Chuyển đổi số

 

Chuyển đổi số không còn là xu hướng mà đã trở thành yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, tối ưu vận hành và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tại chuyên mục Chuyển đổi số, Base Blog cung cấp những kiến thức, xu hướng, giải pháp thực tiễn giúp doanh nghiệp từng bước chuyển mình trong kỷ nguyên số. Từ chiến lược chuyển đổi, ứng dụng công nghệ đến bài học thành công, tất cả đều được cập nhật nhằm giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững.

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
AIoT
Chuyển đổi số

AIoT là gì? Sự kết hợp giữa AI và IoT tạo nên xu hướng công nghệ

Trong thời đại số hóa, AIoT – sự kết hợp giữa Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đang định hình lại cách chúng ta tương tác với công nghệ. Từ các thành phố thông minh đến nhà máy tự động hóa, AIoT không chỉ nâng cao hiệu suất hoạt động mà còn mở ra những cơ hội phát triển vượt bậc cho doanh nghiệp và cuộc sống hàng ngày.  Vậy AIoT là gì, mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp cũng như đời sống con người, và tại sao nó lại trở thành xu hướng dẫn đầu trong kỷ nguyên công nghệ? Hãy cùng Base.vn khám phá trong bài viết dưới đây.  1. AIoT là gì?  AIoT (Artificial Intelligence of Things) là sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). Đây là xu hướng công nghệ mới, nơi các thiết bị IoT không chỉ thu thập và truyền dữ liệu mà còn có khả năng phân tích, học hỏi và ra quyết định thông minh nhờ tích hợp AI. AIoT đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như sản xuất thông minh, logistics, chăm sóc sức khỏe, thành phố thông minh, bán lẻ… và là chìa khóa trong hành trình chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp hiện nay. 2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống AIoT 2.1 Sự phối hợp giữa AI và IoT Có thể hình dung, trong hệ sinh thái AIoT, IoT đóng vai trò là hệ thần kinh giúp thu thập và truyền tải thông tin, còn AI là “bộ não” xử lý, phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định phù hợp. Sự kết hợp này tạo ra một hệ thống thông minh có khả năng tự động hóa cao, phản hồi nhanh chóng và chính xác với môi trường. Trong quá trình vận hành, AI được tích hợp vào các phần tử hạ tầng như phần mềm, chip

Đọc thêm  ❯
Chuyển đổi số trong y tế
Chuyển đổi số

Chuyển đổi số y tế: Công nghệ, khó khăn và giải pháp thúc đẩy

Chuyển đổi số đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực đời sống, từ kinh tế, giáo dục đến chính trị và môi trường, và y tế cũng không phải ngoại lệ. Chuyển đổi số y tế vừa là một yêu cầu tất yếu, vừa là chìa khóa nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ và thịnh vượng của quốc gia. Vậy, chuyển đổi số y tế là gì? Những công nghệ số nào đang được ứng dụng trong tiến trình này? Đâu là những khó khăn, thử thách cần vượt qua? Hãy cùng Base.vn làm rõ những vấn đề về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế qua nội dung sau đây! 1. Chuyển đổi số y tế là gì? Chuyển đổi số y tế là quá trình ứng dụng các công nghệ số và nền tảng số vào công tác khám bệnh, chữa bệnh, cũng như tất cả các hoạt động khác của ngành y tế và chăm sóc sức khỏe. Mục đích của quá trình này là tái thiết cách thức vận hành của các bệnh viện, cơ sở y tế một cách toàn diện, từ khâu tiếp nhận bệnh nhân đến điều trị và hậu kiểm. Tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế thường bắt đầu bằng việc số hóa tài liệu, tức là chuyển đổi hồ sơ y tế, bệnh án dạng giấy sang dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, đó chỉ là bước đệm. Chuyển đổi số chỉ thực sự diễn ra khi các bệnh viện, cơ sở y tế tích hợp sâu hơn các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud computing), Internet vạn vật (IoT) hay chuỗi khối (blockchain),… để tạo thành một hệ thống quản lý y tế thông minh, tự động hóa, liên thông dữ liệu và bảo mật cao.  2.

Đọc thêm  ❯
AGI là gì
Chuyển đổi số

AGI là gì? Tìm hiểu trí tuệ nhân tạo cấp độ con người

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách doanh nghiệp vận hành, từ tự động hóa quy trình đến tối ưu trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bề nổi của một cuộc cách mạng công nghệ sâu rộng hơn: AGI – Trí tuệ nhân tạo tổng quát. Khác với AI thông thường chỉ xử lý những tác vụ cụ thể, AGI được kỳ vọng sẽ sở hữu khả năng tư duy, học hỏi và giải quyết vấn đề linh hoạt như con người. Vậy AGI thực sự là gì? Nó khác gì với AI hiện tại và sẽ mang đến những cơ hội hay thách thức gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Base.vn khám phá trong bài viết dưới đây. 1. AGI là gì? AGI (Artificial General Intelligence), hay còn gọi là Trí tuệ nhân tạo tổng quát, là một dạng AI tiên tiến được thiết kế để hiểu, học hỏi và thực hiện mọi nhiệm vụ trí tuệ giống như con người. Khác với AI hẹp (Narrow AI) – vốn chỉ giỏi trong một lĩnh vực cụ thể như nhận diện khuôn mặt, dịch ngôn ngữ hay chơi cờ – AGI có khả năng suy luận, sáng tạo và thích nghi trong nhiều tình huống đa dạng mà không cần được lập trình trước cho từng nhiệm vụ. Dù hiện tại vẫn chỉ tồn tại trên lý thuyết, nhưng trong tương lai, AGI được kỳ vọng có thể đạt được khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, cảm nhận, học tập và hiểu ngôn ngữ giống như con người. Khi trí tuệ nhân tạo đạt đến mức không thể phân biệt được với con người, nghĩa là nó đã vượt qua bài kiểm tra Turing, một khái niệm được đề xuất bởi nhà khoa học máy tính Alan Turing vào thế kỷ 20. 2. Sự khác biệt giữa trí tuệ nhân tạo và siêu trí tuệ nhân tạo Trong nhiều thập

Đọc thêm  ❯
NLP
Chuyển đổi số

NLP là gì? Tìm hiểu xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong AI

Mỗi ngày, chúng ta trò chuyện, viết tin nhắn, tra cứu thông tin, hay ra lệnh cho trợ lý ảo chỉ bằng lời nói hoặc văn bản. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi: Làm thế nào để máy móc hiểu được ngôn ngữ con người? Làm sao để Google biết bạn đang cần gì chỉ từ vài từ khóa ngắn ngủi? Câu trả lời nằm ở công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên hay còn gọi là NLP.  Vậy NLP là gì? Nó hoạt động ra sao và đang thay đổi cuộc sống cũng như công việc của chúng ta như thế nào? Hãy cùng Base.vn khám phá trong bài viết này. 1. NLP là gì?  NLP (Natural Language Processing) – hay còn gọi là Xử lý ngôn ngữ tự nhiên – là một nhánh của trí tuệ nhân tạo (AI) tập trung vào việc giúp máy tính hiểu, phân tích, tạo và tương tác với ngôn ngữ của con người một cách tự nhiên nhất. Nói cách khác, NLP chính là công nghệ đứng sau các trợ lý ảo, chatbot, tự động phân tích nội dung, dịch máy, tóm tắt văn bản, và nhiều ứng dụng khác cho phép máy móc “đọc” và “hiểu” được văn bản hoặc lời nói. Mục tiêu của NLP là xây dựng những hệ thống máy tính có thể “hiểu” nội dung của văn bản, bao gồm cả những sắc thái ngữ nghĩa tinh tế trong ngôn ngữ. Nhờ vậy, công nghệ này có thể tự động trích xuất thông tin và ý nghĩa từ các tài liệu, đồng thời phân loại và sắp xếp các tài liệu đó một cách chính xác. 2. Các thành phần chính của NLP là gì?  Xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau để giúp việc hiểu và xử lý ngôn ngữ một cách hiệu quả. Những thành phần cốt lõi trong NLP bao gồm:  2.1

Đọc thêm  ❯
Cách mạng công nghiệp 4.0
Chuyển đổi số

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Ảnh hưởng và tác động thế nào đến doanh nghiệp?

Từ sản xuất, logistics đến marketing và chăm sóc khách hàng – tất cả đều đang chuyển mình mạnh mẽ dưới làn sóng của cách mạng công nghiệp 4.0. Có thể nói, công nghệ 4.0 đã và đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong cách doanh nghiệp vận hành, ra quyết định và phát triển. Vậy cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Nó mang đến cơ hội và thách thức như thế nào cho các doanh nghiệp Việt? Cùng Base.vn tìm hiểu ngay sau đây. 1. Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? 1.1 Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 (The Fourth Industrial Revolution – Industry 4.0) là thuật ngữ dùng để chỉ giai đoạn phát triển công nghệ hiện đại, nơi các ranh giới giữa vật lý – số hóa – sinh học ngày càng được xóa nhòa. Đây là thời kỳ mà các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data), Thực tế ảo (VR/AR)….. đóng vai trò trung tâm, giúp con người và máy móc kết nối và tương tác thông minh hơn bao giờ hết. Không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ, cuộc cách mạng này mang đến một cách tiếp cận hoàn toàn mới về sản xuất, quản lý và ra quyết định trong doanh nghiệp. 1.2 Nguồn gốc của cách mạng công nghiệp 4.0 Khái niệm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư lần đầu tiên được đề cập bởi Giáo sư Klaus Schwab – Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao”. Theo ông, đây là cuộc cách mạng không chỉ thay đổi cách doanh nghiệp vận hành, mà còn định hình lại toàn bộ xã hội thông qua sự kết hợp giữa công nghệ số, công nghệ sinh học và vật lý. Dấu mốc quan trọng khác của Industry 4.0 xuất hiện vào năm 2011

Đọc thêm  ❯
Chuyển đổi số du lịch
Chuyển đổi số

Chuyển đổi số du lịch Việt Nam: Xu hướng, thách thức và giải pháp 2025

Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong điều hành, quảng bá, cung cấp các sản phẩm du lịch, dịch vụ đang mang lại cho các doanh nghiệp du lịch và du khách nhiều tiện ích, và hơn hết là góp phần xúc tiến công cuộc chuyển đổi số cấp quốc gia. Vậy, chuyển đổi số du lịch là gì? Có những xu hướng công nghệ nào đang dẫn dắt quá trình này? Và làm thế nào để các doanh nghiệp du lịch, lữ hành thực hiện đổi mới một cách có hiệu quả? Hãy cùng Base.vn khám phá bức tranh toàn cảnh về chuyển đổi số ngành du lịch tại Việt Nam trong nội dung sau đây! 1. Chuyển đổi số du lịch là gì? Chuyển đổi số du lịch là quá trình triển khai, ứng dụng các công nghệ số và dữ liệu vào tất cả các hoạt động liên quan đến du lịch, từ cách tổ chức, kinh doanh, vận hành cho đến cách khách hàng trải nghiệm dịch vụ. Mục tiêu là dịch chuyển từ mô hình kinh doanh du lịch truyền thống vốn mang nặng tính thụ động sang một mô hình hiện đại, sáng tạo và nhạy bén hơn. Hiện nay, một số các giải pháp công nghệ đang được ứng dụng phổ biến trong chuyển đổi số ngành du lịch có thể kể đến như: phần mềm quản lý khách hàng (CRM), chatbot tích hợp AI, ứng dụng đặt tour, nền tảng đánh giá (rating & review), hay công nghệ thực tế ảo (VR),… Nhờ áp dụng những công nghệ này, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành và khách sạn có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng, thử sức với các ý tưởng kinh doanh mới, đem lại cho du khách trải nghiệm hấp dẫn hơn, cũng như giải quyết hiệu quả các bài toán khó về nhân lực, thời gian và chi phí vận hành.

Đọc thêm  ❯
Chuyển đổi số Logistics
Chuyển đổi số

Chuyển đổi số logistics: Cơ hội, Thách thức và Giải pháp thiết thực

Cách đây vài năm, chuyển đổi số logistics chỉ được xem như “phao cứu sinh” giúp doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng do đại dịch, thì giờ đây, nó đã trở thành đòn bẩy chiến lược, là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy nền kinh tế số của quốc gia. Trong bài viết này, hãy cùng Base.vn tìm hiểu rõ hơn về bức tranh chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam, bao gồm cơ hội, thách thức và các nhóm giải pháp thiết thực để thúc đẩy tiến trình này đi đến thành công! 1. Chuyển đổi số logistics là gì? Chuyển đổi số logistics là quá trình triển khai, ứng dụng các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) hay chuỗi khối (blockchain) vào toàn bộ hoạt động thuộc chuỗi cung ứng, từ giai đoạn lập kế hoạch thu mua nguyên liệu thô, quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng cho đến khâu phân phối sản phẩm cuối cùng và chăm sóc khách hàng. Mục tiêu chính của chuyển đổi số trong logistics là giúp các doanh nghiệp đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, cải thiện dịch vụ khách hàng, cắt giảm chi phí và củng cố niềm tin với đối tác. Ví dụ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển có thể ứng dụng hệ thống IoT để theo dõi vị trí và tình trạng hàng hóa theo thời gian thực, qua đó tối ưu hóa lộ trình giao hàng, giảm thiểu rủi ro và phản ứng nhanh chóng trước các sự cố phát sinh. 2. Vai trò của chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics Chuyển đổi số trong logistics đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực, nhưng những lợi ích mà nó mang lại là hoàn toàn xứng đáng, không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả nhân viên và khách hàng. Dưới đây là

Đọc thêm  ❯
Chuyển đổi số báo chí
Chuyển đổi số

Chuyển đổi số báo chí: Lợi ích, rào cản và định hướng đến năm 2030

Chuyển đổi số đã và đang tạo ra những biến chuyển lớn trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, và báo chí, truyền thông cũng không đứng ngoài xu hướng đó. Bên cạnh những lợi ích như tăng tần suất phân phối nội dung hay mở rộng phạm vi tiếp cận công chúng, chuyển đổi số cũng đặt ra cho ngành báo chí không ít thách thức trong việc cạnh tranh thị phần với mạng xã hội hay vấn nạn đánh cắp bản quyền nội dung. Sau đây, hãy cùng Base.vn tìm hiểu sâu hơn về bức tranh toàn cảnh chuyển đổi số báo chí, từ thực trạng, khó khăn đến nhiệm vụ và định hướng phát triển từ đây đến 2030. 1. Chuyển đổi số báo chí là gì? Chuyển đổi số báo chí là quá trình áp dụng công nghệ số và các nền tảng kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ nội dung báo chí, mục đích là cải thiện tốc độ, khả năng tiếp cận và tương tác thông tin của công chúng, đồng thời tiết kiệm tài nguyên và giảm chi phí cho các cơ quan, đơn vị truyền thông.  Tuy vậy, chuyển đổi số trong hoạt động báo chí không chỉ giới hạn ở việc chuyển nội dung từ dạng in ấn truyền thống sang định dạng kỹ thuật số, mà còn bao gồm sự tích hợp các công nghệ số mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây (cloud computing) và các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, YouTube vào quy trình làm báo. Quá trình này đang từng bước tái cấu trúc toàn diện hoạt động báo chí, từ mô hình quản lý tòa soạn, xu hướng cá nhân hóa thông tin, sản xuất nội dung đa nền tảng, cho đến việc thu thập và xử lý dữ liệu theo thời gian thực. Như vậy, chuyển

Đọc thêm  ❯
LLM là gì
Chuyển đổi số

LLM là gì? Tìm hiểu mô hình Large Language Model trong AI hiện đại

Trong những năm gần đây, LLM hay mô hình ngôn ngữ lớn có lẽ đã không còn là khái niệm xa lạ, đặc biệt với những ai quan tâm đến AI (trí tuệ nhân tạo). LLM đang thay đổi cách con người, máy móc tương tác với thông tin, từ viết nội dung, dịch thuật đến hỗ trợ ra quyết định quan trọng. Vậy LLM là gì và cách thức mô hình này hoạt động như thế nào? Cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết thông tin trong bài viết dưới đây! 1. LLM là gì? 1.1 Khái niệm LLM (tiếng Anh: Large Language Model) là một mô hình trí tuệ nhân tạo được huấn luyện dựa trên khối lượng văn bản khổng lồ để hiểu và tạo ra ngôn ngữ giống con người. Nói cách khác, LLM giống như một “bộ não” AI với khả năng đọc, hiểu ngữ cảnh và phản hồi bằng văn bản. Từ việc viết thơ, giải thích kiến thức đến lập trình, phân tích hợp đồng, LLM đều có thể làm được. Một số LLM nổi bật hiện nay bạn có thể đã nghe tới như GPT-4 (OpenAI), Claude (Anthropic), Gemini (Google DeepMind) hay LLaMA (Meta) … 1.2 Một số thuật ngữ nền tảng liên quan đến LLM Để hiểu đúng về LLM cũng như cách nó hoạt động, bạn hãy làm quen với một số thuật ngữ cơ bản sau đây: 2. Các thành phần chính của mô hình ngôn ngữ lớn Về cơ bản, mô hình ngôn ngữ lớn LLM có 4 thành phần chính sau đây đóng vai trò nền tảng cho việc xử lý và sinh ngôn ngữ. 2.1 Embedding Layer: Biến từ ngữ thành con số Máy tính không thể hiểu ngôn ngữ tự nhiên như con người chúng ta. Do đó, Embedding Layer sẽ có nhiệm vụ chuyển các từ, cụm từ, token… thành vector số học hay các dãy số có ngữ nghĩa. Nhờ embedding, mô hình có

Đọc thêm  ❯
MCP là gì
Chuyển đổi số

MCP là gì? Đơn giản hóa tích hợp AI với Model Context Protocol

Trước đây, việc kết nối trí tuệ nhân tạo (AI) với các công cụ, ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu bên thứ ba thường yêu cầu viết code tùy chỉnh, sử dụng plugin cho từng nguồn dữ liệu hoặc API riêng biệt. Điều này gây ra không ít khó khăn và bất cập. Do đó, để đơn giản hóa, vào tháng 11/2024, Anthropic đã phát hành Model Context Protocol (MCP) – một giao thức mã nguồn mở giúp AI truy cập nhiều nguồn ngữ cảnh khác nhau một cách thuận tiện và dễ dàng hơn. Vậy MCP là gì và tại sao nó quan trọng cho việc tích hợp AI vào các công cụ mà chúng ta đang sử dụng? Nếu bạn là developer, chuyên gia dữ liệu, hay chỉ đơn thuần yêu thích AI và muốn tối ưu hóa quy trình công việc cho doanh nghiệp mình, bài viết này của Base.vn sẽ là bệ phóng lý tưởng để bạn bắt đầu thử nghiệm MCP. 1. MCP là gì? MCP là viết tắt của Model Context Protocol, hay còn gọi là Giao thức ngữ cảnh mô hình. Bạn có thể hình dung MCP như một cầu nối giao tiếp hai chiều giữa mô hình AI và các công cụ, dịch vụ và nguồn dữ liệu bên thứ ba. MCP giúp mô hình AI truy cập dữ liệu, hiểu rõ hơn về ngữ cảnh, từ đó phản hồi yêu cầu của người dùng chính xác và thông minh hơn. Đi sâu hơn, MCP thực chất là một giao thức nguồn mở (open-source protocol), được thiết kế để kết nối các mô hình/trợ lý AI với các nguồn dữ liệu như CRM, Slack hoặc development server trong doanh nghiệp một cách an toàn và bảo mật. Điều này đồng nghĩa với việc mô hình AI có thể thu thập dữ liệu liên quan và kích hoạt hành động trên các công cụ đó, ví dụ như cập nhật hồ sơ

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone