Base Blog

Sản xuất

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
5S là gì?
Quản lý vận hành

5S là gì? Hướng dẫn triển khai quy trình 5S trong doanh nghiệp

Nếu hoạt động kinh doanh của bạn đôi khi (hoặc luôn luôn) cảm thấy hỗn loạn và kém hiệu quả, hoặc đơn giản bạn cảm thấy văn phòng làm việc không đủ sạch sẽ, an toàn, sảng khoái để có thể an tâm làm việc – đã đến lúc doanh nghiệp cần triển khai mô hình 5S. Cụ thể thì 5S là gì? Triển khai như thế nào? Theo dõi bài viết này để hiểu thêm những tác động tích cực và các bước triển khai mô hình tiềm năng này.  1. 5S là gì? 1.1 Khái niệm 5S 5S là một phương pháp quản lý và tổ chức môi trường làm việc có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhằm mục đích cải thiện năng suất, chất lượng công việc và môi trường làm việc. Mỗi chữ “S” đại diện cho một phần của quy trình gồm 5 bước để cải thiện hoạt động chung của doanh nghiệp. Các thuật ngữ trong 5S Tiếng Nhật Tiếng Anh Tiếng Việt Seiri (整理) Sort Sàng lọc Seiton (整頓) Set in order Sắp xếp Seiso (清掃) Shine Sạch sẽ Seiketsu (清潔) Standardize Săn sóc Shitsuke (躾) Sustain Sẵn Sàng Cụ thể:  1.2 Nguồn gốc của 5S Phương pháp 5S xuất phát từ Nhật Bản và đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong nền công nghiệp của đất nước này từ cuối thập kỷ 1950 đến đầu thập kỷ 1960. Ban đầu, 5S được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là trong các nhà máy và doanh nghiệp sản xuất ô tô như Toyota. 5S được coi là một phần quan trọng của “Hệ thống sản xuất của Toyota”, đã được triển khai thành công và lan rộng trên toàn thế giới cho đến ngày nay. Ban đầu, phương pháp này được gọi là “4S” và bao gồm bốn bước chính: Seiri (Sắp xếp), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), và Seiketsu (Săn sóc). Sau đó, bước thứ

Đọc thêm  ❯
bieu-do-pareto
Quản lý vận hành

Biểu đồ Pareto là gì? Giải mã nguyên tắc Pareto (Quy luật 80/20)

Nếu là một nhà quản lý doanh nghiệp, ắt hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe đến câu nói: “20% khách hàng tạo ra tới 80% doanh thu”. Nghe thì giống như một câu nói vô thưởng vô phạt không có căn cứ, thế nhưng trên thực tế, câu nói ấy lại xuất phát từ một nguyên lý nổi tiếng được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới – nguyên tắc 80/20. Vấn đề nào cũng cần xác định nguyên nhân và giải quyết triệt để, tuy nhiên, để tiết kiệm được tối đa thời gian và nguồn lực cho việc giải quyết nó, chúng ta cần xác định được những yếu tố quan trọng cần ưu tiên xử lý trước tiên. Nguyên tắc 80/20 cùng với biểu đồ Pareto sẽ giúp cho mỗi cá nhân cũng như các doanh nghiệp “giải quyết” nhanh gọn 80% rắc rối của mình, chỉ qua việc xác định được 20% vấn đề cốt lõi nhất.  Để có khái niệm tổng quát hơn về chủ đề này, bạn hãy theo chân Base.vn để cùng tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây.   1. Khái niệm về biểu đồ Pareto 1.1. Biểu đồ Pareto là gì? Biểu đồ Pareto, hay còn được gọi là biểu đồ 80/20, là một công cụ thống kê thường được sử dụng để phân tích và đánh giá tầm quan trọng của các nguyên nhân khác nhau gây ra một vấn đề hoặc kết quả cụ thể. Nó dựa trên Nguyên lý Pareto, còn được gọi là Quy tắc 80/20, cho rằng khoảng 80% kết quả xuất phát từ khoảng 20% nguyên nhân. Biểu đồ Pareto thường được biểu diễn dưới dạng cột, thể hiện tần suất hoặc mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải. Tất cả các số liệu và đường, cột,… trên đó được hiển thị một cách trực quan, giúp nhanh chóng

Đọc thêm  ❯
Lean là gì?
Quản lý vận hành

Lean là gì? Ứng dụng mô hình Lean để giảm chi phí trong doanh nghiệp sản xuất

Cắt giảm chi phí là một việc làm nhạy cảm, có thể gây ra nhiều hậu quả nếu cắt giảm sai. Mô hình Lean sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất cắt giảm chi phí đúng cách. Ngành sản xuất những năm gần đây phải đối mặt với nhiều biến động, thúc đẩy các doanh nghiệp coi trọng “cắt giảm chi phí” hơn là “tăng doanh thu”. Một khách hàng của chúng tôi đã từng chia sẻ với Base: “Trong sản xuất, chỉ cần cắt giảm 1% chi phí cũng là điều rất quý”. Tuy nhiên, cắt giảm chi phí không phải điều dễ dàng. Cắt giảm sai có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, suy giảm doanh thu, kéo tụt hiệu suất người lao động,… Cắt giảm chi phí đúng cách là việc doanh nghiệp không lãng phí thời gian, nguyên vật liệu, nhân sự vào các hoạt động không cần thiết; hay sản xuất quá mức gây dư thừa và tăng chi phí lưu trữ, kho bãi – đây chính là điều mà mô hình Lean, một mô hình kinh điển trong quản lý vận hành, hướng đến. Trong bài viết sau đây, Base.vn sẽ đi sâu về ứng dụng mô hình Lean để cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp sản xuất, cùng một số case study để doanh nghiệp tham khảo thêm. Hãy cùng theo dõi. 1. Tổng quan về mô hình Lean 1.1 Lean là gì? Lean là mô hình quản trị theo triết lý tinh gọn, bắt đầu xuất hiện từ lĩnh vực sản xuất và dần được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau. Mô hình này dựa trên ý tưởng tăng năng suất và giảm lãng phí trong sản xuất. 1.2 Nguồn gốc Trở lại vào những năm 1980, các công ty sản xuất phương Tây nhận ra rằng họ đang nhanh chóng đánh mất thị phần vào tay các công ty sản xuất Nhật Bản. Vì vậy, một

Đọc thêm  ❯
Sơ đồ tổ chức công ty
Quản lý vận hành

Sơ đồ tổ chức công ty – Bí quyết cho sự phát triển hiệu quả

Sơ đồ tổ chức (còn được gọi là biểu đồ tổ chức hay organogram) là một sơ đồ trực quan thể hiện cấu trúc bên trong của một công ty bằng cách chi tiết vai trò, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cá nhân trong một tổ chức. Sơ đồ cơ cấu tổ chức định dạng tổ chức, mang lại cho mọi người cái nhìn tổng quan về cách tổ chức doanh nghiệp, cho dù đó là văn phòng, một start-up, nhà máy sản xuất hay bất kỳ hình thức nào khác: Một cơ cấu tổ chức kém sẽ dẫn đến những mâu thuẫn rối rắm trong doanh nghiệp: nhầm lẫn vai trò của các vị trí, thiếu sự phối hợp giữa các chức năng, không chịu chia sẻ ý tưởng, chậm ra quyết định, nhiều căng thẳng và xung đột,.. Thiết kế một tổ chức là công việc không hề dễ. Với mong muốn phần nào san sẻ cùng các nhà lãnh đạo trong việc tạo nên một cơ cấu tổ chức phù hợp, Base.vn đã tổng hợp lại sơ đồ tổ chức cơ bản của 4 ngành (xây dựng, sản xuất, kinh doanh chuỗi, giao nhận vận tải) và 4 phòng ban (nhân sự, tài chính kế toán, marketing, kinh doanh), đi kèm là chức năng của bộ phận và các quy trình chính của từng loại doanh nghiệp. 1. Mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo ngành 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng Xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, đường cao tốc, cầu đường, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, công trình trên biển,… Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây

Đọc thêm  ❯
Sig Sixma
Sản xuất

Six Sigma là gì? Cẩm nang 6 sigma dành cho người mới tìm hiểu

Một trong những phương pháp có ảnh hưởng nhất trong số đó là Six Sigma. Bắt đầu như một giải pháp hình thành trong sản xuất, phương pháp này nhanh chóng phát huy hiệu quả và hiện đang được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, tài chính,… bao gồm các công ty thuộc bảng xếp hạng Fortune 500 trên toàn thế giới. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin cần thiết về Six Sigma, bao gồm định nghĩa, nguồn gốc, cơ chế hoạt động, nó sử dụng những công cụ nào và làm thế nào bạn có thể đào tạo để trở thành được chứng nhận để thực hành Six Sigma. Thêm vào đó, các chuyên gia giải thích những lợi ích mà Six Sigma có thể cung cấp cho bạn và công ty của bạn. Trong vòng một thế kỷ vừa qua, ngành công nghiệp trên thế giới đã đạt được hiệu quả cao hơn bao giờ hết về cả sản lượng và chất lượng. Đặc biệt là khi các lý thuyết và phương pháp cải tiến được đưa vào áp dụng sau những bài kiểm tra chặt chẽ. 1. Six Sigma là gì? Six Sigma (6 Sigma, hay 6σ) là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khuyết tật), xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình. Six Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng giống như ISO 9001. Hệ phương pháp này đem tới một tư duy mới cho các doanh nghiệp: thay vì tập trung vào xử lý các sản phẩm lỗi, hãy đầu tư cải thiện quy trình để ngăn lỗi xảy ra, tạo lập sự ổn định gần như hoàn hảo trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh

Đọc thêm  ❯
Kaizen là gì
Quản lý vận hành

Kaizen là gì? Hướng dẫn cách triển khai Kaizen trong doanh nghiệp

Kaizen, một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Nhật, đánh dấu một triển khai quản lý và cải tiến liên tục, không ngừng phát triển để tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng. Được biết đến như một triết lý hoặc phương pháp quản lý chất lượng, Kaizen không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất mà còn trở thành một xu hướng quan trọng trong quản lý doanh nghiệp toàn cầu. Không chỉ là một mô hình quản lý, Kaizen còn là một triết lý sống, đặt ra nguyên tắc “một chút mỗi lần” để đạt được sự hoàn thiện liên tục. Bài viết này Base.vn sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về Khái niệm Kaizen, từ đó hướng dẫn chi tiết về cách triển khai nó trong môi trường doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu để khám phá cách Kaizen có thể làm thay đổi và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1. Kaizen là gì? Kaizen được biết tới là một triết lý kinh doanh nổi tiếng của người Nhật đã áp dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới. Tên của nó được ghép từ hai từ trong tiếng Nhật: kai – liên tục và zen – cải tiến, dịch sang thuật ngữ tiếng Anh là “ongoing improvement” nghĩa là sự cải tiến không ngừng nghỉ. Một trong những điểm đặc trưng của Kaizen là “tích tiểu thành đại” – một kết quả lớn sẽ được tích lũy bền bỉ theo thời gian từ những thay đổi nhỏ, cải tiến nhỏ. Bởi vậy, Kaizen cần có sự tham gia của tất cả mọi người với tinh thần “bất cứ cái gì cũng có thể cải tiến được”. Theo The New Shorter Oxford English Dictionary (1993), từ “Kaizen” được bổ sung và định nghĩa như sau: Kaizen là sự cải tiến liên tục quá trình làm việc, nâng cao năng suất,… như một triết lý kinh doanh. Trước kia, Kaizen chủ yếu

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone