Base Blog

Quản trị tài chính

Bí quyết Quản trị Tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của cả doanh nghiệp. Bí quyết quản trị tài chính hiệu quả không chỉ giúp duy trì sự ổn định về mặt tài chính mà còn tạo ra cơ hội để phát triển và đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng lợi nhuận. Từ cách xây dựng kế hoạch ngân sách đến việc đầu tư thông minh và quản lý nợ, danh mục này sẽ cung cấp những chiến lược và kinh nghiệm thực tế giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản trị tài chính, từng bước một đến thành công bền vững.

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
Chi phí cơ hội là gì
Quản trị tài chính

Chi phí cơ hội là gì? Hiểu rõ để đưa ra quyết định đúng đắn

Chi phí cơ hội là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư trong kinh doanh. Vậy chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội tiếng Anh là gì? Làm thế nào để tính chi phí cơ hội và ứng dụng nó trong thực tế ra sao? Hãy cùng Base Blog khám phá từng khía cạnh liên quan đến chi phí cơ hội, từ đó giúp doanh nghiệp áp dụng khái niệm này vào thực tiễn kinh doanh một cách hiệu quả. 1.  Chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội, hay Opportunity Cost, là một thuật ngữ được dùng để chỉ những lợi ích mà một cá nhân hay doanh nghiệp phải đánh đổi khi lựa chọn một phương án này thay vì những phương án khác. Chi phí cơ hội được xác định dựa trên sự khan hiếm của các nguồn lực, khi một cá nhân hay doanh nghiệp đưa ra một sự lựa chọn thì cũng đồng thời từ bỏ một sự lựa chọn khác. Ví dụ, nếu một học sinh ngủ quên trong lớp học toán thì chi phí cơ hội là các kiến thức mà học sinh đó không thể tiếp thu. Nếu một người chi một khoản tiền để mua sắm quần áo thì người đó không thể chi tiêu cho thực phẩm. Đối với một doanh nghiệp, nếu sử dụng 2 tỷ đồng để mua cổ phiếu với mục đích bán ra kiếm lời khi giá tăng, thì sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư 2 tỷ vào hoạt động mở cửa hàng tại khu vực tiềm năng. Giả sử mức độ rủi ro của hai phương án là như nhau, nếu cửa hàng mới có thể mang lại tỷ suất sinh lời 10%, thì đây chính là chi phí cơ hội của phương án đầu tư vào cổ phiếu. Tóm lại, chi phí cơ hội luôn tồn tại xung quanh chúng

Đọc thêm  ❯
Chi phí quản lý dự án
Quản trị tài chính

Chi phí quản lý dự án gồm những gì? Cách dự toán và kiểm soát hiệu quả

Đối với các dự án phức tạp, chi phí quản lý dự án có thể gia tăng đáng kể nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, nhà quản lý cần chủ động xây dựng kế hoạch quản lý chi phí một cách rõ ràng và chi tiết để ngăn ngừa sai lệch hoặc thất thoát ngân sách. Vậy làm thế nào để quản lý chi phí dự án một cách hiệu quả? Cách tính toán chi phí quản lý dự án sao cho chính xác? Hãy cùng Base Blog khám phá mọi khía cạnh của chi phí quản lý dự án qua bài viết sau! 1. Chi phí quản lý dự án là gì? Ý nghĩa và vai trò của chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án là tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình giám sát và điều hành dự án nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đã đề ra. Chi phí để quản lý dự án thường bao gồm chi phí nhân sự, dịch vụ, công nghệ, hành chính, vật liệu, thiết bị, đánh giá rủi ro, đào tạo và hậu cần. Việc quản lý chi phí dự án đóng vai trò then chốt trong việc duy trì hoạt động suôn sẻ của dự án và đảm bảo dự án hoàn thành theo kế hoạch. Kiểm soát hiệu quả các chi phí quản lý dự án giúp nhà quản lý: 2. Các loại chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án được phân thành các loại chi phí sau: 2.1 Chi phí trực tiếp (Direct Costs) Chi phí trực tiếp là các khoản chi liên quan trực tiếp đến việc đề xuất, phát triển và triển khai dự án, bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, thiết bị, thuê lao động và thanh toán cho nhà cung cấp. Những chi phí này thường

Đọc thêm  ❯
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Quản trị tài chính

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Cách tính định mức và tối ưu

Đằng sau mỗi con số lợi nhuận là cả một hệ thống chi phí phức tạp, trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm một con số không hề nhỏ. Vậy chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Tại sao doanh nghiệp cần quan tâm chi phí này? Làm thế nào để doanh nghiệp tính toán chính xác và tối ưu chi phí quản lý? Cùng Base.vn bóc tách từng khía cạnh trong nội dung sau đây. 1. Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Tại sao cần tính toán chặt chẽ? Chi phí quản lý doanh nghiệp (General & Administration Expenses) hay còn gọi là chi phí G&A, là toàn bộ tất cả các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để duy trì và vận hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày. Trong kế toán, chi phí G&A được hạch toán qua tài khoản 642. Nói cách khác, chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí gián tiếp, không thể trực tiếp gán vào một sản phẩm, dịch vụ hay phòng ban cụ thể. Đây là những chi phí cần thiết để duy trì hoạt động chung của doanh nghiệp, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Một số ví dụ về chi phí quản lý doanh nghiệp: Lương nhân viên hành chính, chi phí văn phòng phẩm, chi phí tiện ích (điện, nước, internet,…), phí bảo hiểm, chi phí thuê văn phòng, chi phí pháp lý, phí kế toán, chi phí công nghệ thông tin (trừ phần liên quan trực tiếp đến sản xuất), chi phí tiếp thị (trừ phần liên quan trực tiếp đến bán hàng),… Vì chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những chi phí quan trọng nhất trong vận hành doanh nghiệp, nên nhà quản trị cần kiểm soát và theo dõi các chi phí này một cách chặt chẽ. Việc kiểm soát tốt chi phí quản lý kinh

Đọc thêm  ❯
Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp
Chuyển đổi số

Top 7 phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp tốt nhất hiện nay

Hệ thống tài chính và kế toán không chỉ là trụ cột mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, việc chọn lựa phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp phù hợp không chỉ đảm bảo tính minh bạch trong quản lý tài chính mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình công việc. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Base Blog khám phá top 7 phần mềm quản lý tài chính kế toán uy tín nhất tại Việt Nam, cùng phân tích sâu vào tính năng, ưu nhược điểm và chi phí sử dụng, để doanh nghiệp có thể tìm được giải pháp lý tưởng nhất cho tổ chức của mình. 1. Phần mềm quản lý tài chính là gì? Tại sao doanh nghiệp nên có? Phần mềm quản lý tài chính là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tất cả các dữ liệu tài chính phát sinh trong tổ chức, bao gồm: quản lý thu nhập, quản lý chi phí, quản lý dòng tiền, quản lý tiền mặt, quản lý nguồn vốn, quản lý tài sản, và các yếu tố tài chính khác. Dựa vào những số liệu này, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có được một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hoạt động tài chính bên trong doanh nghiệp, đảm bảo sự chính xác trong tính toán, duy trì dấu vết kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán, và có thể đưa ra những quyết định chiến lược phù hợp với từng giai đoạn. Phần mềm quản lý tài chính được xem là một trong những công cụ quan trọng nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp bởi những lợi ích sau đây: Khả năng tự động hóa của phần mềm quản lý tài chính giúp phòng kế toán nâng cao tốc độ làm việc, đảm bảo độ chính xác và tối

Đọc thêm  ❯
Phòng Kế toán
Quản trị tài chính

Hiểu về phòng Kế toán – “ngân hàng nội bộ” của doanh nghiệp

Không một tổ chức nào có thể hoạt động hiệu quả và bền vững nếu không có đội ngũ Kế toán. Không những là huyết mạch và trung tâm tài chính, Phòng Kế toán là “quân sư” đáng tin cậy dựa trên dữ liệu cho các nhà lãnh đạo. Một lần nữa, vai trò quan trọng của Phòng Kế toán sẽ được làm rõ ở bài viết dưới đây.  1. Phòng Kế toán là gì? Phòng Kế toán là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và ghi chép các giao dịch tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo việc lập các báo cáo tài chính, quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí, và tuân thủ các quy định về thuế.  Phòng Kế toán cung cấp thông tin tài chính chính xác và kịp thời để hỗ trợ ban lãnh đạo ra quyết định chiến lược, đồng thời bảo vệ tài sản và đảm bảo tính minh bạch tài chính của doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào, dù nhỏ dù lớn, không thể hoạt động mà không có bộ phận Kế toán. 2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế toán trong doanh nghiệp 2.1. Đảm bảo dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp Phòng Kế toán chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi dòng tiền của doanh nghiệp, đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có đủ tiền mặt để duy trì hoạt động hàng ngày và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.  Để quản lý tiền mặt, phòng Kế toán hằng ngày theo dõi số dư, quản lý các khoản thu và chi, và đảm bảo thanh toán đúng hạn các khoản nợ. Khi lập kế hoạch và dự báo dòng tiền, nếu có phát hiện sớm các nguy cơ thiếu hụt tiền mặt, Kế toán sẽ đưa ra các biện pháp phòng ngừa cần thiết cho doanh nghiệp. 2.2. Đảm bảo tính chính xác của lương thưởng Phòng Kế toán chính là người “cầm

Đọc thêm  ❯
Phần mềm kế toán
Chuyển đổi số

Top 10 phần mềm kế toán doanh nghiệp tốt nhất 2024

Hệ thống kế toán không chỉ là trụ cột mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa phát triển bền vững của doanh nghiệp. Theo đó, việc chọn lựa phần mềm kế toán phù hợp không chỉ đảm bảo tính chính xác trong quản lý tài chính mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình công việc. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Base Blog khám phá top 10 phần mềm kế toán phổ biến nhất tại Việt Nam, phân tích sâu vào tính năng, ưu nhược điểm và bảng giá của từng sản phẩm.  1. Phần mềm kế toán là gì? Phần mềm kế toán là một ứng dụng được xây dựng và tích hợp đầy đủ các tính năng về nghiệp vụ tài chính kế toán, hỗ trợ đắc lực nhân viên kế toán trong việc giải quyết các vấn đề thu – chi, quản lý sổ sách, trả lương, thanh toán nợ và các nhiệm vụ liên quan. Ngoài ra, phần mềm kế toán còn hỗ trợ tối ưu hóa quá trình lập báo cáo tài chính, giúp chủ doanh nghiệp cập nhật kịp thời tình hình tài chính của tổ chức từ bất kỳ nơi đâu. 2. Các loại phần mềm kế toán trên thị trường Có hai cách phổ biến để phân loại phần mềm kế toán. Theo tiêu chí nghiệp vụ, có các loại phần mềm kế toán chuyên biệt như: phần mềm kế toán tài chính, phần mềm kế toán quản trị, phần mềm kiểm toán, phần mềm kế toán thuế và phần mềm kế toán chi phí.  Theo tiêu chí gói dịch vụ, có hai loại chính: phần mềm trọn gói và phần mềm được thiết kế theo yêu cầu của doanh nghiệp. 2.1 Phần mềm kế toán trọn gói Phần mềm kế toán trọn gói là ứng dụng phần mềm được thiết kế sẵn bởi các nhà cung cấp phần mềm. Loại phần mềm kế toán này

Đọc thêm  ❯
CFO là gì?
Quản trị nhân sự

CFO là gì? Khám phá vai trò “kiến trúc sư tài chính” doanh nghiệp

Nhắc đến vị trí CFO, người ta sẽ nghĩ ngay đến những con số về doanh thu, chi phí, lợi nhuận hay những trang báo cáo tài chính. Nếu không có CFO, chắc hẳn một doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được dòng tiền ra vào, và đội ngũ lãnh đạo sẽ không thể vận hành doanh nghiệp tốt. Bài viết này Base.vn sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nhiệm vụ, vai trò quan trọng của Giám đốc tài chính, các tiêu chí cần đáp ứng và những thách thức hàng đầu của một CFO phải đối mặt.  1. CFO là gì? Viết tắt của cụm từ Chief Finance Officer, CFO nghĩa là Giám đốc tài chính – cấp quản lý cao cấp chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của doanh nghiệp. CFO có nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp, hoạch định kế hoạch tài chính tổng thể của doanh nghiệp, tính toán các khoản tài chính cụ thể, dự trù quỹ dự phòng cho doanh nghiệp, sau đó đánh giá và làm báo cáo trình ban giám đốc. CFO chịu trách nhiệm đảm bảo bộ máy tài chính được vận hành trơn tru, để giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường. Đọc thêm: Tài chính doanh nghiệp là gì? Hiểu về các hoạt động cơ bản và chỉ số quan trọng 2. Vai trò của Giám đốc tài chính (CFO) trong doanh nghiệp Vai trò của CFO được ví như “kiến trúc sư tài chính” trong doanh nghiệp. Các kiến trúc sư này cần hoạch định những “nguyên liệu” cần thiết cho nền móng của mình, đảm bảo công trình vận hành kiên cố và hiệu quả.  Một trong những nhiệm vụ chính của CFO là quản lý toàn bộ hệ thống tài chính của doanh nghiệp, bao gồm việc xây dựng và thực thi ngân sách, dự báo tài chính và quản lý rủi

Đọc thêm  ❯
Phân tích báo cáo tài chính
Quản trị tài chính

Phân tích báo cáo tài chính: Hướng dẫn cách làm và các lưu ý quan trọng

Việc ra quyết định kinh doanh dẫn đến thành công phụ thuộc rất nhiều vào phân tích tài chính. Hiểu được bức tranh tài chính là điều quan trọng hàng đầu cho dù bạn muốn cắt giảm chi phí, tăng thu nhập hay phát triển mở rộng doanh nghiệp của mình.  Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phân tích báo cáo tài chính, đồng thời cung cấp công thức để tính toán ra các chỉ số tài chính quan trọng nhất từ báo cáo tài chính doanh nghiệp. 1. Phân tích báo cáo tài chính là gì? 1.1. Phân tích BCTC là gì? Theo Luật Kế toán sửa đổi năm 2015, “Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.” BCTC bao gồm các tài liệu: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và Bản thuyết minh BCTC. Phân tích BCTC là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Mục tiêu của việc phân tích này là cung cấp thông tin chi tiết và sâu sắc về tình hình tài chính doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp và các bên liên quan như nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý đưa ra các quyết định thông minh. Phân tích BCTC là một quá trình phức tạp và đa chiều, không có một công thức nào cố định và duy nhất cho việc này. Cách tiếp cận và phương pháp phân tích có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh cụ thể của việc phân tích. 1.2. Tại sao doanh nghiệp cần phân tích BCTC? Một báo cáo từ McKinsey gợi ý rằng việc

Đọc thêm  ❯
Bảng cân đối kế toán
Quản trị tài chính

Bảng cân đối kế toán: Cách phân tích, cách lập & mẫu BCĐKT theo thông tư 200

Bảng cân đối kế toán là một trong 4 thành phần quan trọng của bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được sử dụng để theo dõi tình hình tài chính, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định nội bộ và chiến lược mở rộng trong tương lai.   Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào hướng dẫn cách phân tích bảng cân đối kế toán, cũng như cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 (có mẫu Excel). 1. Bảng cân đối kế toán là gì? 1.1. Khái niệm Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính (BCTC) tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Định nghĩa dễ hiểu hơn, bảng cân đối kế toán (BCĐKT) thể hiện những gì doanh nghiệp đang nợ và những gì doanh nghiệp đang sở hữu, cũng như số tiền đầu tư của các cổ đông.  Bảng cân đối kế toán thuộc một trong ba BCTC cơ bản của một doanh nghiệp (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). BCĐKT là một bước quan trọng để xác định sự tăng giảm của tài sản và nguồn vốn trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó cung cấp cơ sở cho các báo cáo tài chính khác. 1.2. Ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán với doanh nghiệp Đánh giá “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán như tấm “ảnh chụp nhanh” về tình hình tài chính doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.  Cùng với báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, BCĐKT có thể giúp chủ doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính (finance) của công ty. Ví dụ: Khi tài sản hiện tại

Đọc thêm  ❯
Kế toán quản trị
Quản trị tài chính

Kế toán quản trị là gì? Vì sao nói kế toán quản trị là nền tảng cho quyết định chiến lược?

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, kế toán không chỉ là câu chuyện của những con số và cân bằng sổ sách, mà còn là về bài toán tham mưu chiến lược cho những nhà điều hành doanh nghiệp trong phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá hiệu suất và dự báo xu hướng phát triển. Ở trung tâm của mảng này là vai trò kế toán quản trị. Bài viết này của Base.vn sẽ lý giải những khía cạnh liên quan đến kế toán quản trị: định nghĩa, chức năng, yêu cầu cần có và các công cụ hỗ trợ hiệu quả.  1. Kế toán quản trị là gì? 1.1. Định nghĩa Kế toán quản trị (management accounting) là một vị trí trong lĩnh vực kế toán, tập trung vào việc cung cấp thông tin tài chính cho người quản lý doanh nghiệp, hỗ trợ việc ra quyết định và quản lý các nguồn lực của tổ chức.  Trong công việc của kế toán quản trị, thông tin sẽ được tập trung vào các mục tiêu quản lý cụ thể như lợi nhuận, doanh thu, chi phí và dòng tiền. Các công việc chính mà kế toán quản trị đảm nhận có thể xoay quanh tính toán chi phí sản xuất, quản lý ngân sách, phân tích biến động giá cả, đánh giá dự án đầu tư và lập kế hoạch tài chính. Thông tin từ bộ phận kế toán quản trị thường không được tiết lộ rộng rãi ra bên ngoài mà chỉ được sử dụng nội bộ trong tổ chức.  1.2. Phân biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính Các điểm phân biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính được thể hiện ở bảng sau: Đặc điểm Kế toán quản trị Kế toán tài chính Mục tiêu chính Hướng tới việc cung cấp thông tin cho đội ngũ quản lý của doanh nghiệp, để hỗ trợ ra quyết định và

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone