Base Blog

Quản trị nhân sự

Bí quyết Quản trị Nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhân lực là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Để thu hút, giữ chân và phát triển đội ngũ nhân viên tài năng, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả.

Bí quyết Quản trị Nhân sự hiệu quả cung cấp cho bạn những kiến thức và công cụ thiết yếu để:

  • Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và gắn kết.
  • Thu hút và tuyển dụng nhân tài phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
  • Đào tạo và phát triển năng lực nhân viên.
  • Đánh giá hiệu quả công việc và khen thưởng công bằng.
  • Giữ chân nhân viên tài năng và tạo động lực làm việc.

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
văn-hóa-doanh-nghiệp
Bài viết nổi bật

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng và cách xây dựng

Cùng nhớ lại một tin tức gây xôn xao toàn thế giới trong năm 2019: “Kỳ lân” công nghệ Coworking Space WEWORK trượt dốc thảm hại từ startup 47 tỷ USD đến nguy cơ phá sản. Tại sao một doanh nghiệp được gửi gắm nhiều kỳ vọng lại bất ngờ ngã ngựa ngay trước thềm IPO? Với sự phân tích của các chuyên gia, không ít những mặt tối dần được hé lộ. Một trong những nguyên nhân chủ đạo khiến đế chế này dần lụn bại chính là thứ văn hóa tiệc tùng, chè chén độc hại mà cựu CEO Adam Neumann đã xây dựng và áp đặt. Qua bài học của WEWORK, rõ ràng doanh nghiệp không thể phủ nhận vai trò của yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển bền vững của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố được nhiều ứng viên chú trọng khi tìm kiếm một môi trường làm việc mới. Vậy tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng, các loại hình văn hóa đặc trưng là gì và các công ty tại Việt Nam có văn hóa như thế nào? Cùng Base Blog tìm hiểu chi tiết những thông tin này qua bài viết dưới đây. 1. Văn hóa doanh nghiệp là gì? 1.1 Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp Theo cuốn sách Quản trị bằng văn hóa của Tiến sĩ Giản Tư Trung, văn hóa doanh nghiệp là cách nghĩ, cách sống và làm việc của doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống cũng như cách làm việc của từng con người trong tổ chức đó. Tựu chung lại, có thể định nghĩa “Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng

Đọc thêm  ❯
Mô hình ASK
Quản trị nhân sự

Mô hình ASK là gì? Mô hình đánh giá năng lực nhân sự chuẩn quốc tế

Trong kỷ nguyên HR 4.0, đánh giá năng lực không thể đơn thuần là những quyết định mang tính chủ quan và một chiều từ phía nhà lãnh đạo nữa. Tất cả các quy trình sắp xếp, theo dõi và chấm điểm cho năng lực cá nhân đều phải theo sát bộ khung với các tiêu chí rõ ràng. Đã đến lúc doanh nghiệp xây dựng cho riêng mình một mô hình đánh giá chuẩn quốc tế, áp dụng đồng thời được với cả hai đối tượng nhân sự – ứng viên tuyển dụng và nhân viên trong doanh nghiệp. 1. Mô hình ASK là gì? ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge) là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Từ những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), hiện nay ASK này đã được chuẩn hoá thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 nhóm chính: Mỗi nhóm trên là một nhóm yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra cho cá nhân để hoàn thành xuất sắc vị trí công việc cụ thể. Thông thường, doanh nghiệp sẽ có một bộ từ điển năng lực được xây dựng theo mô hình ASK với danh sách các tiêu chuẩn năng lực chung, phù hợp với văn hoá và yêu cầu phát triển chung. Sau đó, với mỗi vị trí công việc đặc thù, doanh nghiệp lựa chọn ra một số kiến thức – kỹ năng – thái độ có liên quan nhất để xây dựng khung năng lực cụ thể. Ví dụ: Mô hình ASK đơn giản dành cho vị trí copywriter là: Đọc thêm: Năng lực là gì? Chìa khóa thành công cho mọi cá nhân và tổ chức 2. Tầm quan trọng của mô hình ASK trong doanh nghiệp Khi chưa được tiếp cận với mô hình đánh giá năng lực, doanh nghiệp thường lơ là và chủ quan với việc đánh

Đọc thêm  ❯
Các tiêu chí đánh giá nhân viên
Quản trị nhân sự

Các tiêu chí đánh giá nhân viên cuối năm: 3 bước cực kỳ hiệu quả

Những ngày đầu tháng Một, khi doanh nghiệp của bạn hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch cũng là lúc chủ đề đánh giá nhân viên cuối năm (year-end performance review) trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Đó không thể là một đánh giá đơn giản dựa trên cảm xúc hay cái nhìn nhất thời, mà phải tuân theo quy trình và các nguyên tắc nhất định. Nhân viên lo lắng nhớ lại những gì xảy đến trong 12 tháng qua và cố tìm cách thể hiện rằng bản thân đã làm việc tốt. Còn bạn – với tư cách một nhà quản lý, là người tổ chức ra buổi đánh giá này – chắc hẳn đang cần thiết có một hướng dẫn cụ thể từng bước và các template biểu mẫu đánh giá (nếu có). Vậy bài viết này chính là dành cho bạn. 1. Mục đích của đánh giá nhân viên cuối năm (year-end performance review) Đánh giá hiệu suất nhân viên cuối năm (year-end performance review) không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên, nhà quản lý trực tiếp, cho bạn mà còn cho cả doanh nghiệp. Theo nhận định của Dick Grote, tác giả cuốn sách How to Be Good at Performance Appraisals: Simple, Effective, Done Right (Harvard Business Review Press, 2011), nếu các nhà quản lý không được hướng dẫn cách đánh giá hiệu suất thật tốt, thì dữ liệu từ hệ thống đánh giá sẽ sai lệch và dẫn tới các quyết định sai lầm trong cơ chế lương thưởng, phân bổ lực lượng lao động và lập kế hoạch kinh doanh. Đánh giá hiệu suất nhân viên thường diễn ra định kỳ theo tháng/quý/6 tháng/năm, trong đó year-end performance review là kỳ đánh giá quan trọng nhất. Buổi đánh giá nhân viên giữa năm (mid-year performance review) được tổ chức chỉ nhằm tiếp cận tới những gì nhân viên đang làm, các nhu cầu cấp thiết và củng cố động

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo