Kinh doanh

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
thu hút khách hàng
Kinh doanh

Top 10 cách thu hút khách hàng tối ưu cho doanh nghiệp 2025

Thu hút khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động marketing. Doanh phải thu hút và tiếp cận được khách hàng, thì mới có cơ sở để triển khai các hoạt động tiếp theo. Khách hàng không chỉ là người tiêu thụ sản phẩm, mà còn là tài sản quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy làm thế nào để thu hút khách hàng hiệu quả? Cùng Base.vn tìm hiểu và phân tích 10 chiến lược triển khai dưới đây. 1. Thu hút khách hàng là gì? Thu hút khách hàng là quá trình tạo ra sự quan tâm và sự hấp dẫn đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp từ phía khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của việc thu hút khách hàng là thu hút sự chú ý, tạo dựng lòng tin và cuối cùng là thúc đẩy họ thực hiện hành động mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. 2. Vai trò quan trọng của thu hút khách hàng Thu hút khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trước hết, việc thu hút khách hàng giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu thông qua việc mở rộng cơ sở khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Khách hàng mới không chỉ mang lại nguồn doanh thu tức thời mà còn có tiềm năng trở thành khách hàng trung thành, tạo ra nguồn thu ổn định và bền vững trong tương lai. Thêm vào đó, một chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. Hơn thế nữa, thu hút khách hàng cũng giúp doanh nghiệp

Đọc thêm  ❯
Pipedrive
Chuyển đổi số

Pipedrive là gì? So sánh Pipedrive với một số CRM hiện nay

Năm 2021, Pipedrive được Trust Radius vinh danh là một trong những phần mềm CRM hàng đầu và hiện vẫn duy trì điểm đánh giá ấn tượng là 8,0. Dù vậy, tại Việt Nam, Pipedrive vẫn là một cái tên khá mới mẻ. Vậy Pipedrive là gì? Phần mềm này có những tính năng nổi bật nào và chi phí sử dụng ra sao? Liệu đây có phải là giải pháp CRM lý tưởng mà doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm? Hãy cùng Base Blog khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây. 1. Pipedrive là gì? Pipedrive là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, đi kèm với một bảng giá phải chăng để phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với Pipedrive, các doanh nghiệp có thể theo dõi đường ống bán hàng (sales pipeline), quản lý khách hàng tiềm năng, đo lường hiệu quả doanh số và tự động hóa toàn bộ quy trình bán hàng tại một hệ thống duy nhất. Nhiệm vụ cốt lõi của Pipedrive là hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập và quản lý đường ống (kênh) bán hàng một cách linh hoạt. Đường ống bán hàng mô phỏng hành trình nhân viên Sales đồng hành và chăm sóc khách hàng, từ khi họ còn là cơ hội đến khi trở thành khách hàng chính thức. Sau đây là một số lợi ích đáng kể khi doanh nghiệp sử dụng giải pháp CRM của Pipedrive: – Cho phép tùy chỉnh quy trình làm việc: Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh các trường, giai đoạn và quy trình làm việc để phù hợp hơn với nhu cầu kinh doanh riêng của mình. – Chatbot tự động: Các chatbot này tương tác với khách truy cập, thu thập thông tin cần thiết và tự động thêm khách hàng tiềm năng vào đường ống bán hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có

Đọc thêm  ❯
HubSpot
Chuyển đổi số

HubSpot là gì? HubSpot CRM thật sự hoàn hảo cho doanh nghiệp?

HubSpot không chỉ gắn liền với khái niệm inbound marketing mà còn là một thương hiệu đình đám trong lĩnh vực phần mềm quản lý doanh nghiệp. Nổi bật trong danh mục sản phẩm của HubSpot là HubSpot CRM – một giải pháp quản lý quan hệ khách hàng toàn diện, tích hợp liền mạch các hoạt động tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng. Nhưng liệu HubSpot CRM có thực sự phù hợp với mọi tổ chức và doanh nghiệp? Những tính năng nổi bật, ưu nhược điểm cùng chi phí của phần mềm này như thế nào? Hãy cùng Base Blog khám phá chi tiết qua bài viết sau! 1. HubSpot là gì? HubSpot là một công ty của Mỹ chuyên phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm dành cho inbound marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng. Đồng thời, HubSpot cũng là tên một của nền tảng do chính công ty này sáng tạo, cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động như thiết kế website, xây dựng landing page, viết blog, quản lý khách hàng tiềm năng và hiện tại, phân tích hiệu suất tiếp thị và theo dõi hành vi người dùng. Hiện tại, HubSpot đang cung cấp 6 nhóm sản phẩm chính, được gọi là các “Hub”, mà doanh nghiệp có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp: – HubSpot Marketing Hub: Phần mềm tự động hóa tiếp thị giúp doanh nghiệp tạo, quản lý và theo dõi kết quả của các chiến dịch tiếp thị trực tuyến với mục đích thu hút khách hàng tiềm năng. – HubSpot Sales Hub: Phần mềm tối ưu hóa quy trình bán hàng, hỗ trợ theo dõi khách hàng tiềm năng, quản lý giao dịch, báo giá (CPQ), và đào tạo nhân viên bán hàng. – HubSpot Service Hub: Phần mềm dịch vụ khách hàng tích hợp công cụ Smart CRM giúp doanh nghiệp quản lý yêu cầu khách

Đọc thêm  ❯
Salesforce
Chuyển đổi số

Salesforce là gì​? Giải pháp nào có thể thay thế Salesforce CRM?

Trong thế giới phần mềm CRM, Salesforce không chỉ là một cái tên nổi bật mà còn được ví như một “gã khổng lồ” với hơn 150.000 khách hàng và hệ sinh thái phong phú gần 9.000 ứng dụng và dịch vụ đối tác. Nhưng liệu Salesforce CRM có thực sự là giải pháp CRM lý tưởng nhất dành cho mọi doanh nghiệp, hay còn những lựa chọn khác hấp dẫn hơn? Trong bài viết sau đây, hãy cùng Base Blog khám phá những tính năng nổi trội, ưu nhược điểm của Salesforce CRM và so sánh Salesforce với một số CRM hàng đầu hiện nay, để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất! 1. Hiểu về Salesforce và Salesforce CRM 1.1 Salesforce là gì? Salesforce, hay Salesforce.com, Inc., là một công ty cung cấp phần mềm dựa trên nền tảng đám mây (cloud-based software) hàng đầu thế giới, với trụ sở chính tại San Francisco, California. Salesforce chuyên cung cấp các giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, bao gồm quản lý bán hàng, dịch vụ khách hàng, tự động hóa tiếp thị, thương mại điện tử, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI) và phát triển ứng dụng. Được thành lập vào năm 1999 bởi Marc Benioff, cựu giám đốc điều hành Oracle, Salesforce nhanh chóng gây tiếng vang trong lĩnh vực công nghệ. Đến năm 2004, công ty thực hiện đợt chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) thành công và không ngừng tăng trưởng kể từ đó. Tính đến năm 2022, Salesforce giữ vị trí thứ 61 thế giới về vốn hóa thị trường, với giá trị ước tính gần 153 tỷ USD và đồng thời trở thành công ty phần mềm doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu. Truy cập website Salesforce: TẠI ĐÂY 1.2 Salesforce CRM là gì? Salesforce CRM (Customer Relationship Management) là một nền tảng quản lý quan hệ khách hàng dựa trên đám mây, giúp

Đọc thêm  ❯
CDP là gì
Chuyển đổi số

CDP là gì? Giải pháp quản lý dữ liệu khách hàng toàn diện

Theo thống kê từ Statista, doanh thu toàn cầu của lĩnh vực Customer Data Platform (CDP) năm 2024 ước tính đạt 2,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 4% so với năm 2023. Điều này chứng tỏ rằng ngày càng nhiều doanh nghiệp trên thế giới quan tâm và sử dụng nền tảng dữ liệu khách hàng hiện đại này. Vậy CDP là gì? CDP vs CRM khác biệt nhau ra sao? Hãy cùng Base Blog tìm hiểu thông tin chi tiết về CDP trong nội dung sau! 1. CDP là gì? Có mấy loại Customer Data Platform? 1.1 Khái niệm CDP CDP (Customer Data Platform) là một phần mềm cho phép doanh nghiệp thu thập và tổng hợp dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn, công cụ và hệ thống kinh doanh khác nhau tại một nơi duy nhất. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có được một cái nhìn tổng quát về dữ liệu khách hàng, dùng làm cơ sở cho việc phân tích, nghiên cứu và triển khai các chiến dịch tiếp thị tự động hóa (chẳng hạn như qua email, SMS hoặc push notifications) và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. 1.2 Lịch sử ra đời của CDP CDP có thể được xem là một trong những công cụ tiếp thị thịnh hành nhất hiện nay. Tuy nhiên, ý tưởng về CDP không phải là hoàn toàn mới. Thực chất, CDP là một bước tiến vượt bậc trong cách các nhà tiếp thị quản lý dữ liệu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Khoảng một thập kỷ trở lại đây, những cải tiến từ các hệ thống CRM truyền thống đã đặt nền móng cho sự phát triển của CDP. Với nhiệm vụ cốt lõi là theo dõi và nắm bắt toàn diện mọi điểm chạm (touch points) trong hành trình khách hàng, CDP giúp các nhà tiếp thị hiểu rõ hơn kỳ vọng của từng cá nhân, đồng thời thực hiện phân

Đọc thêm  ❯
Phân khúc khách hàng
Kinh doanh

Phân khúc khách hàng là gì? Chìa khoá xây dựng chiến lược marketing

Để đạt được hiệu quả tối ưu trong kinh doanh, việc hiểu rõ khách hàng là yếu tố quyết định. Nhưng làm sao để biết ai là người phù hợp nhất với sản phẩm của bạn? Phân khúc khách hàng là câu trả lời. Vậy phân khúc khách hàng là gì, và tại sao nó lại quan trọng đối với chiến lược marketing của doanh nghiệp? Cùng Base.vn khám phá trong bài viết này để tìm ra các bước áp dụng phân khúc khách hàng hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng và nâng cao doanh thu. 1. Phân khúc khách hàng là gì? Phân khúc khách hàng (Customer Segmentation) là việc chia nhỏ thị trường tổng thể thành các nhóm khách hàng riêng biệt dựa trên những đặc điểm chung như nhân khẩu học, hành vi, sở thích hoặc nhu cầu. Việc phân chia này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về từng nhóm khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp, nội dung tiếp cận tương ứng  và cải thiện hiệu quả kinh doanh. Theo khảo sát của Techtarget, các doanh nghiệp áp dụng phân khúc khách hàng có thể tăng khả năng giữ chân khách hàng lên đến 30% so với các doanh nghiệp không thực hiện hoạt động này. Xây dựng phân khúc khách hàng kỹ lưỡng, chuẩn chỉ sẽ mang đến cho doanh nghiệp lợi ích như: 2. Các phương pháp phân khúc khách hàng phổ biến Việc phân khúc khách hàng là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị và kinh doanh, giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng và tối ưu hóa nguồn lực. 2.1 Phân khúc dựa trên nhân khẩu học Phân khúc khách hàng theo khẩu học là phương pháp phổ biến nhất để chia các nhóm khách hàng dựa trên các đặc điểm như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, hoặc thế hệ.

Đọc thêm  ❯
Hành vi khách hàng
Kinh doanh

Hành vi khách hàng là gì? Từ động lực đến quyết định mua hàng

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao chiến dịch tiếp thị tưởng chừng hoàn hảo lại không mang lại kết quả như mong đợi? Hay tại sao cùng một sản phẩm, có người sẵn sàng mua ngay lập tức, trong khi người khác lại không quan tâm? Điều này không chỉ xảy ra một lần mà là vấn đề đau đầu của nhiều doanh nghiệp. Đằng sau mỗi hành vi tiêu dùng là một loạt các động cơ, cảm xúc và yếu tố ảnh hưởng mà doanh nghiệp cần phải hiểu rõ. Và đó là lý do tại sao phân tích hành vi khách hàng đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp doanh nghiệp nhìn thấy “bức tranh ẩn giấu” phía sau mỗi quyết định mua sắm. 1. Hành vi khách hàng là gì? Hành vi khách hàng bao gồm các hoạt động như tìm kiếm thông tin, so sánh sản phẩm, thói quen mua sắm, và phản hồi trên các nền tảng trực tuyến. Điều này không chỉ thể hiện những gì khách hàng mua, mà còn bao gồm cách họ tương tác với các chiến dịch tiếp thị, website và các kênh bán hàng khác. Việc hiểu rõ những hành vi khách hàng cho phép doanh nghiệp dự đoán được xu hướng tiêu dùng và điều chỉnh chiến lược tiếp thị, sản phẩm để tạo ra trải nghiệm mua sắm tối ưu hơn. Phân tích hành vi khách hàng (Customer Behavior) là quá trình thu thập, tổng hợp và đánh giá dữ liệu về cách khách hàng tương tác với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Mục tiêu chính là hiểu rõ hơn về những động lực và quyết định tiêu dùng của khách hàng, giúp doanh nghiệp nắm bắt được “bản đồ hành vi” của họ. Thông qua phân tích này, doanh nghiệp có thể thiết kế chiến lược phù hợp, tối ưu trải nghiệm khách hàng và nâng cao

Đọc thêm  ❯
Khách hàng là gì?
Kinh doanh

Khách hàng là gì? Hiểu đúng để doanh nghiệp phát triển bền vững

Khách hàng – hai chữ tưởng chừng đơn giản nhưng lại là yếu tố cốt lõi quyết định sự sống còn và phát triển của mọi doanh nghiệp. Họ không chỉ là những người mua hàng mà còn là những nhà đầu tư, những người quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả nhất. Vậy khách hàng thực sự là ai và tại sao họ lại quan trọng đến vậy? Cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết về khách hàng trong bài viết sau đây. 1. Khách hàng là gì? Khách hàng (Customer) là những cá nhân hoặc tổ chức mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng mà doanh nghiệp cung cấp. Nói cách khác, khách hàng là những người trực tiếp tương tác với doanh nghiệp, đưa ra quyết định mua hàng và tạo ra doanh thu. Khách hàng có thể mua sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng cá nhân, gia đình, hoặc cũng có thể họ mua cho các tổ chức phi lợi nhuận phục vụ cộng đồng, hay các công ty để phục vụ mục đích kinh doanh. Ngoài ra, cơ quan chính phủ cũng được coi là đối tượng khách hàng đặc biệt khi họ thực hiện mua sắm công vì mục đích quốc gia. 2. Tầm quan trọng của khách hàng Khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng là nguồn doanh thu chính, là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.  Khách hàng còn là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông qua các ý kiến đánh giá khách quan, đồng thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Ngoài ra, không chỉ là đối tượng mua và sử dụng, mỗi khách hàng lại

Đọc thêm  ❯
Churn rate
Kinh doanh

Churn rate là gì? Chiến lược giảm tỷ lệ rời bỏ khách hàng hiệu quả

Trong kinh doanh, bên cạnh sự gia tăng khách hàng mới thì cũng sẽ có một số khách hàng rời đi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự rời đi này được thể hiện qua chỉ số Churn Rate. Vậy, cụ thể Churn Rate là gì? Làm sao để tính và đo lường chỉ số này? Hãy cùng Base Blog khám phá mọi thông tin liên quan đến Churn Rate và tìm hiểu cách cải thiện tỷ lệ khách hàng rời đi trong nội dung sau đây! 1. Churn Rate là gì? Có mấy loại Churn Rate? 1.1 Khái niệm Churn Rate Churn Rate là tỷ lệ phần trăm khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm hoặc hủy đăng ký dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể (tháng, quý, hoặc năm). Nói cách khác, churn rate chính là tỷ lệ phần trăm khách hàng rời bỏ doanh nghiệp để tìm một giải pháp thay thế khác. Do đó, để đảm bảo tăng trưởng, doanh nghiệp cần duy trì số lượng khách hàng mới lớn hơn số lượng khách hàng rời đi trong cùng kỳ. Tỷ lệ churn trung bình thay đổi theo từng ngành, cho phép các công ty so sánh và đánh giá khả năng cạnh tranh của mình. Ngoài việc áp dụng cho cơ sở khách hàng, churn rate còn có thể được dùng để phản ánh tỷ lệ nhân viên rời khỏi công ty. 1.2 Hai loại Churn Rate then chốt Dựa trên hành vi rời bỏ của khách hàng, churn rate được chia thành hai loại chính: Mặc dù có mối liên hệ nhất định, hai loại churn rate này cần được phân biệt rõ ràng vì chúng mang ý nghĩa khác nhau, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm kỹ thuật số như phần mềm SaaS, vốn thường có nhiều gói sản phẩm. Ví dụ: Phân tích cả hai tỷ lệ này sẽ giúp doanh nghiệp đưa

Đọc thêm  ❯
CSAT là gì?
Kinh doanh

CSAT là gì? Làm sao để cải thiện chỉ số hài lòng khách hàng?

Khách hàng ngày càng khó tính và có nhiều lựa chọn hơn. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ và đặc biệt là trải nghiệm khách hàng. Chỉ số CSAT (Customer Satisfaction Score) chính là câu trả lời cho câu hỏi: Khách hàng của bạn có thực sự hài lòng không? 1. Chỉ số CSAT là gì? 1.1 Khái niệm CSAT CSAT (Customer Satisfaction Score) hay điểm hài lòng của khách hàng là một chỉ số được dùng để đo lường mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ, giao dịch hoặc cảm nhận của họ về thương hiệu. CSAT Score thường được đánh giá dựa trên các câu hỏi khảo sát ngắn gọn và dễ hiểu. Do đó, CSAT không có công thức chính xác 100% mà chỉ có cách tính toán tối ưu nhất. 1.2 Khi nào doanh nghiệp cần xác định CSAT? Doanh nghiệp có thể đo lường CSAT bằng cách thực hiện khảo sát khách hàng tại các điểm chạm (touchpoint) quan trọng trong hành trình mua hàng. Nhiều công ty thường chỉ khảo sát sau khi bán hàng, nhưng thực tế, khảo sát mức độ hài lòng có thể được tiến hành ở từng giai đoạn trong hành trình khách hàng, bao gồm: Để đạt được kết quả CSAT đáng tin cậy nhất, doanh nghiệp nên khảo sát khách hàng ngay tại thời điểm mà trải nghiệm của họ còn “tươi mới”. Vì vậy, nếu sử dụng phần mềm CRM hoặc chatbot chăm sóc khách hàng tự động, doanh nghiệp cần cân nhắc thiết lập các kích hoạt (triggers) khảo sát ngay sau những tương tác quan trọng, chẳng hạn như: sau hỗ trợ khách hàng, mua hàng hoặc hoàn thành quy trình giới thiệu (onboarding). 2. Lợi ích của chỉ số CSAT là gì? Bằng cách đo lường và phân tích chỉ số CSAT, doanh nghiệp có

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone