Trong bối cảnh Cuộc cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số ngành xây dựng không đơn thuần là một xu hướng, mà đã trở thành một nhiệm vụ trọng tâm được toàn ngành Xây dựng hướng tới. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp xây dựng đang chật vật để tìm giải pháp hòa nhập vào tiến trình số hóa. Vậy có những thách thức gì và giải pháp nào cho doanh nghiệp xây dựng trong thời đại số? Mời độc giả cùng Base Blog tìm hiểu trong nội dung ngay sau.
Mục lục
Toggle1. Chuyển đổi số ngành xây dựng, được hiểu như thế nào?
Chuyển đổi số ngành xây dựng là quá trình áp dụng các công nghệ và phần mềm tiên tiến để quản lý và vận hành toàn diện các hoạt động trong lĩnh vực này. Mục tiêu chính là tối ưu hóa hiệu quả, nâng cao năng suất, và đảm bảo an toàn lao động, hướng ngành xây dựng đến một kỷ nguyên số hóa.
Chuyển đổi số trong ngành xây dựng diễn ra trên hai phương diện: trong quản lý Nhà nước về xây dựng và trong các doanh nghiệp xây dựng. Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc triển khai và sử dụng công nghệ mới mà còn yêu cầu sự thay đổi về tư duy, mô hình kinh doanh, và văn hóa tổ chức, từ đó tạo ra những cải tiến bền vững và toàn diện.
2. Lợi ích của chuyển đổi số đối với toàn ngành xây dựng
Những lợi ích quan trọng của chuyển đổi số đối với ngành xây dựng nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng bao gồm:
2.1 Tăng cường vốn đầu tư cho toàn xã hội
Năm 2020, vốn đầu tư xã hội ở Việt Nam đạt khoảng 100 tỷ USD, trong đó đầu tư vào xây dựng chiếm từ 30-40%. Đây là nguồn lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Trong giai đoạn 2021-2025, nếu có cơ chế và chính sách đồng bộ, đặc biệt là sự nhận thức rõ ràng về chuyển đổi số, vốn đầu tư cho ngành xây dựng có thể đạt mức 40 đến 50 tỷ USD mỗi năm, giúp ngành có thể đóng góp đến 20% vào tăng trưởng GDP của cả nước vào năm 2025.
2.2 Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và thất thoát
Theo đánh giá của McKinsey Global Institute, trong vòng 20 năm qua, năng suất lao động của ngành xây dựng trên toàn cầu chỉ tăng trung bình 1% mỗi năm, đó là một tỷ trọng quá thấp so với rất nhiều ngành khác. Việc ứng dụng công nghệ số có thể giúp tăng năng suất lao động lên khoảng 15% và giảm chi phí sản xuất tới 6% nhờ tối ưu hóa các quy trình lập quy hoạch, thiết kế, quản lý môi trường và vận hành xây dựng, đặc biệt hiệu quả trong các dự án lớn và phức tạp.
2.3 Tăng cường an toàn lao động
Việc ứng dụng các công nghệ số, như thiết bị đo đạc, máy quay, và quan trắc di động có thể giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn nghề nghiệp. Ví dụ, các thiết bị đo và quét laser có thể thu thập dữ liệu xây dựng từ xa, hạn chế tối đa nguy hiểm cho công nhân trên công trường.
2.4 Nâng cao chất lượng của dự án công trình
Công nghệ số giúp giảm thiểu các sai sót trong thiết kế và xây dựng, vốn thường xuất phát từ lỗi của con người. Các công cụ số hóa hỗ trợ tạo ra các bản thiết kế và bản vẽ chính xác hơn, từ đó tối ưu hóa mô hình và thông số kỹ thuật tổng thể của công trình.
2.5 Thúc đẩy sự phối hợp và hợp tác
Chuyển đổi số giúp tạo ra một môi trường dữ liệu chia sẻ, nâng cao sự hợp tác giữa doanh nghiệp xây dựng, chuyên gia và khách hàng. Điều này cải thiện hiệu quả tham gia của các nhà thầu phụ, nhà cung cấp và giúp đẩy nhanh tiến độ công việc. Ví dụ, công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) giúp khách hàng dễ dàng hình dung không gian công trình trong tương lai hoặc kiểm tra tiến độ công việc từ xa.
2.6 Tăng sức hút đối với lực lượng lao động trẻ tuổi
Các doanh nghiệp xây dựng nếu được trang bị hạ tầng công nghệ, kỹ thuật số hiện đại sẽ dễ dàng hấp dẫn đội ngũ cán bộ, lao động trẻ, là những người luôn có khát vọng được nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề trong thời đại số.
3. Kế hoạch chuyển đối số trong ngành xây dựng giai đoạn 2020 đến 2025, định hướng đến 2030
Ngày 31/7/2020, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký Quyết định số 1004/QĐ-BXD về việc phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.” Kế hoạch này đặt ra 6 mục tiêu cụ thể:
- Thứ nhất: Hoàn thiện thể chế để phục vụ tiến trình chuyển đổi số: Nâng cấp các quy định, các quy chế để tạo thành nền tảng pháp lý vững chắc cho công cuộc chuyển đổi số trong ngành xây dựng.
- Thứ hai: Xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử: Hoàn thành Chính phủ điện tử của Bộ Xây dựng và hướng tới chính phủ số vào năm 2025.
- Thứ ba: Phát triển cơ sở dữ liệu số phục vụ quản lý quốc gia: Xây dựng hệ thống dữ liệu số toàn diện, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, giá thành xây dựng, nhà ở, cao ốc, thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng, quy hoạch đô thị và các chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng.
- Thứ tư: Phối hợp với các địa phương để thực hiện chuyển đổi số: Tập trung chuyển đổi số trong hạng mục quản lý quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng và quản lý các hoạt động xây dựng tại địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Thứ năm: Ứng dụng các công nghệ số trong những lĩnh vực chuyên ngành: Triển khai GIS trong quy hoạch, sử dụng BIM trong đầu tư xây dựng, cùng các công nghệ số tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT) trong hoạt động quản lý vận hành tòa nhà, chung cư, hệ thống hạ tầng đô thị và các nhà máy sản xuất vật tư, vật liệu xây dựng.
- Thứ sáu: Phát triển đội ngũ nhân lực đáp ứng các yêu cầu của công cuộc chuyển đổi số.
Kế hoạch chuyển đổi số ngành xây dựng cũng xác định 6 nhóm lĩnh vực trọng điểm tại cấp sở, bao gồm:
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và số hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ quản lý Nhà nước về quản lý xây dựng tại các địa phương và tỉnh thành.
- Thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành xây dựng và đẩy mạnh kế hoạch số hóa trong toàn ngành.
- Cải tiến các hoạt động xây dựng, bao gồm tư vấn, thiết kế, thẩm định, thi công và nghiệm thu các công trình.
- Tối ưu hóa quy trình khai thác và sản xuất vật tư, vật liệu xây dựng.
- Phát triển và quy hoạch khu đô thị thông minh và xây dựng các hạ tầng kỹ thuật hiện đại.
- Thắt chặt công tác quản lý nhà ở, cao ốc và thị trường bất động sản.
Đọc thêm: Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Xu hướng trong thời đại số hoá
4. Kết quả bước đầu trong công tác chuyển đối số ngành xây dựng
Phát biểu tại Hội nghị “Chuyển đổi số ngành Xây dựng” vào tháng 8/2024 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị – Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Xây dựng, đã nhấn mạnh những thành tựu nổi bật bước đầu trong công tác chuyển đổi số trong ngành xây dựng như sau:
– Nâng cao nhận thức, hành động về công tác chuyển đổi số: Các đơn vị thuộc Bộ và ngành xây dựng đã có những chuyển biến tích cực trong tư duy và thực hiện các hoạt động liên quan mục tiêu chuyển đổi số. Công tác bồi dưỡng, đào tạo nhằm cải thiện nhận thức và kỹ năng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ và công chức trong ngành xây dựng cũng đã được tăng cường.
– Xây dựng, hoàn thiện các thể chế pháp luật: Các chuyên đề và nội dung về chuyển đổi số đã được tích hợp linh hoạt vào quy trình cải cách thủ tục hành chính của ngành xây dựng. Việc lồng ghép này nhằm giảm bớt các thủ tục giấy tờ rườm rà cho nhân dân và doanh nghiệp, giúp việc giải quyết các thủ tục hành chính trở nên thuận tiện hơn.
– Nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết các thủ tục hành chính: Bộ đã tích hợp thành công hệ thống Cổng dịch vụ công & hệ thống một cửa điện tử, để hình thành một hệ thống thông tin đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp. Năm 2023, Bộ Xây dựng đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng “chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia”.
5. Thách thức doanh nghiệp xây dựng cần vượt qua để thực hiện chuyển đổi số
Dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, quá trình chuyển đổi số trong ngành xây dựng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ thống dữ liệu và phát triển các công cụ quản lý. Để thành công trong chuyển đổi số, các doanh nghiệp xây dựng cần vượt qua một số rào cản chính như sau:
5.1 Khó khăn trong thay đổi tư duy
Ngành xây dựng lâu nay chủ yếu quản lý, thu thập và tổng hợp hợp đồng, hồ sơ đấu thầu, hóa đơn vật tư bằng cách ghi chép thủ công vào sổ sách. Vì vậy, khi chuyển đổi sang phương thức số hóa dữ liệu, không ít quản lý và nhân viên sẽ cảm thấy nghi ngại trước kiến thức và sáng kiến mới. Để vượt qua điều này, doanh nghiệp cần thực hiện truyền thông nội bộ mạnh mẽ để mọi người hiểu rõ lợi ích của chuyển đổi số đối với mục tiêu cá nhân lẫn mục tiêu chung của tổ chức, đồng thời tạo động lực cho nhân viên tham gia học hỏi và đóng góp vào tiến trình chuyển đổi.
5.2 Thiếu hụt nguồn nhân lực số chất lượng cao
Con người và công nghệ là hai yếu tố then chốt trong tiến trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, ngành xây dựng hiện vẫn thiếu nhân sự có kỹ năng số hóa chất lượng cao. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp không chỉ cần triển khai sử dụng công nghệ hiện đại mà còn phải tổ chức chiến lược phát triển nguồn nhân lực số phù hợp, củng cố tư duy và năng lực quản lý hệ thống công nghệ mới.
5.3 Khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp
Ngay cả khi đã có đội ngũ nhân lực số chất lượng tốt, lựa chọn hạ tầng kỹ thuật số phù hợp vẫn là một thách thức lớn. Trên thị trường hiện có nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến, nhưng không phải công cụ nào cũng phù hợp với điều kiện và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Ví dụ, một số phần mềm có giao diện và chức năng phức tạp vượt quá khả năng của hệ thống nội bộ, hoặc việc đào tạo chưa đủ chi tiết gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa yêu cầu công nghệ và ngân sách. Chẳng hạn, các giải pháp SaaS (phần mềm dạng dịch vụ) dễ dự trù chi phí hơn và dễ triển khai, phù hợp cho các doanh nghiệp muốn giải quyết một số vấn đề quản lý công việc chuyên biệt mà không cần đầu tư lớn vào hạ tầng. Trong khi đó, các hệ thống ERP lại thích hợp hơn với doanh nghiệp có nhu cầu quản lý nhiều phân hệ nghiệp vụ phức tạp và tùy chỉnh cao, tuy nhiên kèm theo đó là chi phí đầu tư lớn hơn nhiều so với SaaS.
6. Base.vn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiện thực hóa chiến lược chuyển đổi số trong kỷ nguyên 4.0
Base.vn là một trong những công ty công nghệ tiên phong trong lĩnh vực cung cấp nền tảng quản trị doanh nghiệp dưới dạng dịch vụ (SaaS) tại Việt Nam. Sứ mệnh của Base.vn là hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức quản lý toàn diện mọi khía cạnh từ công việc, dự án, thông tin đến nhân sự và tài chính. Với hệ sinh thái hơn 60 ứng dụng tiên tiến, Base.vn hiện đang đồng hành cùng 9,000+ doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Xây dựng, Bất động sản, Ngân hàng, Y tế, v.v…
Đặc biệt, Base.vn nổi bật với khả năng tích hợp “không giới hạn,” dễ dàng kết nối với mọi công cụ và phần mềm mà doanh nghiệp đã triển khai. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng thực hiện chuyển đổi số toàn diện từ khối văn phòng đến khối công trường, Base.vn xin đề xuất các Bộ giải pháp tối ưu như sau:
6.1 Quản lý khối văn phòng
– Bộ Quản trị công việc, quy trình và dự án Base Work+: Bao gồm các ứng dụng Base Request, Base Wework, Base Workflow, và Base Meeting. Những ứng dụng này giúp doanh nghiệp số hóa không gian làm việc, quản lý hiệu suất, tự động hóa quy trình nghiệp vụ và đẩy nhanh tiến trình ra quyết định. Kết quả là nâng cao hiệu suất công việc, tăng cường phối hợp giữa các phòng ban, và giảm thiểu xung đột trong vận hành nội bộ.
– Bộ Quản trị nhân sự toàn diện Base HRM+: Gồm các ứng dụng Base E-Hiring, Base HRM, Base Checkin, Base Payroll, Base Goal, Base Review, Base Academy và Base Square, Base HRM+ hỗ trợ quản trị nhân sự từ khâu tuyển dụng đến đào tạo, đánh giá và phát triển. Dữ liệu nhân sự đầy đủ giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định chiến lược chính xác và tối đa hóa tiềm năng đội ngũ nhân sự.
– Bộ Quản trị thông tin và giao tiếp Base Info+: Bao gồm Base Inside, Base Office, Base Square, và Base Message, giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin, chính sách và tin tức nội bộ một cách nhất quán. Nhờ đó, doanh nghiệp duy trì được sự minh bạch trong thông tin và củng cố văn hóa tổ chức.
– Bộ Quản trị tài chính Base Finance+: Với các ứng dụng Base Finance, Base Income, Base Bankfeeds, và Base Expense, Base Finance+ cung cấp giải pháp quản lý tài chính theo thời gian thực, giúp lãnh đạo dễ dàng nắm bắt thông tin mọi lúc, mọi nơi để đưa ra quyết định chiến lược.
6.2 Quản lý khối công trường
– Ứng dụng Base Checkin: Quản lý Chấm công từ xa, cho phép nhân viên chấm công bằng nhiều hình thức, như nhận diện khuôn mặt, GPS, máy chấm công hoặc Mobile check-in; đồng thời có khả năng kết nối dữ liệu với phần mềm tính lương Base Payroll để tổng hợp bảng lương dựa trên số ngày nghỉ có lương/không lương của nhân công.
– Ứng dụng Base Wework: Quản lý công việc & tiến độ thi công dự án, giúp doanh nghiệp khởi tạo dự án, đo lường hiệu suất, nhắc nhở tiến độ và sử dụng dữ liệu để đánh giá công việc của nhân công một cách chính xác, minh bạch và khách quan.
– Ứng dụng Base Workflow: Quản lý & tự động hóa quy trình công việc, hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn hóa và kết nối hàng trăm quy trình nghiệp vụ trong tổ chức hoặc dự án tại một nơi duy nhất, từ đó thúc đẩy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, kịp thời phát hiện những điểm tắc nghẽn trong quy trình, hạn chế sai sót và giảm thiểu chi phí vận hành tổng thể.
Ví dụ: Trong một quy trình Thanh toán vật tư xây dựng, với sự tham gia của 4 bộ phận: Công trường – Phòng Vật tư – Phòng kế Toán – Ban Giám đốc:
Thay vì vẽ và quản lý quy trình này một cách thủ công, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai nó trên Base Workflow với thiết lập cụ thể như sau:
Giai đoạn | Người thực hiện | Nhiệm vụ cần làm | Kết quả giai đoạn |
1. Báo cáo vật tư tại công trường | Người đại diện công trường | – Phiếu báo cáo vật tư | |
2. Tổng hợp báo cáo vật tư | P. Vật tư | – Tiếp nhận đủ phiếu báo cáo vật tư từ các công trường– Làm báo cáo vật tư | – File báo cáo vật tư |
3. Làm báo cáo công nợ | P. Kế toán | – Đối soát hoá đơn, chứng từ– Lập báo cáo công nợ & kế hoạch thanh toán | – Báo cáo công nợ– Kế hoạch thanh toán công nợ |
4. Tổng giám đốc duyệt | Tổng giám đốc | – Ý kiến (Phê duyệt) của TGĐ | |
5. Thanh toán | P. Kế toán | – Thanh toán với NCC vật tư theo kế hoạch |
Sau khi quy trình đã được khai báo trên Base Workflow, mỗi khi một nhân sự hoàn thành nhiệm vụ và một giai đoạn kết thúc, hệ thống sẽ tự động chuyển sang giai đoạn kế tiếp mà không cần đến thao tác thủ công. Đặc biệt, nếu quy trình gặp bất kỳ điểm nghẽn nào, hệ thống sẽ ngay lập tức gửi thông báo đến các bên liên quan để xử lý kịp thời, đảm bảo quy trình diễn ra thông suốt và hiệu quả.
LIÊN HƯNG CONSTRUCTION SỐ HOÁ CÙNG BASE, TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH NỘI TẠI KHAI PHÁ THỊ TRƯỜNG PHÚ QUỐC
Thành lập năm 2016 tại TP. Hồ Chí Minh, công ty Liên Hưng là tổng thầu của nhiều công trình dân dụng và dự án phức hợp tại Phú Quốc, đồng thời là đối tác thiết kế, hoàn thiện nội thất cho các dự án shophouse và bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp của Vingroup, Sun Group, Bim Group và nhiều tập đoàn lớn khác.
Với đội ngũ gồm 60 nhân sự khối văn phòng và quản lý, cùng hơn 600 công nhân và các tổ đội thầu phụ, Liên Hưng luôn nỗ lực đảm bảo mỗi giai đoạn dự án đạt chuẩn về chất lượng và tiến độ, đồng thời duy trì sự kết nối chặt chẽ giữa khối văn phòng và ban chỉ huy công trình. Việc số hóa cùng Base giúp Liên Hưng tăng cường sức mạnh nội tại, sẵn sàng mở rộng và khai phá thị trường tiềm năng tại Phú Quốc.
“Được thành lập từ năm 2016 và chuyển đổi số thành công vào năm 2021, trong suốt 5 năm, doanh nghiệp phải vật lộn với các công cụ quản lý truyền thống với nhiều bài toán: Các quy trình thiết lập trên giấy không vận hành được, hồ sơ giấy tờ dễ thất lạc, khi nhân viên nghỉ việc thì thất thoát dữ liệu khó kiểm soát, việc đề xuất và phê duyệt thủ công nên lãnh đạo phải ký duyệt nhiều giấy tờ và tốn nhiều thời gian cho việc xử lý. Để công ty phát triển lớn mạnh và cạnh tranh được với các công ty đối thủ, nhất thiết phải có công cụ đủ mạnh giúp doanh nghiệp vận hành tất cả nghiệp vụ một cách hoàn toàn tự động.
Kết quả, sau gần 2 năm đồng hành cùng Base trong điều hành và quản trị doanh nghiệp với các bộ giải pháp Base HRM+, Base Work+, Base Info+ cho nhân sự khối phòng ban và quản lý công trình, 100% nhân sự đã thích ứng với việc sử dụng phần mềm để làm việc hằng ngày.”
Mr. Trần Văn Chánh, CEO Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Liên Hưng, chia sẻ.
7. Kết luận
Thông qua bài viết trên, Base Blog hy vọng đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về kế hoạch chuyển đổi số ngành xây dựng với rất nhiều cơ hội tiềm năng lẫn thử thách phía trước. Ngoài ra, hãy liên hệ với Base.vn ngay hôm nay để nhận tư vấn về giải pháp chuyển đổi số tối ưu dành cho các doanh nghiệp xây dựng, các đơn vị thi công công trình.