Base Blog

Quản lý vận hành

Bí quyết Quản lý Vận hành hiệu quả cho doanh nghiệp

Bí quyết Quản lý vận hành hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng định hình sự thành công của một doanh nghiệp. Quản lý vận hành không chỉ đơn thuần là việc điều hành các quy trình sản xuất và dịch vụ một cách hiệu quả, mà còn bao gồm việc tối ưu hóa tài nguyên, quản lý rủi ro và đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Bí quyết này đòi hỏi sự kỹ năng và kiến thức đa ngành, từ quản lý sản xuất đến quản lý chuỗi cung ứng và quản lý nhân sự. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp, nhưng cũng mang lại cơ hội để nâng cao hiệu suất và cạnh tranh.

Quản lý vận hành hiệu quả còn đòi hỏi sự áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến, như tự động hóa và phân tích dữ liệu, để tối ưu hóa hoạt động và làm cho doanh nghiệp trở nên linh hoạt và phản ứng nhanh chóng trước biến động của thị trường.

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
Mô hình Waterfall
Quản lý vận hành

Mô hình Waterfall là gì? Cách áp dụng Waterfall vào quản lý dự án

Mô hình Waterfall hay Mô hình thác nước là một trong những phương pháp quản lý dự án mang tính ứng dụng cao. Trong mô hình này, các giai đoạn triển khai dự án được thực hiện theo trình tự rõ ràng và nghiêm ngặt.  Trong bài viết này, Base Blog sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức giúp doanh nghiệp hiểu rõ về mô hình Waterfall là gì, các ưu nhược điểm, cũng như cách áp dụng Waterfall vào quản lý dự án một cách hiệu quả. 1. Mô hình Waterfall là gì? 1.1. Định nghĩa Mô hình Waterfall, hay còn được gọi là Mô hình thác nước, là một trong những mô hình quản lý dự án dễ sử dụng nhất hiện nay. Nó tập trung vào việc quản lý dự án dựa trên tiến trình tuần tự và liên tiếp. Trong mô hình Waterfall, các giai đoạn của dự án được thực hiện lần lượt và liên tục. Dự án bước vào giai đoạn mới khi và chỉ khi giai đoạn trước đó đã được hoàn thành. 1.2. Lịch sử hình thành Mô hình thác nước có nguồn gốc từ các ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng, nơi mà việc điều chỉnh các dự án thiết kế sản phẩm rất tốn kém và phức tạp, đặc biệt là sau khi quá trình phát triển đã bắt đầu. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro và chi phí, dự án được phân chia thành các giai đoạn tuần tự, trong đó mỗi giai đoạn chỉ bắt đầu sau khi giai đoạn trước đã hoàn thành và được phê duyệt. Vào những năm 1950 và 1960, mô hình thác nước dần được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Herbert D. Benington là người đầu tiên giới thiệu mô hình này tại Hội thảo “Symposium on Advanced Programming Methods for Digital Computers” vào năm 1956. Đến năm 1970, Winston W. Royce đề xuất

Đọc thêm  ❯
kanban-là-gì
Quản lý vận hành

Kanban là gì? Hướng dẫn sử dụng phương pháp Kanban hiệu quả

Trong thế giới công việc hiện đại, việc quản lý dự án và tổ chức công việc đôi khi có thể trở nên phức tạp và khó khăn. Đó là lý do những phương pháp quản lý nổi tiếng trên thế giới được mang ra nghiên cứu, nâng cấp và áp dụng triệt để. Một trong số đó là phương pháp Kanban – chiếc “chìa khóa” giúp Toyota trở thành một trong những nhà máy sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Trong bài viết này, Base Blog sẽ giới thiệu cụ thể Kanban là gì, nguyên lý của Kanban, cách triển khai Kanban, cũng như các chiến lược để tối ưu hóa quy trình làm việc của bạn theo mô hình Kanban. 1. Định nghĩa Kanban  1.1. Kanban là gì?  Kanban là thuật ngữ xuất phát từ Nhật Bản, được sử dụng lần đầu tại doanh nghiệp xe hơi Toyota. Trong tiếng Nhật, Kanban được ghép từ “kan” nghĩa là “thị giác” và “ban” nghĩa là “thẻ”, nên thuật ngữ này có thể được hiểu đơn giản là một “bảng thông tin”.  Mô hình Kanban được dùng như một công cụ trực quan hóa những tác vụ cần làm, để các thành viên dự án có thể thấy nhìn vị trí của chúng đang ở đâu trong luồng công việc. Cách đơn giản là dùng những tấm bảng trắng và dán những tờ giấy màu phía dưới để mô tả và quản lý quá trình làm việc. 1.2. Lịch sử ra đời của Kanban Vào cuối thập niên 40s của thế kỷ trước, tập đoàn Toyota đã và đang trong giai đoạn khủng hoảng do vấp phải sự cạnh tranh rất lớn tới từ những tập đoàn trong và ngoài nước. Để giải quyết cơn khủng hoảng đó, kỹ sư Taiichi Ohno đã đề xuất một phương án hướng tới cải tiến và tối ưu hệ thống sản xuất của tập đoàn. Phương pháp này ban đầu có

Đọc thêm  ❯
teamwork-là-gì
Bài viết nổi bật

Teamwork là gì? Làm thế nào để teamwork hiệu quả?

Teamwork, hay làm việc nhóm, được hiểu đơn giản là khả năng làm việc cùng nhau của một nhóm người. Teamwork cũng là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất đối với mỗi cá nhân. Nhưng chính xác teamwork là gì? Tại sao chúng ta cần đến nó? Công thức nào giúp khai thác tối đa sức mạnh teamwork trong các tổ chức, doanh nghiệp? Hãy cùng Base Blog tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau! 1. Teamwork là gì? 1.1. Định nghĩa teamwork Teamwork hay làm việc nhóm là khái niệm dùng để chỉ quá trình phối hợp, hợp tác giữa hai hay nhiều cá nhân để cùng hoàn thành nhiệm vụ và đạt mục tiêu chung của tập thể. Với teamwork, công việc chung sẽ được phân chia thành những nhiệm vụ nhỏ. Mỗi người sẽ được phân công nhiệm vụ tương ứng với năng lực và chuyên môn của bản thân. Hoạt động làm việc nhóm luôn cần thiết ở hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp, lĩnh vực và ngành nghề. 1.2. Đặc điểm của teamwork Tính tương tác, tính chuyên môn, tính thống nhất và tính kỷ luật là bốn đặc điểm đáng chú ý nhất của quá trình teamwork. Cụ thể như sau: 2. Tại sao cần teamwork chứ không chỉ “tao-work”? Teamwork liên quan đến công việc chung của một tập thể. Dẫu vậy, không ít trường hợp, công việc nhóm trở thành công việc của một vài thành viên bởi sự thiếu trách nhiệm của các cá nhân khác hoặc do sự phân công bất hợp lý của trưởng nhóm. Đây là nguyên nhân cụm từ “tao-work” xuất hiện. “Tao-work” là cách nói ngụ ý “một người phải gánh vác phần lớn hoặc gần như toàn bộ công việc của cả nhóm”. Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Không phải ngẫu nhiên mà teamwork trở thành một kỹ năng

Đọc thêm  ❯
Deepwork là gì
Bài viết nổi bật

Deep work là gì? Làm thế nào để đạt được Deep work?

“Thành công không phải là phép màu nhiệm hay sự lừa gạt, nó chỉ đơn giản là học cách tập trung” – Jack Canfield. Nhiều người tin rằng trạng thái làm việc sâu (Deep work) là kỹ năng cần thiết để đưa bạn chạm tới đỉnh cao của thành công. Nhưng để giữ vững sự tập trung cao độ trong thời đại ngày nay rất khó, nhất là khi chúng ta đang bị bủa vây bởi hàng ngàn thông tin từ các phương tiện và công cụ làm việc khác nhau.  Vậy Deep work là gì? Và bạn nên làm gì để đạt được trạng thái Deep work khi làm việc? Bài viết sau đây Base.vn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ về chủ đề này.  1. Deep work là gì? Deep work hay còn gọi là “làm việc sâu” được định nghĩa là “khả năng tập trung cao độ vào một nhiệm vụ đòi hỏi sự suy nghĩ trong một khoảng thời gian dài, bị gián đoạn tối thiểu”. Deep work không chỉ yêu cầu não bộ dồn mức tập trung cao vào một nhiệm vụ hoặc công việc duy nhất mà còn đặt bản thân vào trạng thái làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài. Trong dòng chảy công việc, Deep work khiến bạn sử dụng 200% sức lực để đạt kết quả tốt nhất.  Trong cuốn sách Deep Work: Rules for Focused Success in a Distracted World (bản tiếng Việt: Deep Work: Làm ra làm, chơi ra chơi), tác giả Cal Newport – Phó Giáo sư tại Đại học Georgetown, Mỹ – cho rằng Deep work là một trong những kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21, khi con người thường xuyên phải đa nhiệm (multitasking) và làm việc trong môi trường tràn ngập những yếu tố gây phân tâm. 2. Nguồn gốc và sự phát triển của Deep work Từ thế kỷ XX, Deep work đã được Carl Jung –

Đọc thêm  ❯
quản-lý-dự-án
Bài viết nổi bật

Quản lý dự án là gì? Phương pháp & Quy trình quản lý dự án hiệu quả

Không có nhà quản trị nào bẩm sinh đã xuất chúng. Việc quản lý những dự án quy mô và phức tạp đòi hỏi mỗi người phải học hỏi từ những kiến thức cơ bản nhất: Quản lý dự án là gì? Có những phương pháp quản lý dự án nào? Đâu là một quy trình quản lý dự án hiệu quả? Các nhà quản trị cần lưu ý gì? Để tìm ra đáp án cho các câu hỏi trên, hãy cùng Base Blog tham khảo bài viết dưới đây.   1. Quản lý dự án là gì? 1.1. Định nghĩa dự án Dự án là những hoạt động được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đạt được một mục tiêu nào cụ thể. Khái niệm “dự án” hiện nay được sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực và khía cạnh của doanh nghiệp từ ra mắt sản phẩm mới, marketing, bán hàng,… đến đào tạo nhân sự, cải tiến không gian làm việc,… Theo cách giải thích trên, dự án sẽ bao gồm các yếu tố: 1.2. Định nghĩa quản lý dự án Quản lý dự án là quá trình nhà quản trị (người đứng đầu dự án) áp dụng các kỹ năng, công cụ và kiến thức để thực hiện các hoạt động trong một dự án, nhằm đạt được mục tiêu dự án đã đặt ra và đồng thời tối ưu được nguồn lực cần thiết. Quy trình quản lý dự án được chia thành các hoạt động như xác định mục tiêu dự án cần đạt được, lập kế hoạch, phân công công việc, theo dõi tiến độ, cải tiến dự án, hạn chế rủi ro, và kết nối giữa các thành viên trong dự án. Để quản lý dự án hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo các phương pháp chuyên nghiệp và các phần mềm hỗ trợ hiện đại, sẽ được giới thiệu trong phần sau của

Đọc thêm  ❯
bieu-do-pareto
Quản lý vận hành

Biểu đồ Pareto là gì? Giải mã nguyên tắc Pareto (Quy luật 80/20)

Nếu là một nhà quản lý doanh nghiệp, ắt hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe đến câu nói: “20% khách hàng tạo ra tới 80% doanh thu”. Nghe thì giống như một câu nói vô thưởng vô phạt không có căn cứ, thế nhưng trên thực tế, câu nói ấy lại xuất phát từ một nguyên lý nổi tiếng được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới – nguyên tắc 80/20. Vấn đề nào cũng cần xác định nguyên nhân và giải quyết triệt để, tuy nhiên, để tiết kiệm được tối đa thời gian và nguồn lực cho việc giải quyết nó, chúng ta cần xác định được những yếu tố quan trọng cần ưu tiên xử lý trước tiên. Nguyên tắc 80/20 cùng với biểu đồ Pareto sẽ giúp cho mỗi cá nhân cũng như các doanh nghiệp “giải quyết” nhanh gọn 80% rắc rối của mình, chỉ qua việc xác định được 20% vấn đề cốt lõi nhất.  Để có khái niệm tổng quát hơn về chủ đề này, bạn hãy theo chân Base.vn để cùng tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây.   1. Khái niệm về biểu đồ Pareto 1.1. Biểu đồ Pareto là gì? Biểu đồ Pareto, hay còn được gọi là biểu đồ 80/20, là một công cụ thống kê thường được sử dụng để phân tích và đánh giá tầm quan trọng của các nguyên nhân khác nhau gây ra một vấn đề hoặc kết quả cụ thể. Nó dựa trên Nguyên lý Pareto, còn được gọi là Quy tắc 80/20, cho rằng khoảng 80% kết quả xuất phát từ khoảng 20% nguyên nhân. Biểu đồ Pareto thường được biểu diễn dưới dạng cột, thể hiện tần suất hoặc mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải. Tất cả các số liệu và đường, cột,… trên đó được hiển thị một cách trực quan, giúp nhanh chóng

Đọc thêm  ❯
Phần mềm quản lý công việc
Chuyển đổi số

Top 15 phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất năm 2024

Giữa thời thế công nghệ lên ngôi, thị trường cạnh tranh khốc liệt, các phần mềm quản lý công việc ra đời đem tới lợi thế tốc độ, năng suất vượt trội cho doanh nghiệp, và là trợ thủ đắc lực cho các nhà quản trị hiện đại. Trên thị trường có khá nhiều cái tên nổi bật như Trello, Asana, Wrike, Jira,… nhưng để các doanh nghiệp lựa chọn được một giải pháp hữu ích và phù hợp thì còn phải cân nhắc nhiều yếu tố. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn review các phần mềm quản lý công việc và dự án phổ biến nhất. Trước khi đi vào so sánh ưu nhược điểm của các phần mềm, bạn cần hiểu rõ mức độ cần thiết của một phần mềm quản lý công việc hàng ngày, và những yếu tố nào tạo nên một phần mềm quản lý công việc tốt. 1. Phần mềm quản lý công việc có thể giúp ích cho bạn như thế nào? Bài toán của các nhà quản trị là làm sao kiểm soát những công việc và dự án đang diễn ra, tối ưu nguồn lực có hạn và nâng cao năng suất doanh nghiệp. Để giải được bài toán này, các phần mềm quản lý công việc giải quyết 2 việc: (1) minh bạch hóa quá trình giao việc – nhận việc giữa nhà quản lý và nhân viên, từ đó minh bạch hóa trách nhiệm; (2) giúp nhà quản lý lên kế hoạch và giúp nhân viên cộng tác, làm việc tập trung trên một nền tảng duy nhất. Tóm lại, lợi ích của việc sử dụng một phần mềm quản lý công việc hàng ngày có thể quan sát ở 2 góc độ. Đối với nhân viên, phần mềm giúp họ:   Đối với nhà quản lý thì một phần mềm quản lý công việc đem lại những lợi ích như sau: 2. Vậy 7 tiêu chí lựa chọn phần mềm

Đọc thêm  ❯
Networking là gì
Marketing

Networking là gì? 15 bí quyết vàng chinh phục mọi mạng lưới quan hệ

Rất nhiều người bảo rằng họ không thích networking hoặc thấy nó không hiệu quả. Đó là bởi vì họ không biết cách làm điều đó hoặc họ đã đặt những kỳ vọng thiếu thực tế về thời gian thu được kết quả. Dù bạn làm ở lĩnh vực gì, networking luôn là kỹ năng cần có để thành công và có thể là chiếc phao cứu sinh không ngờ đến nhất khi bạn chuẩn bị chìm. Networking không chỉ giúp bạn học hỏi từ người bạn gặp trực tiếp, những lợi ích khác từ việc mở rộng mạng lưới quan hệ nói chung cũng rất đáng để bạn quan tâm. Vậy Networking là gì? Cùng Base Blog tìm hiểu nhé! 1. Networking là gì?  Networking là kỹ năng xây dựng mối quan hệ – khả năng xây dựng và chủ động duy trì các mối quan hệ cộng tác công việc nhằm phục vụ cho mục tiêu tương lai của doanh nghiệp. Networking thường dựa trên câu hỏi “Tôi có thể giúp được gì?” thay vì “Tôi có thể nhận được gì?” Networking thường được thực hiện trong các sự kiện cộng đồng hoặc kinh doanh. Những loại sự kiện này được tổ chức bởi các tổ chức kinh doanh hoặc các nhóm, được tổ chức ở cấp quốc gia hoặc địa phương. Những người tham gia có cơ hội tương tác, chia sẻ ý tưởng kinh doanh và bày tỏ ý định muốn liên kết kinh doanh dựa trên lợi ích của mỗi thành viên tham gia. 2. Networking – Một phương pháp Marketing hiệu quả nhưng chi phí thấp Networking trong doanh nghiệp còn được gọi là một kỹ thuật tiếp thị chi phí thấp, được sử dụng để phát triển các mối quan hệ mới trong thế giới kinh doanh thông qua việc liên kết với các cá nhân khác có chung tương tự ý tưởng. Tại sao vậy? 2.1 Chia sẻ lời khuyên và kiến ​​thức kinh

Đọc thêm  ❯
Scrum là gì
Quản lý vận hành

Scrum là gì? Hiểu hết về mô hình Scrum và cách triển khai cho doanh nghiệp

Là một phần của phương pháp Agile, mô hình quản lý Scrum luôn được các nhà quản lý và các doanh nghiệp lựa chọn để tham khảo nhằm gia tăng hiệu suất làm việc. Tuy nhiên để hiểu và ứng dụng được vào trong doanh nghiệp hoặc dự án, các nhà quản lý cần nắm rõ Scrum là gì?, cấu trúc của mô hình Scrum và quy trình triển khai Scrum hiệu quả. 1. Scrum là gì? 1.1. Khái niệm Scrum là một khung tổ chức công việc (framework) hoạt động dựa trên cơ chế lặp và tăng trưởng, cho phép nhóm dự án tập trung vào việc tối ưu hóa giá trị đạt được trong các vòng lặp cố định về mặt thời gian, để liên tục cải tiến sản phẩm, kỹ thuật, đội nhóm và môi trường làm việc. Với Scrum, sản phẩm được xây dựng trong một chuỗi các quy trình lặp lại được gọi là Sprint (thường kéo dài từ 2-4 tuần). Công việc được chia nhỏ thành từng phần để quản lý dễ dàng hơn và được hoàn thành bởi một đội nhóm liên chức năng (cross-function). Tên gọi Scrum được lấy cảm hứng từ một trận đấu trong môn thể thao bóng bầu dục. Cụ thể, trong trận đấu, cả đội bóng sẽ tập hợp lại thành một nhóm hợp nhất mà họ gọi là “scrum” để cùng nhau để đưa bóng về phía trước. Trong doanh nghiệp cũng vậy, một nhóm phát triển dự án sẽ tập hợp lại với nhau với cùng chung mục tiêu hoàn thành sản phẩm hoặc đưa doanh nghiệp tiến tới đích đến chung xa hơn. Scrum vượt xa mô hình chỉ huy và kiểm soát quản lý tiêu chuẩn, và thay vào đó là một vai trò nhà lãnh đạo tích cực. Người quản lý một đội nhóm sử dụng Scrum không giống như một huấn luyện viên đứng chỉ đạo bên lề, mà giống như một đội

Đọc thêm  ❯
SWOT là gì
Quản lý vận hành

SWOT là gì? Phân tích mô hình ma trận SWOT cho doanh nghiệp

Binh pháp Tôn Tử đã có câu: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng.”  Nếu chỉ thấu hiểu về doanh nghiệp cá nhân thôi thì chưa đủ, nhất là khi độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn, vì vậy SWOT được phát triển và ứng dụng vào các tổ chức như một giải pháp cứu cánh nhằm giải quyết từ những vấn đề từ vi mô đến vĩ mô. SWOT không chỉ giúp nhà quản trị định vị rõ vị lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường mà còn đề ra những ý tưởng tuyệt vời để thực thi chiến lược. Vậy bản chất SWOT là gì và đâu là cách phân tích ma trận SWOT đúng cho từng doanh nghiệp? Để có được góc nhìn cụ thể về mô hình này, hãy cùng Base.vn theo dõi chi tiết bài viết dưới đây. 1. Định nghĩa SWOT 1.1. SWOT là gì? SWOT được viết tắt từ tạo nên từ 4 từ trong tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh),  Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là một phương pháp phân tích chiến lược phổ biến được sử dụng để đánh giá vị thế cạnh tranh của của một tổ chức, dự án, sản phẩm, từ đó giúp phát triển các kế hoạch chiến lược.   1.2. Phân tích SWOT là gì?  Phân tích SWOT chính là việc xác định các yếu tố nội bộ (Strengths, Weaknesses) và các yếu tố bên ngoài (Opportunities, Threats). Dựa trên đó, bạn có thể áp dụng các chiến lược phù hợp để đưa ra những giải pháp thiết thực cho doanh nghiệp trong tương lai như chiến lược phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, định vị thương hiệu,… Phương pháp này có thể áp dụng cho các doanh nghiệp, đội nhóm đa dạng quy mô hoặc các dự án riêng lẻ.  Lấy ví dụ, nhờ phân tích SWOT, bộ phận Marketing có thể hình dung rõ hơn về đối thủ cạnh tranh ở các khía cạnh hướng

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds