Base Blog

Top 7 phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp tốt nhất hiện nay

Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp

Hệ thống tài chính và kế toán không chỉ là trụ cột mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, việc chọn lựa phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp phù hợp không chỉ đảm bảo tính minh bạch trong quản lý tài chính mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình công việc.

Trong bài viết sau đây, hãy cùng Base Blog khám phá top 7 phần mềm quản lý tài chính kế toán uy tín nhất tại Việt Nam, cùng phân tích sâu vào tính năng, ưu nhược điểm và chi phí sử dụng, để doanh nghiệp có thể tìm được giải pháp lý tưởng nhất cho tổ chức của mình.

1. Phần mềm quản lý tài chính là gì? Tại sao doanh nghiệp nên có?

Phần mềm quản lý tài chính là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tất cả các dữ liệu tài chính phát sinh trong tổ chức, bao gồm: quản lý thu nhập, quản lý chi phí, quản lý dòng tiền, quản lý tiền mặt, quản lý nguồn vốn, quản lý tài sản, và các yếu tố tài chính khác.

Dựa vào những số liệu này, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có được một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hoạt động tài chính bên trong doanh nghiệp, đảm bảo sự chính xác trong tính toán, duy trì dấu vết kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán, và có thể đưa ra những quyết định chiến lược phù hợp với từng giai đoạn.

Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp

Phần mềm quản lý tài chính được xem là một trong những công cụ quan trọng nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp bởi những lợi ích sau đây:

  • Tự động hóa các nhiệm vụ tài chính thủ công lặp đi lặp lại:

Khả năng tự động hóa của phần mềm quản lý tài chính giúp phòng kế toán nâng cao tốc độ làm việc, đảm bảo độ chính xác và tối ưu hiệu quả cho các nhiệm vụ tài chính thủ công.

Thay vì nhân viên kế toán phải nhập “bằng tay” từng giao dịch vào sổ cái, phần mềm sẽ tự động ghi lại các giao dịch thông qua nguồn cấp dữ liệu ngân hàng. Điều này không chỉ giảm thiểu rủi ro sai sót do con người mà còn giải phóng nhân viên khỏi những quy trình công việc rườm rà, giúp họ tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp không chỉ tối đa hóa năng suất làm việc mà còn mang đến sự hài lòng cho nhân viên khi giảm tải được những công việc tẻ nhạt, mất thời gian.

  • Cung cấp báo cáo dữ liệu tài chính theo thời gian thực:

Phần mềm quản lý tài chính cho phép doanh nghiệp đồng bộ hóa tất cả hệ thống dữ liệu theo thời gian thực, cho phép nhà quản trị truy cập và theo dõi báo cáo tài chính mọi lúc, mọi nơi. Điều này loại bỏ hoàn toàn sự chờ đợi báo cáo từ phòng kế toán như cách làm truyền thống.

Dựa vào nguồn cấp thông tin chính xác và nhất quán, nhà quản trị có thể trích xuất báo cáo tài chính bất cứ khi nào, từ đó đưa ra các quyết định nhanh chóng và đáng tin cậy. Hơn thế nữa, phần mềm còn có khả năng chuyển đổi các bảng số liệu phức tạp thành hình ảnh, biểu đồ trực quan, dễ hiểu, giúp nhà quản trị dễ dàng truyền đạt các quyết định của mình đến các phòng ban khác trong doanh nghiệp.

  • Hỗ trợ nhà quản trị lập kế hoạch kinh doanh chiến lược:

Phần mềm quản lý tài chính có khả năng thu thập, lưu trữ và phân tích toàn diện các dữ liệu lịch sử của doanh nghiệp. Nhờ khả năng xử lý dữ liệu chính xác, phần mềm không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu suất kinh doanh hiện tại mà còn giúp nhà quản trị nhanh chóng nhận diện các xu hướng định kỳ và cơ hội tiềm năng.

Hơn thế nữa, phần mềm cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch ứng phó với những biến động kinh tế, so sánh nhanh chóng các kịch bản khác nhau và dự đoán các kết quả tài chính trong tương lai.

  • Hỗ trợ cộng tác liền mạch:

Với sự tích hợp công nghệ lưu trữ đám mây, các giải pháp quản lý tài chính hiện đại giúp doanh nghiệp dễ dàng thống nhất dữ liệu từ các phòng ban, chi nhánh hay trụ sở cách xa nhau chỉ trong tích tắc.

Phần mềm còn giúp truyền đạt các thông tin tài chính phức tạp một cách đơn giản, rõ ràng cho các phòng ban khác, cấp trên, và khách hàng. Các phần mềm quản lý tài chính tiên tiến hiện nay có khả năng hiển thị thông tin tài chính như lãi lỗ, số liệu bán hàng, ngân sách,… qua các biểu đồ, đồ thị và bảng điều khiển trực quan.

  • Giảm biên độ sai số:

Các chuyên gia phân tích tài chính thường dành phần lớn thời gian cho việc kiểm tra các công thức, liên kết bảng tính và tổng phụ để đảm bảo độ chính xác. Nhưng suy cho cùng thì họ vẫn là con người; việc xảy ra sai sót là điều khó tránh khỏi.

Với khả năng tự động hóa và tính toán dữ liệu theo thuật toán được lập trình sẵn, phần mềm quản lý tài chính sẽ giúp doanh nghiệp gạt bỏ nỗi lo liên quan đến sai lệch các con số. Nhờ đó, nhà quản trị có thể tự tin hơn trong việc lập kế hoạch tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trước đối thủ, đảm bảo tuân thủ pháp lý, đồng thời củng cố sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trước nhà đầu tư và các bên liên quan.

Tính năng phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp

2. Các tính năng quan trọng nhất của một phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp

Giống như hầu hết các sản phẩm khác trên thị trường, mỗi phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ được thiết kế với bộ tính năng riêng biệt để đáp ứng nhu cầu của một phân khúc khách hàng nhất định. Nhưng nhìn chung phải luôn đảm bảo những tính năng cốt lõi như sau:

2.1 Theo dõi tài chính thời gian thực

Phần mềm quản lý tài chính cho phép doanh nghiệp theo dõi và ghi nhận chính xác từng giao dịch, đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động tài chính. Điều này không chỉ cung cấp một bản ghi chép đầy đủ và rõ ràng cho các kiểm toán viên, mà còn giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và lành mạnh về tài chính, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý. Tính năng theo dõi thời gian thực giúp nhà quản trị phát hiện các sai lệch ngay khi chúng xảy ra, từ đó có thể khắc phục nhanh chóng trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2 Phân tích và lập kế hoạch tài chính

Phần mềm có khả năng thu thập và xử lý khối lượng dữ liệu lớn một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Bên cạnh đó, tính năng lập kế hoạch và mô hình hóa dữ liệu tài chính giúp doanh nghiệp đưa ra dự đoán hiệu suất trong tương lai, chuẩn bị kỹ lưỡng cho nhiều kịch bản tài chính khác nhau và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

2.3 Quản lý dữ liệu tập trung

Phần mềm quản lý tài chính cung cấp khả năng lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung, cho phép tất cả thông tin tài chính của doanh nghiệp được tổ chức tại một nơi duy nhất. Điều này không chỉ giúp việc truy cập và kiểm soát dữ liệu trở nên thuận tiện hơn, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp dữ liệu tài chính với các hệ thống khác như ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), CRM (hệ thống quản lý quan hệ khách hàng), và phần mềm tính lương. Nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể tăng cường hiệu quả hợp tác giữa các bộ phận và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình.

2.4 Cung cấp đa dạng các loại báo cáo tài chính

Với chỉ một vài cú nhấp chuột, nhà quản trị có thể “ra lệnh” cho phần mềm cung cấp các báo cáo tài chính theo thời gian thực, từ tổng quan đến chi tiết, từ cơ bản đến phức tạp, đáp ứng linh hoạt mọi nhu cầu điều hành và ra quyết định.

3. Tiêu chí lựa chọn phần mềm quản lý tài chính cho doanh nghiệp

Trong vô vàn các tiêu chí, sau đây là 6 tiêu chí cơ bản nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm khi lựa chọn một phần mềm quản lý tài chính phù hợp:

3.1 Giao diện thân thiện với người dùng Việt Nam

Một phần mềm dù sở hữu bộ tính năng đa dạng và hứa hẹn lợi tức đầu tư hấp dẫn, nhưng nếu giao diện quá phức tạp hoặc yêu cầu nhiều thời gian để làm quen, thì khó có thể coi đó là một giải pháp tối ưu.

Để được đánh giá là phần mềm quản lý tài chính xuất sắc, giao diện cần trực quan và dễ sử dụng, giúp nhân viên của doanh nghiệp quản lý các hoạt động tài chính một cách dễ dàng mà không cần quá nhiều học hỏi. Hơn nữa, phần mềm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kế toán, kiểm toán của pháp luật Việt Nam và được thiết kế thân thiện với người dùng trong nước.

3.2 Triển khai nhanh chóng

Một tiêu chí quan trọng khác là khả năng triển khai nhanh chóng. Doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp phần mềm có thể triển khai phần mềm nhanh chóng và dễ dàng, tích hợp mượt mà với các công cụ làm việc khác mà không đòi hỏi quá nhiều thao tác kỹ thuật phức tạp. Điều này giúp đảm bảo quy trình làm việc diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, từ đó tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả vận hành.

3.3 Khả năng mở rộng và nâng cấp tính năng

Khi doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng quy mô, việc lựa chọn một phần mềm quản lý tài chính có khả năng mở rộng và nâng cấp tính năng là điều cần thiết. Phần mềm cần có khả năng xử lý tốt khối lượng giao dịch gia tăng, dễ dàng bổ sung tài khoản người dùng và giải quyết các quy trình tài chính phức tạp hơn, mà không yêu cầu bổ sung nguồn lực đáng kể.

Tuy nhiên, chi phí mở rộng và nâng cấp giữa các nhà cung cấp phần mềm có thể khác nhau, do đó, doanh nghiệp cần thảo luận kỹ về chi phí này để có lựa chọn hợp lý.

3.4 Tùy chỉnh tính năng theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp

Nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất sẽ chú trọng tính năng theo dõi chi phí sản xuất và quản lý hàng tồn kho, trong khi một doanh nghiệp dịch vụ lại ưu tiên tính năng lập hóa đơn và quản lý khách hàng.

Do vậy, doanh nghiệp nên tìm kiếm các phần mềm quản lý tài chính có thể tùy chỉnh tính năng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình thay vì lựa chọn những phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp miễn phí mang tính đại trà và không đáp ứng đúng yêu cầu thực tế.

3.5 Tối ưu hóa ROI

Một phần mềm quản lý tài chính hiệu quả cần giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa dòng tiền. Nếu phần mềm không mang lại hiệu quả tương xứng hoặc chi phí vận hành quá cao so với lợi ích thu được, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn một sản phẩm khác.

Hơn nữa, nhiều phần mềm có chi phí sử dụng không chỉ dừng lại ở mức phí đăng ký ban đầu mà còn phát sinh các chi phí khác, chẳng hạn như khi tăng số lượng tài khoản, tùy chỉnh tính năng hoặc mở rộng dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ chi phí tổng thể và khả năng thu hồi vốn (ROI) khi lựa chọn phần mềm.

3.6 Tính năng bảo mật

Và cuối cùng, khả năng bảo mật cũng là một yếu tố then chốt khi lựa chọn phần mềm quản lý tài chính. Doanh nghiệp cần lưu ý đến các tính năng bảo mật của phần mềm như mã hóa dữ liệu, xác thực người dùng, và cập nhật bảo mật thường xuyên. Điều này không chỉ giúp bảo vệ thông tin tài chính của doanh nghiệp mà còn đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu của khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác.

Đọc thêm: Top 10 phần mềm quản lý KPI giúp tối ưu hoá hiệu suất doanh nghiệp

4. Top 7 phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp uy tín nhất hiện nay

4.1 Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp Base Finance + 

Phù hợp nhất với nhu cầu quản lý tài chính toàn diện

Ưu điểmNhược điểm
– Phù hợp với đa dạng quy mô và lĩnh vực sản xuất, dịch vụ
– Giao diện thuần Việt, thân thiện, dễ thao tác và điều hướng
– Cho phép tùy chỉnh linh hoạt các tính năng theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp
– Dễ dàng tích hợp với các công cụ kế toán hiện có
– Chính sách giá linh hoạt, điều chỉnh theo số lượng người dùng
– Triển khai nhanh chóng
– Thích hợp hơn với các doanh nghiệp có định hướng chuyển đổi số và quy trình quản lý tài chính cơ bản
– Hiện chưa có bản dùng thử miễn phí

Base Finance+ là bộ giải pháp quản trị tài chính toàn diện, hỗ trợ ban lãnh đạo nắm bắt mọi thông tin tài chính phát sinh hàng ngày, như thu chi, mua sắm, sử dụng tài sản, số dư ngân hàng, đảm bảo thông tin được cập nhật chính xác, kịp thời và đầy đủ để đưa ra quyết định nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

Điểm đặc biệt của Base Finance+ là không phải một phần mềm quản lý tài chính đơn lẻ, mà là tập hợp của các ứng dụng được triển khai dưới dạng SaaS, bao gồm: Base Finance – Ứng dụng quản trị tài chính; Base Expense – Ứng dụng quản lý chi phí; Base Income – Ứng dụng quản lý doanh thu; Base BankFeeds – Ứng dụng đối soát ngân hàng; Base Asset – Ứng dụng quản lý tài sản doanh nghiệp; Base Purchasing – Ứng dụng quản lý mua hàng.

Mỗi ứng dụng giải quyết chuyên sâu từng “bài toán” tài chính riêng lẻ, giúp doanh nghiệp không bỏ sót bất kỳ dữ liệu quý giá nào.

Base Finance+

Tính năng nổi bật:

  • Base Finance: Hỗ trợ doanh nghiệp quản trị tài chính theo từng lát cắt, lập kế hoạch doanh thu và chi phí theo nhiều hướng, giúp kiểm soát chặt chẽ thực thu – thực chi. Ngoài ra, Base Finance còn giúp quản lý công nợ theo từng đối tác, khách hàng, và nhà cung cấp, tối ưu hóa vòng quay các khoản phải thu – phải trả.
  • Base Expense: Quản lý chi phí và dòng tiền ra, tạo không gian mở cho mọi nhân sự hợp tác với bộ phận kế toán trong việc kiểm soát chi phí. Phần mềm quản lý hóa đơn nhà cung cấp và các chứng từ chi như tạm ứng, thanh toán, nội bộ, và định kỳ, giúp doanh nghiệp tăng cường minh bạch và hiệu quả trong quản lý chi phí.
  • Base Income: Ghi nhận đầy đủ và chính xác tất cả các khoản thu và dòng tiền vào, bao gồm: trạng thái, giá trị, người phụ trách, và thời hạn. Phần mềm còn hỗ trợ kế toán phân tích chi tiết doanh thu và dòng tiền vào theo nhiều chiều: hợp đồng, đơn hàng, khách hàng, sản phẩm, nhân viên, và bộ phận kinh doanh.
  • Base BankFeeds: Tự động cập nhật biến động số dư tài khoản ngân hàng theo thời gian thực, thông qua hai phương thức: SMS Banking Scanner (từ tin nhắn SMS) và Mobile Banking Notification Scanner (từ thông báo ứng dụng di động ngân hàng).
  • Base Asset: Hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ vòng đời của tất cả mọi tài sản, bao gồm lịch sử các hoạt động mua sắm, bàn giao, thu hồi, sửa chữa, bảo dưỡng, đồng thời xác định được một tài sản đã, đang, và có thể mang lại những giá trị gì cho doanh nghiệp.
  • Base Purchasing: Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động thu mua, từ việc so sánh, chọn lọc báo giá đến đánh giá nhà cung cấp, theo dõi đơn hàng và đối chiếu hóa đơn.

Chi phí sử dụng:

Hiện tại Base Finance+ đang áp dụng chính sách giá tùy theo số lượng tài khoản sử dụng: từ 30 đến 100+ người dùng tương ứng với từ 16,200,000 VNĐ đến 54,000,000 VNĐ.

Base Finance+

4.2 SAP S/4HANA

Phù hợp nhất với các doanh nghiệp quy mô lớn.

Ưu điểmNhược điểm
– Xử lý dữ liệu với tốc độ cực nhanh và liên tục cập nhật công nghệ tiên tiến nhất.
– Tùy chỉnh linh hoạt các module (phân hệ) quản trị, phù hợp với đặc thù kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp.
– Có thể tích hợp với các hệ thống quản trị điều hành hiện có của doanh nghiệp
– Là một phần mềm đắt đỏ, không chỉ ở giai đoạn triển khai mà còn trong quá trình bảo trì và nâng cấp. Vì vậy, phần mềm này thường chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp hoặc tập đoàn có ngân sách lớn

SAP S/4HANA là phiên bản nâng cấp của hệ thống quản lý doanh nghiệp SAP ERP (Enterprise Resource Planning), giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh thông qua việc tích hợp các quy trình cốt lõi như tài chính, nhân sự, và quản lý nguồn lực vào một nền tảng duy nhất.

Hiện tại, SAP S/4HANA có hai phiên bản chính là SAP S/4HANA On-Premises (cho phép doanh nghiệp tự triển khai trên hạ tầng của mình) và SAP S/4HANA Cloud (được cung cấp dưới dạng dịch vụ đám mây).

SAP S/4HANA

Tính năng nổi bật:

  • Hiệu suất vượt trội: Sử dụng cơ sở dữ liệu in-memory SAP HANA, SAP S/4HANA loại bỏ các thành phần trung gian, đơn giản hóa mô hình dữ liệu và xử lý tính toán tức thời, giúp truy cập dữ liệu theo thời gian thực.
  • Chuẩn hóa quy trình và dữ liệu: Cung cấp các quy trình “Thực tiễn tốt nhất”, SAP S/4HANA giúp doanh nghiệp kế thừa tri thức từ các đơn vị cùng ngành, tiết kiệm thời gian triển khai, đồng thời chuẩn hóa dữ liệu và quy trình xuyên suốt chuỗi giá trị, tạo ra sự thống nhất và minh bạch.
  • Tích hợp toàn diện: SAP S/4HANA kết nối tất cả các chức năng và quy trình trên một nền tảng duy nhất, loại bỏ hệ thống rời rạc, giảm thiểu xử lý dư thừa và tạo liên kết chặt chẽ giữa SCM và CRM. Hệ thống cũng tích hợp cả OLTP và OLAP, giúp doanh nghiệp vận hành đa dạng các hoạt động kinh doanh trên một hệ thống tổng hợp.
  • Nâng cao phân tích: SAP S/4HANA tích hợp AI, Machine Learning, và các công cụ phân tích nâng cao, hỗ trợ dự đoán xu hướng và đưa ra thông tin chi tiết thông qua phân tích dự đoán.

Chi phí sử dụng:

Vì là một giải pháp ERP nên chi phí của SAP S/4HANA phụ thuộc vào số lượng phân hệ và số người dùng, không có mức giá niêm yết cố định. Doanh nghiệp cần liên hệ với nhà cung cấp SAP để được tư vấn thông tin chi tiết.

4.3 Microsoft Dynamics 365 Finance

Phù hợp nhất với các doanh nghiệp đang sử dụng bộ công cụ Microsoft Dynamics 365.

Ưu điểmNhược điểm
– Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh, giúp tự động hóa các quy trình, kiểm soát ngân sách, lập kế hoạch và phân tích tài chính một cách chính xác
– Tích hợp liền mạch với các ứng dụng trong bộ công cụ Microsoft Dynamics 365, bao gồm 365 Sales, 365 Customer Service, 365 Supply Chain Management, và 365 Business Central
– Chi phí sử dụng chưa thật sự nhất quán, còn phụ thuộc vào các đại lý hỗ trợ triển khai tại Việt Nam

Tính năng nổi bật:

  • Quản lý tài chính toàn diện: Dynamics 365 Finance hỗ trợ quản lý tài sản, nguồn lực tài chính, ngân sách và dự báo tài chính. Doanh nghiệp có thể theo dõi, phân tích, và báo cáo chi tiết về các hoạt động tài chính để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng.
  • Quản lý kế toán hiệu quả: Giải pháp cung cấp các công cụ cho quản lý hạch toán, hóa đơn, công nợ, và tín dụng. Hệ thống tự động hóa các quy trình kế toán như kiểm tra, phê duyệt và theo dõi giao dịch tài chính, giúp nâng cao hiệu quả vận hành.
  • Báo cáo và phân tích tài chính: Công cụ phân tích mạnh mẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt hiệu suất tài chính thông qua các báo cáo tài chính và quản lý chi tiết. Bảng điều khiển đồ họa cung cấp cái nhìn tổng quan, hỗ trợ đưa ra các quyết định tài chính chính xác và kịp thời.
  • Tích hợp sâu với hệ sinh thái Microsoft: Dynamics 365 Finance tương thích hoàn hảo với các ứng dụng trong hệ thống Dynamics 365 như Power BI, Power Apps và Power Automate, giúp doanh nghiệp tận dụng toàn bộ hệ sinh thái Microsoft để tối ưu hóa hoạt động và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận.
Microsoft Dynamics 365 Finance

Chi phí sử dụng:

Nhà cung cấp Microsoft hiện không công khai bảng giá chi tiết, thay vào đó, doanh nghiệp cần liên hệ các đại lý của Microsoft tại Việt Nam để nhận tư vấn về chi phí sử dụng bảng quyền (thuê bao) hàng tháng.

4.4 Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp QuickBooks

Phù hợp nhất với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ưu điểmNhược điểm
– Giao diện thân thiện, dễ thao tác ngay cả với những người chưa có kinh nghiệm sử dụng phần mềm quản lý tài chính
– Niêm yết giá rõ ràng, khá phải chăng đối với doanh nghiệp có ngân sách hạn chế
– Cung cấp 30 ngày dùng thử
– Được thiết kế với “mindset” dành cho công ty nhỏ, nên không phù hợp với nhu cầu quản lý tài chính phức tạp của các doanh nghiệp lớn
– Hạn chế trong việc backup dữ liệu, nên tiềm ẩn rủi ro thất thoát thông tin

QuickBooks là một phần mềm quản lý tài chính cho doanh nghiệp nhỏ, hoạt động dựa trên nền tảng đám mây. Với phần mềm này, doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn dữ liệu tài chính, theo dõi các chỉ số KPIs, hiểu sâu hơn về hiệu suất, thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức và truy xuất dữ liệu qua giao diện trực quan.

Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp QuickBooks

Tính năng nổi bật:

  • Cung cấp công cụ báo cáo tài chính mạnh mẽ để tạo ra các báo cáo chi tiết và có thể tùy chỉnh.
  • Cung cấp các biểu đồ và đồ thị trực quan giúp người dùng trình bày dữ liệu dễ hiểu.
  • Quản lý tập trung dữ liệu tài chính, đảm bảo mọi thông tin đều ở một nguồn duy nhất.
  • Ứng dụng nền tảng đám mây, cung cấp sự linh hoạt và truy cập từ xa đến dữ liệu tài chính.

Chi phí sử dụng:

QuickBooks cung cấp các gói giá từ 9,5 USD/tháng đến 38 USD/tháng, tương đương khoảng 233,000 VNĐ/tháng đến 933,850 VNĐ/tháng. Nhìn chung, đây là các lựa chọn có mức chi phí hợp lý, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ.

4.5 Phần mềm quản lý tài chính Oracle NetSuite

Phù hợp nhất với các doanh nghiệp vừa và lớn có nhu cầu lập kế hoạch tài chính phức tạp.

Ưu điểmNhược điểm
– Là giải pháp ERP “all-in-one”, giúp doanh nghiệp quản lý tài chính và kinh doanh toàn diện
– Dễ dàng tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba, dù đó là những ứng dụng phổ biến hay đòi hỏi sự tùy chỉnh
– Hỗ trợ bản dùng thử miễn phí
– Bộ tính năng phong phú nhưng lại được xem là “quá tải” đối với các công ty nhỏ- Phải liên hệ trực tiếp để nhận báo giá

Oracle NetSuite là một một trong những hệ thống quản lý tài chính và kinh doanh toàn diện hàng đầu trên thế giới. Với phần mềm này, doanh nghiệp có thể theo dõi thông tin kinh doanh trong thời gian thực, phân tích dữ liệu, dự báo xu hướng và lập kế hoạch tài chính trong vài cú nhấp chuột.

Phần mềm quản lý tài chính Oracle NetSuite

Tính năng nổi bật:

  • Bảng điều khiển trung tâm cung cấp cái nhìn tổng quan về các chỉ số tài chính và vận hành quan trọng.
  • Lưu trữ và hợp nhất dữ liệu từ tất cả các bộ phận kinh doanh.
  • Tùy chỉnh linh hoạt để phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
  • Cung cấp thông tin kinh doanh theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp ra quyết định kịp thời và chính xác.
  • Phân quyền người dùng để truy cập dữ liệu an toàn và hợp tác hiệu quả.

Chi phí sử dụng:

Doanh nghiệp cần đặt lịch demo hoặc liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của NetSuite để nhận báo giá.

4.6 Workday Financial Management

Phù hợp nhất với các doanh nghiệp vừa và lớn, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia.

Ưu điểmNhược điểm
– Báo cáo thời gian thực
– Hỗ trợ tuân thủ các quy định về kế toán và tài chính toàn cầu
– Khả năng mở rộng mạnh mẽ theo sự phát triển của doanh nghiệp
– Chi phí triển khai và phát sinh trong quá trình sử dụng khá cao
– Cần nhiều thời gian đào tạo cách sử dụng

Workday Financial Management là giải pháp kế toán và tài chính toàn diện, hoạt động trên nền tảng đám mây. Phần mềm này có khả năng tự động hóa các quy trình tài chính cốt lõi từ ghi chép đến báo cáo, quản lý mua sắm và chi phí, nhằm mục tiêu tinh giản hoạt động và cải thiện khả năng hiển thị dữ liệu. Điểm mạnh của Workday nằm ở giao diện thân thiện với người dùng, khả năng báo cáo thời gian thực và hỗ trợ tuân thủ toàn cầu. 

Workday Financial Management

Tính năng nổi bật:

  • Tạo báo cáo nội bộ và báo cáo quy định bên ngoài mà không cần cơ sở dữ liệu lắp ghép.
  • Điều chỉnh các quy trình, thiết lập ngưỡng, đánh giá và ngăn chặn giao dịch không được phép với khung linh hoạt.
  • Hoạt động và mở rộng ở các quốc gia khác nhau hoặc trên toàn cầu, hỗ trợ các múi giờ, tiền tệ và định dạng địa chỉ toàn cầu.
  • Tự động hóa các hoạt động tài chính và kế toán, thực hiện thay đổi hoặc sửa chữa bất cứ lúc nào và gửi khuyến nghị đến người dùng về việc đối chiếu thanh toán.

Chi phí sử dụng:

Nhà cung cấp Workday không công khai giá cơ bản, vì giá của họ được tùy chỉnh dựa trên số lượng người dùng, các phân hệ cần thiết và quy mô doanh nghiệp. Chi phí triển khai có thể dao động từ 50.000 đến 250.000 USD trở lên, tùy thuộc vào phạm vi và độ phức tạp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần trả thêm các chi phí bổ sung bao gồm: đào tạo, hỗ trợ, tích hợp dữ liệu, và mở rộng.

4.7 Phần mềm Sage Intacct

Phù hợp nhất với các tổ chức có từ 10 đến 200 người dùng và các ngành phân phối, sản xuất và dịch vụ.

Ưu điểmNhược điểm
– Cải tiến tính năng liên tục
– Hỗ trợ nhanh chóng và tận tâm
– Thường xuyên tổ chức các hội thảo tài chính trực tuyến
– Chưa cung cấp bản dùng thử miễn phí
– Tạo lập báo cáo khá phức tạp

Sage Intacct là giải pháp quản lý tài chính ERP do Sage – một trong những công ty thiết kế phần mềm tài chính lâu đời và uy tín hàng đầu trên thế giới. Phần mềm Sage Intacct được chứng nhận bởi AICPA (American Institute of Certified Public Accountants, là Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ) và được tin dùng bởi các Giám đốc Tài chính thuộc các tổ chức lớn như Nextmune-ltd và Edsembli.

Sage Intacct

Tính năng nổi bật:

  • Tự động hóa các quy trình kế toán phức tạp, từ thanh toán đến tổng hợp sổ cái và phát hiện bất thường nhờ trí tuệ nhân tạo.
  • Kiểm soát và xử lý các loại chi phí trong hoạt động quản lý nhân sự, chẳng hạn như tiền lương và các yếu tố tài chính khác.
  • Kết nối nhanh chóng với các phần mềm kinh doanh khác, chẳng hạn như Salesforce, để tạo ra một dòng dữ liệu liên tục và đồng nhất giữa các nền tảng, hoàn toàn theo nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Cung cấp hàng trăm loại báo cáo và bảng điều khiển đa chiều theo thời gian thực.

Chi phí sử dụng:

Giá của Sage Intacct phụ thuộc vào các phân hệ mà doanh nghiệp lựa chọn, vì vậy trước tiên, doanh nghiệp cần đặt lịch tư vấn với đội ngũ bán hàng.

5. Kết luận

Việc chọn phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng tổ chức không chỉ là một quyết định quan trọng mà còn là nền tảng phát triển kinh doanh vững chắc. Hy vọng rằng thông qua những thông tin từ Base Blog, doanh nghiệp sẽ tìm được giải pháp tối ưu và đúng đắn nhất cho tổ chức của mình. Cảm ơn doanh nghiệp đã dành thời gian theo dõi bài viết này!

Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này nhé!

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone