Base Blog

Quản trị nhân sự

Bí quyết Quản trị Nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhân lực là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Để thu hút, giữ chân và phát triển đội ngũ nhân viên tài năng, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả.

Bí quyết Quản trị Nhân sự hiệu quả cung cấp cho bạn những kiến thức và công cụ thiết yếu để:

  • Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và gắn kết.
  • Thu hút và tuyển dụng nhân tài phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
  • Đào tạo và phát triển năng lực nhân viên.
  • Đánh giá hiệu quả công việc và khen thưởng công bằng.
  • Giữ chân nhân viên tài năng và tạo động lực làm việc.

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
Năng lực là gì?
Quản trị nhân sự

Năng lực là gì? Chìa khóa thành công cho mọi cá nhân và tổ chức

Năng lực là một khái niệm khá rộng và được dùng nhiều trong buổi phỏng vấn giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, hoặc trong các buổi performance review – được coi là một tiêu chí để doanh nghiệp đánh giá nhân sự. Năng lực có nhiều hình thái khác nhau, đó có thể là kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, các kiến thức xã hội, khả năng quản lý,… Vậy năng lực là gì và cách xây dựng cũng như áp dụng trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu trong những nội dung dưới đây của Base.vn. 1. Năng lực là gì? Ví dụ cụ thể 1.1. Khái niệm năng lực Theo từ điển của Đại học Harvard, năng lực được hiểu điều mà cá nhân phải có để chứng minh mình có hiệu quả trong công việc cũng như vai trò và chức năng đảm nhận. Còn theo từ điểm tâm lý học, năng lực gồm những tố chất, phẩm chất của cá nhân, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện một hoạt động hoặc mục tiêu nào đó. Tóm lại, năng lực là kiến thức, kinh nghiệm, khả năng và hành vi của một cá nhân hoặc một hệ thống đảm bảo có thể thực hiện tốt công việc hoặc đạt được mục tiêu cụ thể. Khái niệm năng lực sẽ bao gồm các khía cạnh như kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, tư duy sáng tạo, cách thực hiện công việc… Ví dụ, với vị trí Trưởng phòng nhân sự trong doanh nghiệp A thì cần đáp ứng các yêu cầu về năng lực như sau. 1.2. Đặc điểm của năng lực Nhà quản trị có thể dễ dàng đánh giá năng lực của một cá nhân thông qua việc quan sát những đặc điểm sau đây: 1.3. Biểu hiện của năng lực Biểu hiện của năng lực sẽ được thể hiện thông qua phần

Đọc thêm  ❯
Định biên nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự

Định biên nhân sự là gì? File mẫu và cách tính định biên nhân sự

Đội ngũ nhân sự chính là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều công ty vẫn đang gặp khó khăn trong việc quản lý nguồn lực hiện tại cũng như kế hoạch nhân sự cho tương lai. Những yếu tố như năng suất thấp, doanh thu không đảm bảo, kỹ năng nhân sự còn yếu, bối cảnh kinh tế thay đổi,… khiến doanh nghiệp phải đau đầu để quản trị nhân sự một cách hiệu quả và tối ưu.  Để giảm thiểu những rủi ro liên quan đến xây dựng và phát triển nguồn lực cho tổ chức, kế hoạch định biên nhân sự là vô cùng quan trọng. Vậy định biên nhân sự là gì?, tại sao doanh nghiệp cần có và quy trình xây dựng như thế nào? Cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết qua những nội dung dưới đây. 1. Định biên nhân sự là gì? 1.1. Khái niệm định biên nhân sự Định biên nhân sự (tiếng Anh là Strategic Staffing) là quá trình xác định, phân loại các vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm, quyền hạn của mỗi thành viên trong một tổ chức, doanh nghiệp. Nói cách khác, định biên là quá trình tính toán số lượng nhân viên cần có trong doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong tương lai. 1.2. Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện định biên nhân sự? Định biên nhân sự có nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể: Đọc thêm: Năng lực là gì? Chìa khóa thành công cho mọi cá nhân và tổ chức 1.3. Ai là người thực hiện định biên nhân sự? Tùy thuộc vào cấu trúc và quy mô doanh nghiệp mà bộ phận thực hiện định biên nhân sự cũng sẽ khác nhau. 1.4. Điều kiện cần để định biên nhân sự 2. Cách tính định biên nhân sự 2.1. 03 nguyên tắc

Đọc thêm  ❯
Lương gross và lương net
Quản trị nhân sự

Lương gross là gì? Lương net là gì? Cách đổi lương gross sang net

Chế độ về lương, thưởng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thu hút và giữ chân các nhân sự tài năng. Hiện nay, doanh nghiệp thường nhắc nhiều đến hai khái niệm là lương net và lương gross khi chi trả cho người lao động. Vậy lương gross là gì?, lương net là gì?, doanh nghiệp nên trả phần lương nào để tối ưu chi phí? Cùng tìm hiểu về hai khái niệm này và những thông tin liên quan trong bài viết dưới đây của Base.vn. 1. Lương net và lương gross là gì? 1.1. Lương gross là gì? Lương gross (hay gross income) là khái niệm không được quy định trong các văn bản pháp luật. Thuật ngữ này được dùng trong lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp sẽ sử dụng khi nói về mức lương thỏa thuận với người lao động. Lương gross chính là tổng thu nhập của người lao động trong tháng, gồm lương cơ bản, phụ cấp, hoa hồng, các khoản trợ cấp,… mà chưa trừ bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân (nếu phát sinh) hoặc chi phí công đoàn (nếu có). Theo đó, lương gross chưa phải mức lương thực tế người lao động nhận về tay hàng tháng. 1.2. Lương gross bao gồm những gì? Lương gross sẽ gồm các khoản như sau: Lưu ý: Tỷ lệ trích lương đóng bảo hiểm theo quy định là: 8% bảo hiểm xã hội, 15% bảo hiểm thất nghiệp, 1,5% bảo hiểm y tế. Ngoài ra, tỷ lệ trích đóng thuế là 10% tổng thu nhập, tỷ lệ trích đóng công đoàn là 1% mức lương cơ bản. 1.3. Lương net là gì? Lương net hay lương ròng (net income) là số tiền mà người lao động thực nhận sau khi đã trừ đi các khoản thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm bắt buộc, kinh phí công đoàn. Khi người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận về việc chi trả

Đọc thêm  ❯
Career Path là gì
Quản trị nhân sự

Career Path là gì? Doanh nghiệp nên xây dựng Career Path như thế nào?

Một doanh nghiệp hạnh phúc được tạo bởi các nhân viên hạnh phúc.  Vậy nhân viên hạnh phúc khi nào? Khi được trân trọng, được công nhận, được học hỏi và thăng tiến.  Vì vậy, việc xây dựng Career Path (lộ trình phát triển nghề nghiệp) đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá Career Path là gì?, và các bước chi tiết xây dựng Career Path hiệu quả và bền vững.  1. Career Path là gì? Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng Career Path? 1.1. Định nghĩa Career Path (Lộ trình phát triển nghề nghiệp) được định nghĩa là một kế hoạch dài hạn bao gồm các bước hoặc nhiệm vụ cụ thể giúp bạn thăng tiến đến một vị trí nhất định trong sự nghiệp và lĩnh vực của mình. Career Path thường được bộ phận HR xây dựng cho nhân viên của một doanh nghiệp, mô tả sự tiến bộ và cơ hội thăng tiến mà một cá nhân có thể trải qua, từ vị trí cơ bản, trung cấp đến các vị trí quản lý hoặc chuyên gia cao cấp.  Hiểu đơn giản, đây chính là lộ trình phát triển của nhân viên tại công ty, với mục tiêu là leo lên từng nấc thang một trên hành trình đó.  Mỗi doanh nghiệp xác định các Career Path riêng, dựa trên cấp bậc trong cấu trúc tổ chức và yêu cầu công việc của họ. 1.2. Ý nghĩa của Career Path đối với doanh nghiệp Thu hút ứng viên tiềm năng Công ty nghiên cứu Workplace Intelligence hợp tác cùng Amazon, đã thực hiện cuộc khảo sát cho thấy rằng đại đa số nhân viên đều mong muốn được gia nhập công ty có lộ trình công việc rõ ràng khi cân nhắc chuyển việc. Với sự cạnh tranh và bão hòa ngành nghề như hiện nay, Career Path

Đọc thêm  ❯
Kỹ năng cứng là gì?
Quản trị nhân sự

Kỹ năng cứng là gì? 15+ kỹ năng cứng cần thiết nhất tại nơi làm việc

Nhân viên giỏi thường là những người có kỹ năng cứng tốt. Kỹ năng cứng giúp họ thực hiện công việc một cách xuất sắc và đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Vậy kỹ năng cứng là gì? Đánh giá và xếp loại kỹ năng cứng như thế nào? Doanh nghiệp cần làm gì để phát triển kỹ năng cứng cho nhân sự? Cùng Base.vn tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây. 1. Kỹ năng cứng là gì? 1.1. Khái niệm Kỹ năng cứng (hard skills) là những kỹ năng có tính chất cụ thể và đo lường được, thường liên quan đến việc thực hiện công việc một cách chuyên môn. Đây là những kỹ năng mà người học hoặc phát triển thông qua việc học tập, đào tạo chuyên môn, trải nghiệm làm việc và thực hành. Ví dụ kỹ năng cứng của một chuyên viên kế toán cần chuyên môn về quy định pháp luật kế toán, xử lý dữ liệu, phân tích tài chính, sử dụng phần mềm kế toán và lập báo cáo. 1.2. Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: Cái nào quan trọng hơn? Nếu kỹ năng cứng liên quan đến kiến ​​thức và đào tạo kỹ thuật cụ thể – là cơ sở để thực hiện công việc cụ thể trong một lĩnh vực nhất định, thì kỹ năng mềm là những phẩm chất và đặc điểm ảnh hưởng đến cách làm việc – giúp mỗi cá nhân thích ứng và phát triển trong nhiều tình huống khác nhau. Dưới đây là một bảng so sánh giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: Đặc điểm Kỹ năng cứng Kỹ năng mềm Định nghĩa Kỹ năng có thể đo lường, học được thông qua giáo dục chuyên môn hoặc đào tạo Kỹ năng cá nhân và xã hội, không phải là kỹ năng kỹ thuật, thường không dễ đo lường Ví dụ Kỹ năng

Đọc thêm  ❯
c&b-là-gì
Quản trị nhân sự

C&B là gì? Công việc bắt buộc phải có trong mọi doanh nghiệp

Các chính sách về Tiền lương và Phúc lợi (C&B) đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút cũng như giữ chân nhân tài của doanh nghiệp. Nói cách khác, C&B không chỉ đơn giản là thực hiện trả lương cho nhân sự mà còn liên quan đến các yếu tố tâm lý, tạo động lực để nhân viên phát triển.  Vậy C&B là gì? Vai trò của C&B đối với doanh nghiệp trong thời đại hiện nay như thế nào? Cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. 1. C&B là gì? Chuyên viên C&B là ai trong phòng nhân sự?  1.1. Giải nghĩa C&B C&B (hoặc CnB) là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Compensation and Benefits – Tiền lương và Phúc lợi. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm về các quyết định lương thưởng, chế độ phúc lợi của nhân viên trong công ty. Thực tế, Compensation có ý nghĩa khá rộng, ví dụ như tiền bồi thường hay tiền thưởng. Trong bối cảnh doanh nghiệp, khái niệm này chỉ tiền thù lao được trả cho nhân viên để đổi lấy sức lao động của họ. Mức lương thưởng này sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố và được đồng thuận từ cả hai bên. Ngoài lương thì Phúc lợi (Benefits) cũng là yếu tố quan trọng để giữ chân nhân tài, đồng thời thu hút những ứng viên tiềm năng cho công ty. Ngoài các phúc lợi bắt buộc theo quy định như bảo hiểm, ngày phép… thì công ty cũng thêm các khoản khác như: Thưởng lễ tết, chế độ hiếu hỉ, hỗ trợ đi lại, ăn trưa… để giúp nhân viên yên tâm thực hiện các công việc. Bộ phận C&B phải kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong bộ phận Nhân sự (HR) như: Tuyển dụng, Đào tạo,… để có những chính sách lương thưởng, phúc lợi phù hợp cho nhân viên, giúp nhân viên hài

Đọc thêm  ❯
phúc-lợi-là-gì
Quản trị nhân sự

Phúc lợi là gì? Các xu hướng phúc lợi nhân viên hấp dẫn nhất

Khi đi tìm việc, người lao động thường quan tâm nhiều về các chế độ phúc lợi của công ty bên cạnh các yếu tố như lương, thưởng. Có nhiều ứng viên chấp nhận làm ở một doanh nghiệp có mức lương không quá cao nhưng phúc lợi tốt thay vì làm một công ty lương cao nhưng không có nhiều đãi ngộ. Điều này cho thấy, việc xây dựng chế độ phúc lợi tốt để thu hút cũng như giữ chân nhân tài điều mà doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng. Cùng Base.vn tìm hiểu chi tiết hơn về phúc lợi là gì, cùng một số xu hướng phúc lợi hấp dẫn nhất trong bài viết dưới đây. 1. Phúc lợi là gì? 1.1. Khái niệm phúc lợi Phúc lợi nhân viên tiếng Anh là Employee benefit. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa phúc lợi là các loại cơ sở vật chất, dịch vụ, tiện nghi được xây dựng theo cam kết nhằm tạo điều kiện để người lao động có thể làm việc trong môi trường lành mạnh. Bên cạnh đó, nhân viên có thể tận dụng các lợi ích sẵn có để cải thiện sức khỏe, tinh thần cũng như năng suất  làm việc. Trong quản trị nhân sự, phúc lợi là thuật ngữ chỉ phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống của người lao động. Nó bao gồm các chính sách, bảo hiểm liên quan đến sức khỏe, sự an toàn về môi trường làm việc của người lao động. Hiện nay, bên cạnh các quyền lợi mà nhân viên được hưởng theo quy định của Pháp luật, nhiều công ty cũng xây dựng thêm các đãi ngộ khác theo văn hóa, khả năng doanh nghiệp để đảm bảo đời sống cho nhân viên. Các khoản phúc lợi công ty thường chiếm khoảng 30% thù lao tài chính của người lao động. Một số

Đọc thêm  ❯
hr-là-gì
Quản trị nhân sự

HR là gì? 7 chức năng chính của bộ phận Nhân sự

Nếu hiền tài là nguyên khí quốc gia thì Nhân viên chính là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Và phòng Nhân sự (HR) được xem là một trong những phòng ban có chức năng quan trọng nhất, bởi nó đóng vai trò then chốt trong tìm kiếm, tạo tác và khai thác được giá trị của những “tài sản” này. Bài viết dưới đây sẽ giải mã chi tiết HR là gì?, 7 chức năng then chốt của bộ phận Nhân sự, cùng những xu hướng nổi bật trong hoạt động nhân sự năm 2024. 1. HR là gì? 1.1. Định nghĩa về bộ phận Nhân sự Viết tắt cho cụm từ Human Resources trong tiếng Anh, HR được hiểu đơn giản là nguồn nhân lực, tức nhân viên công ty. Và bộ phận HR là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ trải nghiệm của nhân sự trong công ty, từ thời điểm cá nhân ứng tuyển đến khi họ bắt đầu làm việc và cuối cùng là khi họ rời bỏ vị trí đó. Cụ thể, phòng Nhân sự sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất, các chế độ phúc lợi và hoạt động thúc đẩy văn hóa công ty. Nhiệm vụ của HR là đảm bảo rằng tổ chức có đủ và đúng loại nhân viên, cung cấp môi trường làm việc tốt, và kiểm soát các quy trình, chính sách liên quan đến nhân sự tuân thủ theo quy định pháp luật. Xem thêm: Các thuật ngữ nhân sự phổ biến nhất hiện nay 1.2. Lịch sử của vai trò Nhân sự: Từ trang trại, nhà máy đến doanh nghiệp hiện đại Thời kỳ đầu, con người làm việc trong các trang trại không yêu cầu sơ đồ tổ chức cụ thể và cũng không đặt ra chức danh cho những người góp mặt trong mô hình. Nông dân, thương gia, thợ rèn,

Đọc thêm  ❯
Teamwork là gì?
Quản lý vận hành

Teamwork là gì? Làm thế nào để teamwork hiệu quả?

Teamwork, hay làm việc nhóm, được hiểu đơn giản là khả năng làm việc cùng nhau của một nhóm người. Teamwork cũng là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất đối với mỗi cá nhân. Nhưng chính xác teamwork là gì? Tại sao chúng ta cần đến nó? Công thức nào giúp khai thác tối đa sức mạnh teamwork trong các tổ chức, doanh nghiệp? Hãy cùng Base Blog tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau! 1. Teamwork là gì? 1.1. Định nghĩa teamwork Teamwork hay làm việc nhóm là khái niệm dùng để chỉ quá trình phối hợp, hợp tác giữa hai hay nhiều cá nhân để cùng hoàn thành nhiệm vụ và đạt mục tiêu chung của tập thể. Với teamwork, công việc chung sẽ được phân chia thành những nhiệm vụ nhỏ. Mỗi người sẽ được phân công nhiệm vụ tương ứng với năng lực và chuyên môn của bản thân. Hoạt động làm việc nhóm luôn cần thiết ở hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp, lĩnh vực và ngành nghề. 1.2. Đặc điểm của teamwork Tính tương tác, tính chuyên môn, tính thống nhất và tính kỷ luật là bốn đặc điểm đáng chú ý nhất của quá trình teamwork. Cụ thể như sau: 2. Tại sao cần teamwork chứ không chỉ “tao-work”? Teamwork liên quan đến công việc chung của một tập thể. Dẫu vậy, không ít trường hợp, công việc nhóm trở thành công việc của một vài thành viên bởi sự thiếu trách nhiệm của các cá nhân khác hoặc do sự phân công bất hợp lý của trưởng nhóm. Đây là nguyên nhân cụm từ “tao-work” xuất hiện. “Tao-work” là cách nói ngụ ý “một người phải gánh vác phần lớn hoặc gần như toàn bộ công việc của cả nhóm”. Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Không phải ngẫu nhiên mà teamwork trở thành một kỹ năng

Đọc thêm  ❯
TRAINING-LÀ-GÌ
Quản trị nhân sự

Training là gì? Chiến lược training hiệu quả cho doanh nghiệp

Training nhân sự là một trong những hoạt động quan trọng tại các tổ chức, doanh nghiệp. Training dịch sang tiếng Việt được hiểu là đào tạo nhân sự. Nói cách khác, training là một khóa đào tạo dành cho một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên để họ hiểu rõ về tính chất công việc và văn hóa doanh nghiệp. Vậy training là gì? Tại sao doanh nghiệp cần training nhân sự? Hiện nay có các hình thức training phổ biến nào? Tất cả sẽ được Base Blog giải đáp trong bài viết sau đây! 1. Training là gì? 1.1. Định nghĩa training Training là quá trình đào tạo nhân viên trong một tổ chức, doanh nghiệp. Mục đích của training là cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho nhân viên để họ làm việc một cách tốt nhất, từ đó góp phần vào thành công chung của tập thể. Training không chỉ dừng ở việc đào tạo và huấn luyện nhân viên tại vị, mà còn là căn cứ để doanh nghiệp đánh giá năng lực của nhân viên mới trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức. 1.2. Các mục tiêu của hoạt động training Đào tạo nhân viên mới Training nhân viên mới là hoạt động cần thiết để giúp người mới làm quen với công việc và văn hóa doanh nghiệp, đồng thời giúp họ giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng trong ngày đầu “onboard”. Thông qua quá trình đào tạo, doanh nghiệp cần phổ biến đến thành viên mới các thông tin như sau: Đào tạo tuân thủ Đào tạo tuân thủ hay Compliance Training, là một hoạt động mở rộng trong chương trình đào tạo nhân viên mới. Mục đích của đào tạo tuân thủ là giúp người lao động nắm rõ các điều luật hoặc quy định của doanh nghiệp, của ngành nghề mà họ bắt buộc phải tuân thủ khi thực hiện

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone