Base Blog

Quản trị nhân sự

Bí quyết Quản trị Nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhân lực là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Để thu hút, giữ chân và phát triển đội ngũ nhân viên tài năng, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả.

Bí quyết Quản trị Nhân sự hiệu quả cung cấp cho bạn những kiến thức và công cụ thiết yếu để:

  • Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và gắn kết.
  • Thu hút và tuyển dụng nhân tài phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
  • Đào tạo và phát triển năng lực nhân viên.
  • Đánh giá hiệu quả công việc và khen thưởng công bằng.
  • Giữ chân nhân viên tài năng và tạo động lực làm việc.

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
Team Building
Quản trị nhân sự

Team building là gì? Gợi ý địa điểm tổ chức và các trò chơi hot nhất

Việc xây dựng và duy trì một tinh thần đồng đội gắn kết là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Nhân viên là trái tim của mọi công ty và đầu tư vào các trò chơi team building giúp nâng cao sự gắn kết và vai trò của họ với nơi làm việc. Bài viết này tổng hợp những ý tưởng xây dựng trò chơi team building cho công ty, cùng những địa điểm tổ chức team building tuyệt vời mà nhân viên của bạn sẽ hào hứng tham gia! 1. Team building là gì? Team building là quá trình hoặc hoạt động nhằm tạo dựng và phát triển mối quan hệ, sự hiểu biết, sự hợp tác và sự tin tưởng giữa các thành viên trong một nhóm, công ty làm việc. Mục tiêu chính của team building là cải thiện hiệu suất làm việc của nhóm, tạo ra môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân của mỗi thành viên. Các hoạt động team building có thể bao gồm các trò chơi, bài học, cuộc họp, hoạt động thể thao, ngoại khóa, và nhiều hoạt động khác mà nhóm thực hiện cùng nhau. Những hoạt động này thường được thiết kế để khám phá các kỹ năng giao tiếp, tăng cường sự đoàn kết trong nhóm, giúp các thành viên hiểu rõ hơn về mục tiêu và giá trị của nhóm, và giúp giải quyết các xung đột tiềm ẩn. Team building có thể thực hiện trong môi trường công việc hoặc ngoài công việc, tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của nhóm và tình huống cụ thể. 2. Điều gì làm nên một buổi team building thành công? Mô hình T.E.A.M Khi lên ý tưởng cho một buổi team building, chúng ta hay cố gắng tìm kiếm những trò chơi vui vẻ và thú vị. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì khó để

Đọc thêm  ❯
Offboarding là gì
Quản trị nhân sự

Offboarding là gì? Tham khảo quy trình nghỉ việc bài bản và nhanh chóng

Bạn có thể đã nghe qua rất nhiều hướng dẫn về onboarding nhân viên mới, về cách tạo ra sự hoà hợp nhanh chóng nhất giữa nhân viên với doanh nghiệp. Nhưng bạn đã thực sự quan tâm tới một “cánh cửa” khác của doanh nghiệp – nơi mà nhân viên cũ nghỉ việc và để lại chỗ trống chờ đợi người khác vào tiếp nhận?  Bạn đã biết Offboarding là gì?, và tất cả những thứ phải làm trong quy trình nghỉ việc hay chưa? 1. Offboarding là gì?  Offboarding là quá trình mà một nhân viên trải qua khi họ rời khỏi một công ty, bất kể lý do là do nghỉ việc, bị sa thải, hoặc về hưu. Quá trình này bao gồm các bước và hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo việc chấm dứt hợp đồng lao động diễn ra suôn sẻ và không gây ra sự gián đoạn nào cho doanh nghiệp, cũng như đảm bảo sự công bằng và tôn trọng đối với nhân viên ra đi.  2. Vì sao xây dựng quy trình nghỉ việc lại quan trọng với doanh nghiệp? Khi một ai đó rời khỏi công ty, chắc hẳn bạn sẽ không muốn phát điên lên với việc lục tung máy tính để tìm file thiết kế gốc, hay dò tìm mật khẩu đăng nhập vào chiếc máy tính mà người đó từng sử dụng trước kia.  Đó là sự thật. Khi một nhân viên rời khỏi công ty, bất kể trong hoàn cảnh nào, có rất nhiều thứ cần làm chứ không phải chỉ là lời tạm biệt. Bởi vậy, một quy trình nghỉ việc thích hợp sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên, đồng thời giúp luồng công việc không bị gián đoạn quá nhiều khi chuyển giao lại cho người khác. Dù là các thủ tục pháp lý hay những quy định được đặt ra bởi công ty, thì hoàn thiện

Đọc thêm  ❯
Employer Branding
Quản trị nhân sự

Employer Branding là gì? 5 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng

“Khi nói về tuyển dụng những năm gần đây, chúng ta chứng kiến cán cân đang dần chuyển đổi, từ Employer-centric, tức là tập trung vào nhà tuyển dụng, sang Candidate-centric, tức là tập trung vào ứng viên. Ứng viên cũng giống như người mua hàng của công ty mình. Họ ngày càng thông minh và có nhiều lựa chọn hơn. Điều này tạo ra cho tất cả doanh nghiệp chúng ta thêm một cuộc cạnh tranh nữa, mà tôi gọi là “The war of talent”, tức là cuộc chiến thu hút nhân tài.” (Ông Trịnh Ngọc Bảo – Co-founder Base.vn) Trong cuộc cạnh tranh nhân lực ngày càng khốc liệt ngày nay, một chiến lược Employer Branding là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể thu hút những ứng viên tiềm năng, cũng như giữ chân những nhân viên hiện tại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết về khái niệm Employer Branding là gì, chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng, và các tips để thực thi hiệu quả Employer Branding. 1. Employer Branding là gì? Xây dựng thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding) là tất cả những hoạt động doanh nghiệp làm với mục đích quảng bá hình ảnh đặc trưng của mình đến người tìm việc và các ứng viên tiềm năng.  Ở đây cần phân biệt khái niệm này với khái niệm thương hiệu tuyển dụng (Employer Brand), tức là hình ảnh doanh nghiệp với tư cách nhà tuyển dụng trong mắt người tìm việc. Tuy hoạt động Employer Branding có ảnh hưởng trực tiếp, nhưng gần như không thể quyết định được Employer Brand. Do thương hiệu tuyển dụng của công ty thường được hình thành thông qua trải nghiệm thực tế của ứng viên và nhân viên. Ví dụ: 2. Tại sao doanh nghiệp càng nhỏ càng nên đầu tư cho Employer Branding? Việc đầu tư đúng đắn vào Employer Branding sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế chi phí

Đọc thêm  ❯
Hợp đồng lao động
Quản trị nhân sự

Hợp đồng lao động là gì? Tải ngay 5 mẫu hợp đồng lao động

Khi tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động cần ký kết hợp đồng lao động. Đây là tài liệu gồm các thông tin giúp đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Vậy hợp đồng lao động là gì, những nội dung nào cần có trong hợp đồng? Cùng tìm hiểu chi tiết và tải một số mẫu hợp đồng mới nhất trong bài viết dưới đây. 1. Hợp đồng lao động là gì? Có mấy loại hợp đồng lao động? 1.1. Khái niệm hợp đồng lao động Theo Wikipedia Việt Nam, hợp đồng lao động (HĐLĐ) là văn bản về sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động với việc làm có trả công, trong đó quy định rõ ràng về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.  HĐLĐ được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận và sử đổi nội dung. Ngoài ra, khi có sự thay đổi của một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động thì người lao động được quyền ký hợp đồng mới. Tại Điều 13, Bộ Luật Lao động 2019 cũng nêu rõ khái niệm hợp đồng lao động như sau: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng

Đọc thêm  ❯
Hợp đồng thử việc
Quản trị nhân sự

Hợp đồng thử việc là gì? Tải về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

Khi tuyển dụng một nhân sự vào tổ chức, nhân sự đó sẽ trải qua quá trình thử việc. Thời gian thử việc sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi công ty nhưng vẫn đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật. Trong thời gian này, người lao động và người sử dụng lao động sẽ ký kết hợp đồng thử việc để đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.  Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại hợp đồng này trong bài viết dưới đây của Base.vn. 1. Hợp đồng thử việc là gì? Trong Khoản 1, Điều 24, Luật Lao động 2019 có quy định về việc thử việc như sau: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”. Như vậy, hợp đồng thử việc là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc làm thử trước khi ký hợp đồng chính thức. Trong thời gian thử việc, cả hai bên sẽ thực hiện quy định, nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng. 2. Tính pháp lý trong hợp đồng thử việc 2.1. Mức lương thử việc theo quy định là bao nhiêu? Mức lương thử việc tối thiểu bằng 85% mức lương thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. Bên cạnh đó, hai bên cũng có thể thỏa thuận mức lương khi thử việc, đảm bảo không dưới 85% mức lương chính thức. Ví dụ, mức lương thỏa thuận giữa hai bên là 10.000.000 đồng, thì mức lương trong thời gian thử việc của nhân viên này ít nhất bằng 8.500.000 đồng. Đọc thêm: Hướng dẫn đầy đủ về cách tính lương và quy chế trả lương trong doanh nghiệp 2.2. Thời gian thử việc của người lao động tối

Đọc thêm  ❯
Phần mềm quản lý tuyển dụng
Chuyển đổi số

Review 10 phần mềm quản lý tuyển dụng nhân sự phổ biến nhất hiện nay

Phần mềm quản lý tuyển dụng nhân sự là công cụ quan trọng trong quá trình tìm kiếm, thu hút, phỏng vấn và tuyển dụng nhân viên cho một doanh nghiệp. Với phần mềm này, doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng nên quy trình tuyển dụng tối ưu cả về mặt chi phí lẫn nguồn lực. Sau đây là một bài đánh giá chi tiết về tính năng, ưu nhược điểm và chi phí các phần mềm quản lý tuyển dụng nhân sự phổ biến nhất hiện nay, mà Base Blog muốn chia sẻ cùng bạn đọc. 1. Phần mềm tuyển dụng là gì? Phần mềm tuyển dụng là công cụ hỗ trợ nhà tuyển dụng tối ưu hóa các hoạt động tuyển dụng, bao gồm: đăng tin tuyển dụng, quản lý và sàng lọc hồ sơ ứng viên, theo dõi và đánh giá quá trình phỏng vấn ứng viên, và lập báo cáo tuyển dụng. Hiện nay, các doanh nghiệp thường xem phần mềm tuyển dụng là một trong các phân hệ của phần mềm nhân sự. 2. Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm quản lý tuyển dụng? Trong thời đại chuyển đổi số, việc sử dụng phần mềm tuyển dụng để chuẩn hóa quy trình tuyển chọn nhân tài đã trở nên rất phổ biến. Một số lợi ích nổi bật của phần mềm tuyển dụng như sau: 3. Có các loại phần mềm quản lý tuyển dụng nào? Có hai loại phần mềm tuyển dụng phổ biến: Hệ thống theo dõi ứng viên (Applicant Tracking System – ATS) và Hệ thống lập lịch phỏng vấn. Mặc dù hai loại hệ thống tuyển dụng này đều có vai trò quan trọng, nhưng ATS chiếm ưu thế hơn vì nó cung cấp nhiều nghiệp vụ quản lý tuyển dụng tốt hơn, bao gồm: 4. Tính năng cơ bản của phần mềm tuyển dụng ATS Một phần mềm quản lý tuyển dụng nhân sự hữu ích

Đọc thêm  ❯
BOD là gì?
Quản trị nhân sự

BOD là gì? Những điều quan trọng nhất về Board of Directors

Một chiến thuyền không thể đứng vững trước sóng gió nếu không có sự cầm lái vững vàng của các vị thuyền trưởng. Thật vậy, việc lựa chọn và duy trì một Hội đồng Quản trị (BOD – Board of Directors) có năng lực và tận tâm là yếu tố then chốt đối với sự thành công dài hạn của bất kỳ doanh nghiệp nào.  Vậy các yếu tố nào làm nên một đội ngũ “đầu tàu” vững mạnh và hiệu quả? Cùng khám phá ở bài viết dưới đây.  1. BOD là gì? Đặc điểm của Board of Directors 1.1. BOD là gì trong công ty?  Board of Directors (BOD), hay Hội đồng Quản trị, là những người lãnh đạo được bầu cử hoặc bổ nhiệm để giám sát và định hướng chiến lược cho một công ty hoặc tổ chức. BOD chịu trách nhiệm quản lý rủi ro, giám sát hoạt động của ban điều hành để đảm bảo tuân thủ pháp lý, đồng thời quản lý tài chính nhằm bảo vệ lợi ích của cổ đông và các bên liên quan. 1.2. BOD gồm những ai? BOD không thực sự thuộc một bộ phận cụ thể nào trong cơ cấu tổ chức của công ty. Hội đồng Quản trị (viết tắt là HĐQT) thường bao gồm các thành viên:  Chủ tịch HĐQT (Chairman): Là người đứng đầu và lãnh đạo BOD, chịu trách nhiệm điều hành các cuộc họp và đảm bảo rằng BOD hoạt động hiệu quả.  Phó chủ tịch HĐQT: Là người có chức vụ cao thứ hai trong BOD, chỉ đứng sau chủ tịch, đảm nhiệm mọi việc quản lý khi Chủ tịch vắng mặt.  Thành viên nội bộ: Thành viên độc lập (bên ngoài): Đọc thêm: Sơ đồ tổ chức công ty – Bí quyết cho sự phát triển hiệu quả 1.3. Phân biệt BOD & BOM Hội đồng Quản trị (BOD – Board of Directors) và Ban điều hành (BOM – Board

Đọc thêm  ❯
SLA là gì?
Quản trị nhân sự

SLA là gì? Các thành phần cơ bản và tác động đến doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ bùng nổ, các doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào các dịch vụ cung cấp bởi bên thứ ba. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, xây dựng niềm tin và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hiệu quả, Thỏa thuận Mức độ Dịch vụ (SLA) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích bản chất, thành phần cơ bản và tác động to lớn của SLA đối với doanh nghiệp. Hãy cùng khám phá vai trò thiết yếu của SLA trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả và thúc đẩy thành công cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh năng động hiện nay. 1. SLA là gì? Service Level Agreement (SLA – tạm dịch là Thỏa thuận mức độ dịch vụ) là cam kết giữa nhà cung cấp dịch vụ đối với khách hàng sử dụng dịch vụ đó. Cam kết này không chỉ dừng lại ở khía cạnh chất lượng mà còn bao gồm những yếu tố như số lượng, tính khả dụng, trách nhiệm của nhà cung cấp,… được thỏa thuận với khách hàng. SLA thường đi kèm với các hình thức xử phạt trách nhiệm nếu nhà cung cấp không đáp ứng đúng các yếu tố đã cam kết. Ví dụ, một công ty thương mại điện tử cam kết sẽ hoàn tiền vận chuyển cho khách hàng nếu họ không giao hàng trong vòng 2 tiếng kể từ thời gian khách đặt hàng – theo như cam kết chính thức trên website công ty. Mặc dù Thỏa thuận mức độ dịch vụ (SLA) được cho là bắt nguồn từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet, nhưng hiện nay từ khóa này đã rất phổ biến trong thế giới công nghệ thông tin và còn vươn xa hơn nữa. Rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên thế giới đã sử dụng SLA trong hoạt động quản trị

Đọc thêm  ❯
Phần mềm chấm công
Chuyển đổi số

So sánh 12 phần mềm chấm công phổ biến cho doanh nghiệp

Phần mềm chấm công giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình quản lý thời gian làm việc, số lần vắng mặt, nghỉ phép của nhân viên, và tạo ra một môi trường lao động minh bạch và công bằng. Tuy nhiên, với sự đa dạng của các ứng dụng chấm công hiện nay, việc tìm ra một giải pháp phù hợp với nhu cầu, quy mô và ngân sách của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong bài viết sau đây của Base Blog, chúng tôi sẽ đánh giá tính năng, ưu điểm, nhược điểm và bảng giá chi tiết của 12 phần mềm chấm công tốt nhất tại Việt Nam và quốc tế, để giúp doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. 1. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm chấm công: Cắt giảm được hàng loạt chi phí Nhiều người nghĩ rằng việc tự động hóa quy trình chấm công không đem lại lợi ích về mặt chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một loạt các loại chi phí ẩn sẽ được cắt giảm đáng kể – mà chỉ những người trực tiếp quản lý hoạt động chấm công và tính lương mới có thể nhận thấy. Đó là các loại chi phí liên quan đến: 2. Các tiêu chí lựa chọn phần mềm chấm công Với một thị trường phần mềm chấm công “sôi động” như hiện nay, không khó để doanh nghiệp tìm được một giải pháp chất lượng cao. Tuy nhiên, “chất lượng cao” không có nghĩa là phần mềm chấm công đó sẽ đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng, cũng như đảm bảo hiệu quả đầu tư (ROI) của doanh nghiệp. Vậy điều gì tạo nên một phần chấm công lý tưởng dành cho doanh nghiệp bạn? Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần quan tâm: 2.1. Phần mềm chấm công có dễ sử dụng không? Thực tế, một phần mềm chấm

Đọc thêm  ❯
HRM là gì
Quản trị nhân sự

HRM (Human Resource Management) là gì? Các bước xây dựng hệ thống HRM

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng hơn khi mọi công ty đều mong muốn thu được lợi nhuận tốt nhất từ ​​những “nhân tài” mà họ có trong tổ chức của mình. Quản trị nhân sự (HRM) sẽ giúp các nhà lãnh đạo quản lý và tối ưu hóa nguồn nhân lực của mình một cách khôn ngoan và hiệu quả.  Bài viết dưới đây sẽ đi vào phân tích các thành tố thiết yếu cần có của một hệ thống HRM toàn diện, cũng như giúp nhà quản lý xây dựng chiến lược phát triển nhân sự từ A đến Z một cách hiệu quả.  1. HRM là gì? Strategic HRM là gì? Mục tiêu của quản trị nhân sự 1.1. Định nghĩa HRM là viết tắt của Human Resource Management – Quản trị nhân sự.  HRM là lĩnh vực tập trung vào việc điều phối, quản lý và phân bổ nguồn nhân lực trong công ty nhằm thúc đẩy các mục tiêu của tổ chức. Điều này bao gồm các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, phúc lợi nhân viên, quản lý lương bổng, quản lý hợp đồng lao động, xây dựng chính sách nhân sự và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp.  HRM là đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì, phát triển và tận dụng nguồn lực nhân sự để đạt được mục tiêu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. 1.2. Mục tiêu của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Tuyển dụng và duy trì nguồn nhân lực chất lượng Mục tiêu này nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ và đúng loại nhân lực cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Bộ phận tuyển dụng tìm kiếm, chọn lọc và thu hút những ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm và tiềm năng phù

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone