
Stakeholder là gì? Tầm quan trọng của Stakeholder trong doanh nghiệp
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, một quyết định của doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến nội bộ công ty mà còn tác động đến nhiều bên liên quan – hay còn gọi là Stakeholder. Họ có thể là nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên, đối tác hay thậm chí là cộng đồng xung quanh. Quản lý và đáp ứng kỳ vọng của Stakeholder không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Vậy Stakeholder là gì? Họ có vai trò gì và làm thế nào để quản trị Stakeholder một cách hiệu quả? Hãy cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này! 1. Tổng quan về Stakeholder 1.1 Stakeholder là gì? Stakeholder (tạm dịch: bên liên quan) là cá nhân, tổ chức hoặc nhóm có lợi ích hoặc chịu tác động từ các quyết định, hoạt động và kết quả của một dự án hay doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, stakeholder bao gồm tất cả những ai có sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, từ nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông cho đến cộng đồng địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước. Stakeholder đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển của dự án/doanh nghiệp, bởi họ có thể cung cấp nguồn lực, chia sẻ chuyên môn hoặc đóng góp ý kiến nhằm thúc đẩy tiến độ và đảm bảo hiệu quả. Ví dụ, trong một dự án phát triển ứng dụng thương mại điện tử, stakeholder có thể bao gồm đội ngũ phát triển phần mềm, nhà đầu tư, người dùng (người mua và người bán), đơn vị vận chuyển, cơ quan quản lý về thương mại điện tử và đội ngũ hỗ trợ khách hàng. 1.2 Phân biệt giữa Stakeholder và Shareholder Mặc dù cả Stakeholder (bên liên quan) và Shareholder (cổ đông) đều có ảnh hưởng đến doanh