Base Blog

Lương gross là gì? Lương net là gì? Cách đổi lương gross sang net

Lương gross và lương net

Chế độ về lương, thưởng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thu hút và giữ chân các nhân sự tài năng. Hiện nay, doanh nghiệp thường nhắc nhiều đến hai khái niệm là lương net và lương gross khi chi trả cho người lao động. Vậy lương gross là gì?, lương net là gì?, doanh nghiệp nên trả phần lương nào để tối ưu chi phí? Cùng tìm hiểu về hai khái niệm này và những thông tin liên quan trong bài viết dưới đây của Base.vn.

1. Lương net và lương gross là gì?

1.1. Lương gross là gì?

Lương gross (hay gross income) là khái niệm không được quy định trong các văn bản pháp luật. Thuật ngữ này được dùng trong lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp sẽ sử dụng khi nói về mức lương thỏa thuận với người lao động.

Lương gross chính là tổng thu nhập của người lao động trong tháng, gồm lương cơ bản, phụ cấp, hoa hồng, các khoản trợ cấp,… mà chưa trừ bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân (nếu phát sinh) hoặc chi phí công đoàn (nếu có). Theo đó, lương gross chưa phải mức lương thực tế người lao động nhận về tay hàng tháng.

Lương gross là gì?
Lương gross là gì?

1.2. Lương gross bao gồm những gì?

Lương gross sẽ gồm các khoản như sau:

  • Lương cơ bản: Đây là khoản lương mà người lao động được nhận theo định kỳ hàng tháng, dựa theo chức danh, vị trí công việc, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
  • Các khoản phụ cấp: Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định khác nhau về phụ cấp, trợ cấp người lao động. Đây là khoản tiền mà người lao động được nhận thêm ngoài phần lương cơ bản, mục đích là bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình làm việc, ví dụ như trợ cấp đi lại, tiền ăn ca, phụ cấp con nhỏ, phụ cấp nhà ở….
  • Tiền hoa hồng, thưởng: Là khoản tiền người lao động được nhận thêm dựa theo hiệu suất làm việc cũng như kết quả kinh doanh theo từng tháng, quý hoặc năm.
  • Các khoản đóng bảo hiểm: Khoản đóng bảo hiểm bắt buộc gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Thuế thu nhập cá nhân: Đây là khoản tiền người lao động phải nộp cho Nhà nước theo quy định. Tùy từng thu nhập của mỗi người lao động mà mức thuế sẽ khác nhau.
  • Chi phí công đoàn: Công đoàn là tổ chức đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tùy tình hình của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có bộ phận này hoặc không.

Lưu ý: Tỷ lệ trích lương đóng bảo hiểm theo quy định là: 8% bảo hiểm xã hội, 15% bảo hiểm thất nghiệp, 1,5% bảo hiểm y tế. Ngoài ra, tỷ lệ trích đóng thuế là 10% tổng thu nhập, tỷ lệ trích đóng công đoàn là 1% mức lương cơ bản.

1.3. Lương net là gì?

Lương net hay lương ròng (net income) là số tiền mà người lao động thực nhận sau khi đã trừ đi các khoản thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm bắt buộc, kinh phí công đoàn. Khi người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận về việc chi trả lương net có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đóng toàn bộ chi phí bảo hiểm, thuế, công đoàn. Người lao động sẽ nhận đúng khoản tiền lương như đã thỏa thuận trước đó.

Lương net có thể khác nhau đối với mỗi nhân viên, tùy thuộc vào mức lương, các khoản khấu trừ cũng như quy định về thuế tại mỗi quốc gia, khu vực làm việc.

Lương net là gì?
Lương net là gì?

2. Phân biệt cách trả lương net và lương gross

Để thấy rõ sự khác biệt giữa hai hình thức trả lương này, doanh nghiệp có thể tham khảo bảng so sánh sau đây:

Tiêu chíLương grossLương net
Khái niệmLà tổng thu nhập của người lao động, đã bao gồm thuế, bảo hiểm bắt buộc, kinh phí công đoàn (nếu có)Số tiền mà người lao động thực nhận sau khi trừ đi thuế, bảo hiểm bắt buộc, kinh phí công đoàn,…
Mức đóng Bảo hiểm bắt buộcLương gross bao gồm: BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%Lương net không bao gồm bảo hiểm bắt buộc
Ưu điểmDoanh nghiệp trích một phần từ lương của người lao động để đóng bảo hiểm và thuế, từ đó tiết kiệm được chi phí cho các khoản này.Tạo cho nhân viên cảm giác số tiền lương cao, giúp tăng động lực để làm việc hiệu quả hơn.Doanh nghiệp dễ dàng quản lý chi phí, dự đoán được các phần lương, thuế,… trong kế hoạch tài chính.Nhân viên nhận mức lương theo đúng thỏa thuận, hạn chế phát sinh các vấn đề liên quan.
Nhược điểmVì số tiền lương được tính trước khi khấu trừ thuế, nên số tiền thuế phải trả cũng sẽ cao hơn.Gây khó khăn cho HR trong quản lý chi phí vì mỗi nhân sự sẽ có một mức đóng thuế, bảo hiểm khác nhau.Đôi khi sẽ gây nhầm lẫn về kỳ vọng thu nhập, khiến nhân viên có những trải nghiệm kém.Bộ phận HR phải tính toán chính xác các khoản khấu trừ để ra được mức lương gross.Tốn kém chi phí cho doanh nghiệp vì sẽ đóng toàn bộ mức bảo hiểm, thuế và cả công đoàn.

3. Doanh nghiệp nên quan tâm đến lương gross hay net?

Mỗi hình thức trả lương đều có ưu và nhược điểm riêng, theo đó doanh nghiệp nên quan tâm đến cả lương gross và lương net.  Nhưng để đánh giá xem hình thức trả lương nào phù hợp với người lao động thì cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mục tiêu và chiến lược kinh doanh.

Lương gross và lương net

3.1. Ý nghĩa của lương gross đối với doanh nghiệp

  • Dự đoán và quản lý chi phí nhân sự: Bằng việc trả lương gross cho nhân viên, doanh nghiệp có thể so sánh, đánh giá mức lương của các vị trí so với thị trường, từ đó có kế hoạch về chi phí nhân sự cũng như chiến lược phát triển nguồn lực hiệu quả nhất.
  • Thu hút và giữ chân nhân tài: Khi thỏa thuận lương gross, doanh nghiệp có thể đưa ra mức lương cao hơn, qua đó tăng hình ảnh thương hiệu, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường lao động và giúp doanh nghiệp thu hút nhiều ứng viên.
  • Tối ưu được chi phí doanh nghiệp: Nếu trả lương gross, doanh nghiệp sẽ chi trả 21,5% mức đóng bảo hiểm bắt buộc. Phần 10,5% còn lại và các chi phí thuế TNCN, kinh phí công đoàn sẽ được trích từ lương của người lao động. Cách làm này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành.

3.2. Ý nghĩa của lương net đối với doanh nghiệp

  • Đảm bảo quyền lợi cho nhân viên: Với mức lương net, người lao động sẽ nhận được đúng thu nhập như đã thỏa thuận, người lao động sẽ không có cảm giác bị trừ tiền nên sẽ hài lòng hơn.
  • Giúp doanh nghiệp dự đoán chi phí nhân sự: Bằng việc trả lương net, doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc tính toán các khoản lương, chi phí thuế, bảo hiểm cần đóng. Nhờ vậy nên doanh nghiệp sẽ dễ dàng tính toán và lập kế hoạch chi phí nhân sự rõ ràng, chi tiết.
  • Thu hút, giữ chân nhân viên: Người lao động nhận lương net sẽ vui vẻ và hài lòng do không phải trừ đi các khoản phải nộp theo quy định. Qua đó, doanh nghiệp có thể thu hút thêm ứng viên, tăng sự hài lòng của nhân viên với tổ chức.

4. Hướng dẫn cách đổi lương gross sang net và ngược lại

Đổi lương gross sang lương net

4.1. Công thức quy đổi

Để đổi lương gross sang net, doanh nghiệp có thể áp dụng theo công thức sau:

Lương gross = Lương net + (BHXH + BHYT + BHTN) + Thuế TNCN + Kinh phí công đoàn

Để đổi lương net sang gross, doanh nghiệp có thể tính theo công thức:

Lương net = Lương gross – (BHXH + BHYT + BHTN) – Thuế TNCN – Kinh phí công đoàn

4.2. Giải thích các chỉ số trong công thức chuyển đổi lương

Các chỉ số trong công thức chuyển đổi lương gross sang net và ngược lại như sau:

Bảo hiểm bắt buộc: Đây là khoản tiền phải đóng theo quy định của pháp luật, bao gồm:

  • Bảo hiểm xã hội (BHXH): 8% mức lương đóng bảo hiểm
  • Bảo hiểm y tế (BHYT): 1,5% mức lương đóng bảo hiểm
  • Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): 1% mức lương đóng bảo hiểm

Kinh phí công đoàn: 1% tiền lương của người lao động

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Được tính theo công thức:

Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn giảm – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất

Với các mức thu nhập khác nhau, % thuế suất cũng khác nhau, cụ thể:

Bậc Mức thu nhập% Thuế suất thuế TNCN
10 – 5 triệu đồng/tháng5%
2Trên 5 – 10 triệu đồng/tháng10%
3Trên 10 – 18 triệu đồng/tháng15%
4Trên 18 – 32 triệu đồng/tháng20%
5Trên 32 – 52 triệu đồng/tháng25%
6Trên 52 – 80 triệu đồng/tháng30%
7Trên 80 triệu đồng/tháng35%

4.3. Ví dụ cụ thể

Để hiểu rõ về cách tính toán lương và các khoản giảm trừ, doanh nghiệp có thể tham khảo ví dụ như sau:

Chị Phương làm việc tại công ty A với mức lương gross = 20 triệu đồng/tháng.

Trong đó, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

  • BHXH: 8% x 20 triệu đồng = 1,6 triệu đồng
  • BHYT: 1,5% x 20 triệu đồng = 300.000 đồng
  • BHTN: 1% x 20 triệu đồng = 200.000 đồng

Như vậy, tổng số tiền chị Chi phải trích để đóng bảo hiểm bắt buộc là: Bảo hiểm = 2,1 triệu đồng.

Về khoản thuế TNCN: Chị Phương có 1 con nhỏ là người phụ thuộc, tổng thu nhập chịu thuế là 20 triệu đồng, mức thuế phải nộp như sau:

  • Giảm trừ gia cảnh với chính bản thân: 11 triệu đồng
  • Giảm trừ gia cảnh cho 1 người phụ thuộc (con nhỏ): 4,4 triệu đồng
  • Các khoản bảo hiểm: 2,1 triệu đồng

Lúc này thu nhập chịu thuế của chị Phương là: 20 triệu – 11 triệu – 4,4 triệu – 2,1 triệu = 2,5 triệu đồng.

Thu nhập tính thuế của chị Phương là 2,5 triệu đồng thuộc bậc 1, nên số thuế chị Phương phải đóng là: Thuế TNCN = 125.000 đồng.

Như vậy, số tiền hàng tháng chị Phương thực nhận là: 20 triệu đồng – 2,1 triệu đồng – 125.000 đồng = 17,775 triệu đồng.

5. Một số lưu ý khi tính lương trong doanh nghiệp

Khi thực hiện tính lương trong doanh nghiệp, chuyên viên C&B trong doanh nghiệp cần chú ý:

Hiểu rõ quy định về Bảo hiểm và thuế

Nhà nước sẽ có những thay đổi, quy định mới về mức lương tối thiểu vùng, mức đóng bảo hiểm, cũng như các thông tin về thời gian làm việc, chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ sinh con,… Do vậy, C&B trong doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin để điều chỉnh kịp thời mỗi khi có thay đổi và tính toán lương đúng nhất.

Ngoài ra, Luật thuế TNCN cũng có quy định về thu nhập chịu thuế, khoản giảm trừ gia cảnh, mức thuế suất. Doanh nghiệp cần nắm rõ để kê khai thuế đúng cho người lao động.

Cập nhật thông tin nhân viên

Các thông tin về mức lương cơ bản, phụ cấp, hệ số lương, chức vụ,… của người lao động phải được cập nhật đúng để tránh tính toán sai lương. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý về tình trạng hôn nhân, số con cái, người phụ thuộc,… để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, điển hình như giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Minh bạch, công bằng khi tính lương

Bộ phận nhân sự có nghĩa vụ thông tin rõ ràng về cách tính lương, các khoản phụ cấp, khoản khấu trừ,… để người lao động hiểu rõ. Bên cạnh đó, việc chi trả lương cũng cần đảm bảo phù hợp với năng lực, hiệu quả công việc để tạo động lực cho nhân viên phát triển tốt hơn.

Kiểm tra kỹ trước khi thanh toán

Khi thanh toán, bộ phận HR cần đảm bảo đúng ngày công, đúng các khoản thưởng hiệu suất, thưởng hoa hồng. Các thông tin liên quan đến thuế TNCN và bảo hiểm cũng cần kiểm tra lại để đảm bảo không có sai sót, tránh phải giải quyết các vấn đề liên quan đến lương cho người lao động vào tháng sau.

6. Về phần mềm tính lương Base Payroll – Tự động hoá và minh bạch trong tính lương

Việc tính toán lương thủ công có thể khiến bộ phận C&B tốn kém thời gian và gặp nhiều sai sót, dẫn đến chậm lương,  khiến cho cả C&B và người lao động đều không hài lòng. Nhằm giải phóng áp lực cho bộ phận C&B, giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực và chi phí, Base.vn đã phát triển Phần mềm tính lương tự động Base Payroll với nhiều tính năng:

Tùy chỉnh công thức tính toán

Các công thức tính lương được xây dựng ngay trên hệ thống, sử dụng các biến mặc định và các trường thông tin một cách chính xác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng dễ dàng tạo thêm các công thức lương linh hoạt cho các trường hợp nhân sự đặc biệt.

Tự động trích xuất dữ liệu từ các phần mềm khác hoặc file Excel

Phần mềm Base Payroll có khả năng tự động kết nối dữ liệu với các hệ thống có liên quan: hệ thống quản lý thông tin nhân sự Base HRM, phần mềm chấm công, giúp doanh nghiệp tính toán lương dễ dàng hơn, tránh gặp sai sót, nhầm lẫn về dữ liệu và giữa các nhân viên trong công ty.

Tự động xác định và tính toán các khoản khấu trừ

Với Base Payroll, doanh nghiệp sẽ không cần tính toán thủ công các khoản khấu trừ. Thay vào đó, phần mềm tự động trừ các khoản liên quan đến bảo hiểm, thuế TNCN, kinh phí công đoàn,… theo công thức đã được thiết lập sẵn, đảm bảo chính xác tuyệt đối.

Xuất phiếu lương tự động, minh bạch các trường thông tin

Phần mềm giúp tạo bảng lương dễ dàng, nhanh chóng; đồng thời xuất phiếu lương tự động tới từng nhân sự với đầy đủ các trường thông tin: Thông tin nhân sự, tổng lương, giảm trừ gia cảnh, thuế TNCN, từng khoản bảo hiểm bắt buộc, từng khoản thưởng,…

HR không cần gửi email thủ công đến từng nhân viên, mà phần mềm sẽ tự động gửi tới từng người thông qua cả email và ngay trên hệ thống Base. Toàn bộ thông tin gửi đi rõ ràng, minh bạch, giúp nhân viên hiểu rõ chi tiết về các khoản lương của mình, hạn chế tối đa những câu hỏi và thắc mắc xung quanh.

Base Payroll tự hào là Phần mềm tính lương hàng đầu Việt Nam, giúp bộ phận nhân sự tối ưu đáng kể được thời gian, hiệu suất tính công lương. Để nhận tư vấn và tham gia demo trải nghiệm phần mềm, bạn có thể đăng ký ngay tại đây.

Base Payroll

7. Kết luận

Lương net và lương gross là gì đã được giải đáp chi tiết qua những nội dung trong bài viết. Có thể nói, mỗi hình thức trả lương đều có ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu cũng như mục đích, chiến lược của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên thỏa thuận rõ ràng và chi tiết với người lao động về mức lương mong muốn để tránh những nhầm lẫn cũng như sai sót trong quá trình tính toán và chi trả lương.

Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này nhé!

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds