
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, coaching không chỉ là một kỹ thuật phát triển cá nhân mà còn là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và gắn kết đội ngũ. Một quy trình coaching bài bản không chỉ giúp nhân viên phát huy tối đa tiềm năng, mà còn thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững. Vậy coaching thực sự là gì? Làm thế nào để triển khai một quy trình coaching hiệu quả trong doanh nghiệp? Hãy cùng Base.vn khám phá trong bài viết này!
Mục lục
Toggle1. Coaching là gì?
1.1 Khái niệm
Coaching hay Huấn luyện là hoạt động được thực hiện cho cá nhân, đội nhóm hoặc tổ chức để giúp cải thiện hiệu suất. Trong vai trò này, người huấn luyện đóng vai trò hỗ trợ coachee (hay người được huấn luyện) học hỏi, phát triển bản thân để trở thành phiên bản tốt hơn.
Cần hiểu rằng, người huấn luyện không phải là chuyên gia chỉ dạy mà sẽ tập trung vào việc đặt câu hỏi để giúp các cá nhân khai thác được tiềm năng cũng như giải quyết được các vấn đề mình đang gặp phải. Yếu tố cốt lõi vẫn là người được coach và những tư tưởng của họ.
John Whitmore chia sẻ trong Coaching for Performance khái nhiệm coaching như sau:
“Coaching là quá trình khai mở tiềm năng và tối đa hóa hiệu suất làm việc của coachee. Mục đích của coaching không phải dạy mà là giúp cá nhân tự học hỏi cũng như phát triển chính mình.”

1.2 Nguồn gốc của Coaching
Coaching được nhắc đến lần đầu trong cuốn The Inner Game of Tennis của tác giả Timothy Galley (1974). Sau đó, thuật ngữ này trở nên phổ biến hơn vì những mô tả trong cuốn sách này đề cập chi tiết cách ứng dụng coaching ở mọi lĩnh vực.
Đến cuối năm 1980, John Whitmore đã nghiên cứu và phát triển mô hình Grow và chia sẻ chi tiết hơn về khái niệm Coaching. Cho đến năm 1992, cuốn Coaching for Performance đã ra đời và trở thành tiêu chuẩn, John Whitmore cũng được biết đến như là cha đẻ của Coaching hiện đại.
Trước đây, coaching được nhắc đến nhiều ở lĩnh vực thể thao. Còn hiện tại, nó được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Người huấn luyện đã giúp coachee đạt được mục tiêu thông qua việc đặt câu hỏi, lắng nghe cũng như hỗ trợ họ phát triển, khám phá tiềm năng của bản thân.
1.3 Có những loại Coaching nào?
Coaching hiện tại được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: Công việc, tình yêu, gia đình, phát triển bản thân, phát triển doanh nghiệp…. Bạn có thể tham khảo một số loại coaching như:
Life Coach – Huấn luyện cuộc sống: Đây là loại hình coaching tập trung vào việc hỗ trợ cá nhân xác định mục tiêu, định hướng cuộc sống, và cải thiện chất lượng sống. Life Coach giúp khách hàng vượt qua các trở ngại cá nhân, tìm ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như khai phá tiềm năng bản thân.
Business Coach – Huấn luyện kinh doanh: Dành cho các doanh nhân hoặc doanh nghiệp, giúp cải thiện kỹ năng lãnh đạo, xây dựng chiến lược phát triển, và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Mục tiêu là giúp doanh nghiệp đạt được kết quả tốt hơn, từ tăng trưởng doanh thu đến cải thiện văn hóa tổ chức.
Career Coach – Huấn luyện nghề nghiệp: Career Coach hỗ trợ cá nhân trong việc định hướng và phát triển sự nghiệp. Điều này bao gồm giúp xác định các mục tiêu nghề nghiệp, phát triển kỹ năng chuyên môn, chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn, hoặc chuyển đổi sang ngành nghề mới một cách hiệu quả.
Health Coach – Huấn luyện sức khỏe: Với trọng tâm là cải thiện sức khỏe và thói quen sống, Health Coach giúp khách hàng xây dựng lối sống lành mạnh hơn. Điều này có thể bao gồm hỗ trợ quản lý cân nặng, cải thiện chế độ ăn uống, giảm căng thẳng, hoặc xây dựng các thói quen tập luyện đều đặn.
Relationship Coach – Huấn luyện phát triển mối quan hệ: Loại hình này tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ cá nhân và công việc. Relationship Coach giúp khách hàng hiểu rõ hơn về bản thân, cải thiện khả năng giao tiếp, giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ bền vững với đối tác, đồng nghiệp hoặc gia đình.

2. Coaching có vai trò gì đối với cá nhân, doanh nghiệp?
2.1 Đối với cá nhân
Coaching đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ phát triển bản thân toàn diện, giúp cá nhân khám phá tiềm năng và đạt được mục tiêu:
- Tăng cường nhận thức bản thân: Coaching giúp cá nhân hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu, giá trị cốt lõi và động lực thúc đẩy, tránh bị hoang mang, mất động lực vào bản thân.
- Đặt mục tiêu rõ ràng: Khi được coaching, các cá nhân xác định mục tiêu cụ thể, đo lường được và xây dựng kế hoạch hành động chi tiết.
- Phát triển kỹ năng: Coaching cũng giúp cá nhân giúp nâng cao các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian,…
- Tăng cường sự tự tin: Với những ai còn tự ti với chính minh, coaching sẽ tạo ra một môi trường an toàn để cá nhân khám phá và vượt qua giới hạn bản thân, từ đó tăng cường sự tự tin.
- Cải thiện hiệu suất làm việc: Khi được huấn luyện, cá nhân sẽ nâng cao hiệu quả làm việc, tăng năng suất và chất lượng công việc.
- Cân bằng cuộc sống: Coaching hỗ trợ cá nhân tìm ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giảm stress và tăng cường hạnh phúc.
2.2 Đối với doanh nghiệp
Với tổ chức, coaching mang đến nhiều ý nghĩa như:
- Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc: Coaching giúp nhân viên tối ưu hóa khả năng cá nhân, cải thiện hiệu suất làm việc và đóng góp tích cực hơn vào mục tiêu chung của tổ chức.
- Xây dựng văn hóa học hỏi và phát triển: Một chương trình coaching hiệu quả giúp thúc đẩy tinh thần học hỏi liên tục, khuyến khích sự sáng tạo và cải thiện kỹ năng chuyên môn của đội ngũ.
- Phát triển kỹ năng lãnh đạo: Đối với các nhà quản lý và lãnh đạo, coaching giúp họ nâng cao năng lực quản trị, giao tiếp, và khả năng ra quyết định chiến lược.
- Giải quyết xung đột: Coaching giúp cải thiện giao tiếp và xử lý mâu thuẫn, từ đó xây dựng một môi trường làm việc tích cực và hợp tác, tăng hiệu quả làm việc nhóm.
- Thích nghi với thay đổi thị trường: Trong thời đại biến động, coaching giúp doanh nghiệp đào tạo nhân sự để linh hoạt thích nghi với các thay đổi về chiến lược, công nghệ, hoặc thị trường.

3. Phân biệt sự khác nhau giữa coaching và mentoring
Coaching và mentoring là hai phương pháp hỗ trợ phát triển cá nhân và tổ chức, tuy nhiên, chúng khác nhau ở mục đích, cách tiếp cận và mối quan hệ giữa người hướng dẫn và người được hướng dẫn
Tiêu chí | Coaching | Mentoring |
Mục đích chính | Tập trung vào việc đạt được các mục tiêu cụ thể, thường liên quan đến hiệu suất, kỹ năng hoặc hành vi. | Hỗ trợ phát triển lâu dài, tập trung vào định hướng cá nhân và sự nghiệp. |
Thời gian thực hiện | Thường là ngắn hạn hoặc theo một khung thời gian cụ thể (dự án, chương trình). | Là một mối quan hệ dài hạn, có thể kéo dài nhiều năm. |
Cách tiếp cận | Có cấu trúc rõ ràng, dựa trên các công cụ và phương pháp huấn luyện như đặt câu hỏi, phản hồi, và theo dõi. | Linh hoạt hơn, dựa trên chia sẻ kinh nghiệm và lời khuyên cá nhân. |
Vai trò của người hướng dẫn | Người coach đóng vai trò như người đồng hành, giúp khách hàng tự tìm ra giải pháp và phát triển bản thân. | Người mentor đóng vai trò cố vấn, đưa ra lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng cá nhân. |
Sự tập trung | Tập trung vào việc cải thiện một kỹ năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể. | Tập trung vào phát triển toàn diện và hỗ trợ định hướng nghề nghiệp hoặc cuộc sống. |
Mức độ chuyên môn | Người coach không nhất thiết phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực của người được huấn luyện, mà chủ yếu sử dụng kỹ năng huấn luyện chuyên nghiệp. | Người mentor thường là người giàu kinh nghiệm hoặc chuyên gia trong lĩnh vực của người được cố vấn. |
Chủ động/Phụ thuộc | Khách hàng (người được coach) chủ động hơn, tự chịu trách nhiệm về kết quả và hành động của mình. | Người mentor thường định hướng nhiều hơn, người được cố vấn lắng nghe và học hỏi từ kinh nghiệm. |
Kết quả mong đợi | Cải thiện hiệu suất, phát triển kỹ năng cụ thể, hoặc đạt được các mục tiêu ngắn hạn. | Hỗ trợ xây dựng sự nghiệp, phát triển cá nhân dài hạn, hoặc định hướng chiến lược. |
4. Coaching nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp khác nhau như thế nào?
Coaching nội bộ thường được thực hiện bởi những người đã có kiến thức, kinh nghiệm về tổ chức cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Họ có thể là Giám đốc, các quản lý hoặc những cá nhân đã được đào tạo về coaching. Vì ở cùng một tổ chức nên họ sẽ có sự quan tâm sâu sắc hơn đến chất lượng của các quyết định được đưa ra.
Mục tiêu của coaching nội bộ là tăng khả năng làm việc của nhân viên, tăng hiệu suất làm việc và đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Bên cạnh đó nó còn giúp xây dựng môi trường học tập, phát triển trong tổ chức, giúp nhân viên phát triển và thành công hơn.
Trong khi đó, coaching bên ngoài sẽ sử dụng người ở bên ngoài tổ chức. Họ có ít sự hiểu biết về tổ chức và không quá quan tâm đến kết quả cuối cùng. Chất lượng, hiệu quả công việc sau quá trình coaching cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người huấn luyện.
Vì vậy nên coaching nội bộ thường được lựa chọn nhiều hơn để giải quyết các vấn đề bên trong doanh nghiệp vì người huấn luyện có hiểu biết về tổ chức và biết cách áp dụng giúp tổ chức đạt được kết quả tốt nhất.

5. Nội dung của buổi coaching doanh nghiệp gồm những gì?
Nội dung của một buổi coaching doanh nghiệp thường khá đa dạng, tùy thuộc vào mục tiêu mà tổ chức đạt được.
Về vấn đề phát triển cá nhân và đội ngũ
- Xác định mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp của nhân viên, giúp nhân viên xác định rõ ràng những gì họ muốn đạt được trong công việc và cuộc sống.
- Giúp nhân viên nâng cao kỹ năng mềm như: Giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, lãnh đạo,…
- Khuyến khích nhân viên nghĩ khác biệt, đưa ra những ý tưởng mới và giải quyết vấn đề theo những cách độc đáo.
- Giúp nhân viên vượt qua nỗi sợ hãi, tin tưởng vào bản thân và khả năng của mình.
- Hỗ trợ nhân viên nâng cao năng suất, chất lượng công việc và đạt được kết quả tốt hơn.
Về vấn đề phát triển doanh nghiệp
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
- Tìm ra những điểm nghẽn trong quy trình làm việc và đưa ra giải pháp tối ưu hóa, cải thiện quy trình làm việc.
- Nâng cao khả năng thích ứng với thay đổi, chuẩn bị cho doanh nghiệp đối mặt với những thách thức và cơ hội mới.
- Hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người được tôn trọng và khuyến khích phát triển.
- Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề như giảm chi phí, tăng doanh thu, cải thiện mối quan hệ với khách hàng,…
Một số chủ đề khác
- Phát triển các kỹ năng lãnh đạo hiệu quả dành cho đội ngũ quản lý, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ.
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các cấp quản lý và nhân viên, hạn chế tối đa những xung đột các cấp.
- Giúp nhân viên quản lý thời gian hiệu quả hơn, giảm stress và tăng năng suất.
- Hỗ trợ nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, làm việc hiệu quả.
Đọc thêm: L&D là gì? Hiểu về đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp
6. Quy trình thực hiện coaching trong doanh nghiệp
6.1 Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình coaching. Mục tiêu cần rõ ràng, cụ thể và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như cá nhân tham gia coaching.
Trước hết cần xác định nhu cầu coaching. Doanh nghiệp cần làm rõ lý do cần coaching, ví dụ: cải thiện kỹ năng lãnh đạo, tăng hiệu suất làm việc, giải quyết xung đột nội bộ. Đừng quên tham khảo ý kiến từ các phòng ban hoặc cá nhân để hiểu rõ nhu cầu thực tế.
Khi thiết lập mục tiêu hãy tham khảo mô hình SMART:
- Specific (Cụ thể): Xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được, như cải thiện khả năng giao tiếp nội bộ.
- Measurable (Đo lường được): Ví dụ, tăng 20% sự hài lòng của nhân viên trong 3 tháng.
- Attainable (Khả thi): Đảm bảo mục tiêu phù hợp với nguồn lực và thời gian.
- Relevant (Liên quan): Mục tiêu phải gắn với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Time-bound (Có thời hạn): Đặt khung thời gian cụ thể, ví dụ: hoàn thành trong 6 tháng.
6.2 Xây dựng kế hoạch hành động
Sau khi thiết lập mục tiêu, bước tiếp theo là xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Trước hết, doanh nghiệp xác định nội dung coaching dựa vào mục tiêu và lựa chọn nội dung phù hợp như: Phát triển kỹ năng lãnh đạo, tư duy chiến lược, quản lý thời gian, hoặc giao tiếp hiệu quả.
Tiếp theo, doanh nghiệp lựa chọn các mô hình coaching như:
- GROW Model (Goal, Reality, Options, Will): Giúp xác định mục tiêu, phân tích thực trạng, đưa ra lựa chọn và cam kết hành động.
- Feedback and Feedforward: Phản hồi về hiệu suất hiện tại và định hướng cải thiện trong tương lai.
Một số công việc khác cần làm trong bước này gồm:
Xây dựng lộ trình coaching
- Xác định số buổi coaching, thời gian, và hình thức (trực tiếp hoặc trực tuyến).
- Ví dụ: 8 buổi coaching trong 2 tháng, mỗi buổi kéo dài 90 phút.
Phân công vai trò và trách nhiệm
- Người coach sẽ dẫn dắt quá trình.
- Người được coaching chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Các bên liên quan hỗ trợ và tạo điều kiện (như lãnh đạo phòng ban).
6.3 Theo dõi và hỗ trợ
Trong quá trình coaching, việc theo dõi sát sao và hỗ trợ kịp thời là yếu tố quan trọng để đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
Thường xuyên cập nhật tiến độ
- Tổ chức các buổi đánh giá nhỏ sau mỗi giai đoạn coaching để kiểm tra tiến độ.
- Người được coaching chia sẻ những khó khăn và bài học thu được.
Phản hồi liên tục
- Người coach cung cấp phản hồi mang tính xây dựng, tập trung vào việc cải thiện và khích lệ.
- Ví dụ: “Bạn đã cải thiện kỹ năng giao tiếp rất tốt, nhưng cần thêm thời gian để xây dựng sự tự tin khi trình bày trước nhóm.”
Điều chỉnh kế hoạch khi cần
- Nếu phát sinh những thách thức mới, cần điều chỉnh nội dung coaching hoặc phương pháp tiếp cận.
- Ví dụ: Tăng cường thêm các bài tập tình huống nếu kỹ năng thực hành chưa đạt yêu cầu.
Hỗ trợ ngoài giờ coaching: Cung cấp tài liệu tham khảo, hướng dẫn các bài tập thực hành hoặc giải đáp thắc mắc qua email/chat.
6.4 Đánh giá kết quả
Bước cuối cùng là đánh giá kết quả để xác định mức độ đạt được mục tiêu coaching và rút ra bài học kinh nghiệm.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần đo lường kết quả so với mục tiêu ban đầu. Ví dụ: Nếu mục tiêu là tăng 20% năng suất, sử dụng báo cáo hiệu suất trước và sau coaching để đối chiếu.
Tiếp theo, hãy tiến hành các phản hồi của người tham gia:
- Từ người được coaching: Họ đã học được gì và cảm nhận ra sao?
- Từ các bên liên quan: Lãnh đạo hoặc đồng nghiệp nhận xét gì về sự thay đổi?
Doanh nghiệp cần đánh giá định lượng và định tính, cụ thể
- Định lượng: Các chỉ số KPI, tỷ lệ hoàn thành công việc, năng suất….
- Định tính: Mức độ tự tin, khả năng ra quyết định, sự hài lòng của đội nhóm….
Cuối cùng, hãy tổng kết, báo cáo và đề xuất các kế hoạch tiếp theo
- Lập báo cáo chi tiết về tiến trình coaching, kết quả đạt được và các khuyến nghị cho tương lai.
- Đưa ra các khuyến nghị để duy trì và phát triển kết quả coaching.
- Ví dụ: “Tham gia các khóa học nâng cao về quản lý hoặc tổ chức thêm các buổi follow-up coaching.”
Đọc thêm: Top 10 phần mềm quản lý đào tạo nhân viên 2025 (nội bộ doanh nghiệp)
7. Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện coaching?
Trong một số trường hợp dưới đây, doanh nghiệp có thể tham khảo coaching:
Khi doanh nghiệp muốn phát triển đội ngũ lãnh đạo: Ví dụ lãnh đạo mới được bổ nhiệm, thiếu kinh nghiệm quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc điều hành. Coaching hỗ trợ cải thiện kỹ năng lãnh đạo, tư duy chiến lược, và khả năng ra quyết định, giúp lãnh đạo tự tin và hiệu quả hơn trong vai trò mới.
Khi hiệu suất làm việc trong doanh nghiệp giảm sút: Ví dụ nhân viên không đạt chỉ tiêu, thiếu động lực hoặc gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc. Coaching giúp nhân viên hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, và khắc phục các rào cản để nâng cao hiệu suất làm việc.
Khi doanh nghiệp đối mặt với sự thay đổi: Ví dụ, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, tái cấu trúc tổ chức, hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh. Coaching hỗ trợ đội ngũ thích nghi với sự thay đổi, phát triển tư duy linh hoạt, và chuẩn bị tốt hơn cho các thách thức mới.
Khi cần xây dựng văn hóa tổ chức tích cực: Ví dụ, môi trường làm việc thiếu gắn kết, xung đột giữa các thành viên hoặc thiếu sự hợp tác trong đội ngũ. Coaching thúc đẩy giao tiếp hiệu quả, giải quyết xung đột và tạo dựng văn hóa làm việc tích cực, khuyến khích sự đoàn kết và sáng tạo.
8. Kết luận
Coaching không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà còn là một chiến lược quan trọng giúp cá nhân và tổ chức khai phá tiềm năng, nâng cao hiệu suất và đạt được những mục tiêu lớn. Việc áp dụng coaching hiệu quả có thể mang lại những lợi ích vượt trội, từ cải thiện kỹ năng đội ngũ đến xây dựng văn hóa làm việc tích cực và thúc đẩy sự đổi mới, qua đó giúp doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên cùng phát triển.