghiệp đang cần sản xuất một dự án quan trọng, các công việc và nhiệm vụ gồm có: Nhiệm vụ Thời gian thực hiện (ngày) Yêu cầu thực hiện A 2 Làm luôn B 4 Làm luôn khi xong nhiệm vụ A C 3 Làm ngay khi xong nhiệm vụ B D 3 Làm sau khi xong nhiệm vụ B E 4 Thực hiện khi xong nhiệm vụ C

Đọc thêm  ❯
Ma trận RACI
Quản lý vận hành

Ma trận RACI là gì? Công cụ đắc lực cho quản lý dự án

Ma trận RACI là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý dự án, xác định được rõ vai trò của từng thành viên trong dự án đó. Thông qua việc chia rõ vai trò của mỗi người, công việc sẽ diễn ra mượt mà hơn, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn và đảm bảo hiệu quả tối đa. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ma trận RACI trong bài viết sau đây cùng Base Blog. 1. Ma trận RACI là gì? Ma trận RACI được nhắc đến lần đầu vào những năm 1960 – 1970 bởi các chuyên gia quản lý dự án. Mục đích của ma trận này là giải quyết tình trạng phân chia công việc, nhiệm vụ trong các dự án khó và có tính phức tạp. Bên cạnh đó, nó giúp tăng sự minh bạch, chuyên nghiệp trong thực hiện công việc của mỗi thành viên, mỗi đội nhóm. Cụ thể, ma trận RACI phân rõ vai trò của mỗi nhân sự theo các hạng mục sau đây: Hành động (R – Responsible), Phê duyệt (A –Accountable), Tư vấn (C – Consulted) và Thông tin (I – Informed).  1.1. Hành động (R – Responsible) Yếu tố này nói về nhân sự hoặc bộ phận chịu trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ, công việc trong dự án. Mỗi nhiệm vụ đều phải có ít nhất 1 người chịu trách nhiệm, nếu không công việc đó sẽ bị rơi vào tình trạng trì trệ, không thể hoàn thành và ảnh hưởng đến tiến độ chung. Với những nhiệm vụ, hoạt động lớn, cần nhiều nguồn lực quản lý thì cần có nhiều người và nhiều nhóm đảm nhiệm vai trò này hơn để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ. 1.2. Phê duyệt (A – Accountable) Nhóm này có quyền ra quyết định và tổng kết các công việc, hoạt động trong dự án. Người này sẽ thường là cấp trên của nhóm chịu trách

Đọc thêm  ❯
VUCA là gì?
Quản lý vận hành

VUCA là gì? 4 chiến lược quản trị “nòng cốt” trong kỷ nguyên VUCA

Xuất hiện từ những năm 1980, thuật ngữ VUCA được sử dụng để hàm ý một môi trường kinh doanh mơ hồ, phức tạp và thiếu ổn định. Vậy VUCA là gì? Nó tác động như thế nào đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp? Làm thế nào để dẫn dắt tổ chức vượt qua kỷ nguyên VUCA? Hãy cùng Base Blog bóc tách từng nội dung trong bài viết sau. 1. VUCA là gì? Nguồn gốc của VUCA VUCA là từ viết tắt của Bất ổn (Volatility), Không chắc chắn (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity). Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến để mô tả môi trường kinh doanh hiện đại – nơi biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ là những yếu tố thường xuyên xảy ra. Thuật ngữ VUCA được hình thành từ những năm 1980, khi Quân đội Hoa Kỳ sử dụng nó để mô tả các khu vực chiến trường phức tạp và nguy hiểm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. VUCA sau đó được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác, bao gồm quản trị doanh nghiệp, để làm nổi bật tính chất khó lường, biến động và thử thách của môi trường kinh doanh. Một ví dụ điển hình nhất của VUCA là sự tác động của đại dịch COVID-19 đến hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề. Để thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do đại dịch gây ra, các doanh nghiệp đã phải nhanh chóng xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến, thay đổi phương thức cung ứng song song với việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 2. Ý nghĩa của thuật ngữ VUCA Đối với các nhà quản trị, việc hiểu rõ VUCA là điều quan trọng để có thể đưa ra quyết định sáng suốt và dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Dưới đây là phần giải thích về từng yếu tố:

Đọc thêm  ❯
Phòng Marketing
Marketing

Phòng Marketing: Chức năng & vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

“Nếu không có phòng Marketing, doanh nghiệp của bạn giống như cửa hàng tốt nhất trên thế giới sẽ không bao giờ mở…”  Thật vậy, phòng Marketing mang trên mình rất nhiều trọng trách. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn chiến thắng trong tâm trí khách hàng hay tại điểm bán, đều cần “bộ óc” sáng tạo và sẵn sàng đổi mới của những người làm Marketing.  Vậy phòng Marketing trông như thế nào? Cụ thể Marketing sẽ làm gì, có KPI gì, quy trình nghiệp vụ như thế nào – tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 1. Phòng Marketing là gì? Phòng Marketing là một bộ phận trong doanh nghiệp có trách nhiệm định hình và thúc đẩy hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của họ đến khách hàng và thị trường mục tiêu.  Đây là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh tổng thể, xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng, tăng cường nhận diện thương hiệu để tạo ra doanh số bán hàng. Có thể nói, phòng Marketing như một cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu dùng, và giữa thuộc tính sản phẩm với nhu cầu của người tiêu dùng.  Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Marketing chính là những nhà sáng tạo giải pháp giúp doanh nghiệp có được hình ảnh, vị thế trên thị trường. 2. Chức năng cốt lõi của phòng Marketing Ở mức độ tổng thể, bên cạnh các hoạt động quảng cáo, PR (quảng bá), sản xuất và phân phối nội dung,… phòng Marketing còn liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, đối thủ cạnh tranh, hướng tới việc tạo ra giá trị cho khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng của doanh nghiệp.  Để hiểu được chức năng cốt lõi của Marketing, có

Đọc thêm  ❯
Quy trình là gì
Quản lý vận hành

Quy trình là gì? 5 bước “tiêu chuẩn” trong xây dựng và quản lý quy trình

Một tổ chức vận hành trơn tru, phát triển rực rỡ luôn là mục tiêu của bất cứ nhà lãnh đạo nào trong quá trình chèo lái doanh nghiệp. Dù vậy, con đường nào chẳng lắm chông gai, việc hoàn thành mục tiêu này trong thực tế vô cùng gian nan, đòi hỏi những người tiên phong phải xác định được đúng hướng đi ngay từ đầu mới có thể thành công. Rất nhiều người đã thử, vấp ngã nhiều, đứng dậy mới ngộ ra: Thứ các doanh nghiệp và nhà quản lý cần để vận hành, phát triển bền vững, chính là những quy trình làm việc thật sự chính xác và hiệu quả trong nội bộ tổ chức.   Vậy quy trình là gì, thế nào là một quy trình “chuẩn”, và làm thế nào để xây dựng và quản lý quy trình? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Base Blog. 1. Quy trình là gì? Đặc điểm của quy trình 1.1. Định nghĩa quy trình Quy trình trong doanh nghiệp là tập hợp các công việc, nhiệm vụ được thực hiện theo một thứ tự cố định, nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra. Dựa vào chức năng, các quy trình trong doanh nghiệp có thể được chia thành 4 nhóm: Lưu ý rằng quy trình và quá trình là 2 khái niệm khác nhau.  Trong khi quy trình hướng tới sự cụ thể và tiêu chuẩn hóa từng bước và mục tiêu đạt được, thì quá trình là tập hợp các hoạt động mang tính chất khái quát, linh hoạt.  Một quá trình có thể bao gồm nhiều quy trình khác nhau. Ví dụ, quá trình tuyển dụng một nhân viên chính thức trong doanh nghiệp cần trải qua nhiều quy trình nghiệp vụ: quy trình tuyển dụng, quy trình onboarding, quy trình đánh giá thử việc, quy trình ký kết hợp đồng lao động. Xây dựng quy

Đọc thêm  ❯
Phần mềm quản lý dự án
Chuyển đổi số

Top 15 phần mềm quản lý dự án miễn phí + trả phí tốt nhất 2024

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm phần mềm quản lý dự án khác nhau về tính năng, mô hình giá cũng như mục đích sử dụng. Vì vậy, việc tìm ra một giải pháp phù hợp với doanh nghiệp có thể khá phức tạp. Trong bài viết này, Base Blog sẽ giới thiệu cho doanh nghiệp danh sách 15 phần mềm quản lý dự án miễn phí và trả phí tốt nhất trong năm 2024. Chúng tôi sẽ phân tích sâu vào giá trị cốt lõi, ưu nhược điểm và chi phí của từng sản phẩm. 1. Phần mềm quản lý dự án là gì? Phần mềm quản lý dự án là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm dự án và theo dõi tiến độ thực hiện dự án. Mục tiêu là đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn và phạm vi ngân sách đã đề ra. Phần mềm quản lý dự án có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề, bao gồm: xây dựng, phát triển phần mềm, tiếp thị (marketing), tổ chức sự kiện, y tế, giáo dục, và nông nghiệp. 2. Các tính năng quan trọng của một phần mềm quản lý dự án Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các nhà cung cấp phần mềm không ngừng nghiên cứu và sáng tạo ra các giải pháp quản lý dự án thông minh hơn và tiên tiến hơn cho doanh nghiệp. Về cơ bản, một phần mềm quản lý dự án được xem là hữu ích khi hội tụ các chức năng chính như sau: Quản lý tổng quan dự án: Quản lý nguồn lực dự án: Lập kế hoạch và quản lý công việc trong dự án: Quản lý tiến độ dự án: Báo cáo dự án: Nhìn chung, các chức năng của phần mềm quản lý dự án

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo