Base Blog

Quản lý vận hành

Bí quyết Quản lý Vận hành hiệu quả cho doanh nghiệp

Bí quyết Quản lý vận hành hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng định hình sự thành công của một doanh nghiệp. Quản lý vận hành không chỉ đơn thuần là việc điều hành các quy trình sản xuất và dịch vụ một cách hiệu quả, mà còn bao gồm việc tối ưu hóa tài nguyên, quản lý rủi ro và đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Bí quyết này đòi hỏi sự kỹ năng và kiến thức đa ngành, từ quản lý sản xuất đến quản lý chuỗi cung ứng và quản lý nhân sự. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp, nhưng cũng mang lại cơ hội để nâng cao hiệu suất và cạnh tranh.

Quản lý vận hành hiệu quả còn đòi hỏi sự áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến, như tự động hóa và phân tích dữ liệu, để tối ưu hóa hoạt động và làm cho doanh nghiệp trở nên linh hoạt và phản ứng nhanh chóng trước biến động của thị trường.

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
COO là gì?
Quản lý vận hành

COO là gì? “Người thủ lĩnh vận hành” quan trọng của doanh nghiệp

Trong khi giám đốc điều hành (CEO) được mệnh danh là “bộ não” của công ty thì COO được xem là “đôi tay” của doanh nghiệp. Chiến lược và thực thi – sự phối hợp “song kiếm hợp bích” giữa CEO và COO sẽ giúp con tàu doanh nghiệp vừa đi đúng hướng gió, lại có bộ máy động cơ khỏe.  Bài viết dưới đây sẽ giải mã mọi khía cạnh của chức vụ Giám đốc vận hành (COO), cùng làm sáng tỏ họ là ai, họ làm gì, họ cần có những tố chất, kỹ năng gì và có sự khác biệt nào đối với các vị trí lãnh đạo cấp cao khác trong doanh nghiệp.  1. COO là gì? 1.1. COO – Giám đốc vận hành là ai? Trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp, “COO” là viết tắt của “Chief Operating Officer”,  có nghĩa là “Giám đốc Vận hành”. COO là một trong những vị trí quan trọng nhất trong cấp lãnh đạo của một tổ chức.  Họ là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động hàng ngày của tổ chức, đảm bảo rằng mọi quy trình vận hành được thực hiện một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu tổ chức. Đối với các doanh nghiệp lớn, COO thường là người trực tiếp tham gia vào việc xây dựng chiến lược và phát triển kinh doanh của công ty. 1.2. Các loại hình COO phổ biến Tùy vào phong cách lãnh đạo, người ta thường chia thành 7 loại COO khác nhau:  Heir apparent COO (Người kế vị): COO này thường được tuyển dụng đặc biệt để chuẩn bị đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành (CEO) sau khi người hiện tại rời công ty hoặc nghỉ hưu. Lấy ví dụ, Tim Cook từng là COO tại Apple trước khi được bổ nhiệm làm CEO vào năm 2011, và Pamela Nicholson là COO tại Enterprise Holdings trước khi được

Đọc thêm  ❯
CEO là gì?
Quản lý vận hành

CEO là gì? Vai trò và tầm quan trọng của Giám đốc điều hành

Mark Zuckerberg, Tim Cook, Elon Musk – những cái tên đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Họ đều là CEO của những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Nhưng điều gì đã giúp họ trở thành những người lãnh đạo tài ba như vậy? Hãy cùng Base.vn khám phá vai trò của CEO và những yếu tố quan trọng để trở thành một CEO thành công. 1. CEO là gì? Vai trò của CEO trong doanh nghiệp CEO (viết tắt của “Chief Executive Officer” trong tiếng Anh) là Giám đốc điều hành, hay còn được gọi là Tổng giám đốc, là người đứng đầu cao nhất của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của tổ chức đó.  Có thể nói, CEO là người dẫn đường, là “thuyền trưởng” của doanh nghiệp, bao gồm đề xuất chiến lược kinh doanh, định hình tầm nhìn và mục tiêu cho công ty, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý nhân sự cấp cao và đảm bảo hiệu quả tổ chức. Ngoài ra, CEO thường là người đại diện chính thức của công ty trong các giao dịch quan trọng, hội nghị cổ đông, và với cơ quan chính phủ và đối tác kinh doanh. Với vai trò này, CEO phải có khả năng giao tiếp và đàm phán xuất sắc, đồng thời xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với các bên liên quan và đảm bảo uy tín của công ty trên thị trường. CEO thường là người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực hoạt động của công ty, và đôi khi cũng có thể là người sáng lập hoặc chủ sở hữu của doanh nghiệp. 2. Phân biệt CEO với các vị trí lãnh đạo cấp cao khác 2.1. Vice CEO là gì? Vice CEO là vị trí Phó giám

Đọc thêm  ❯
Quản trị là gì
Quản lý vận hành

Quản trị là gì? Định nghĩa, vai trò và tầm quan trọng

Trong kinh tế học, quản trị và quản lý là hai khái niệm khác biệt nhau. Tuy nhiên, do ý nghĩa của chúng chưa được giải thích rõ ràng nên nhiều người vẫn lầm tưởng chúng là một. Vì vậy, trong bài viết sau, hãy cùng Base Blog bóc tách khái niệm Quản trị là gì?, điểm khác biệt giữa quản trị và quản lý, và xu thế quản trị trong thời hiện đại. 1. Quản trị là gì? Bản chất của quản trị 1.1. Quản trị là gì? Quản trị là một khái niệm được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Đến nay, quản trị vẫn chưa có một khái niệm thống nhất. Vì vậy, để hiểu một cách khái quát về quản trị, chúng ta có thể tham khảo quan điểm của một số chuyên gia trong và ngoài nước: “Quản trị là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị thông qua các hoạt động: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và đồng thời, sử dụng các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.” (PGS.TS. Văn Tất Thu – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ) “Quản trị là sự thiết lập và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc và phối hợp với nhau một cách hiệu quả.” (Harold Koontz và Cyril O’Donnell – Hai giáo sư về Quản trị kinh doanh tại Đại học California) “Quản trị là một tiến trình bao gồm: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức. Đồng thời, quản trị còn đề cập đến việc khai thác các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.” (James Stoner và Stephen Robbins – Hai học giả kiêm tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực quản trị của Hoa Kỳ) Như vậy, dựa vào các

Đọc thêm  ❯
Mô hình Pestel
Kinh doanh

Mô hình PESTEL là gì? Giải mã 6 yếu tố của môi trường kinh doanh

Mô hình PESTEL được xem là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp phân tích và đánh giá các yếu tố của môi trường kinh doanh. Vậy, mô hình PESTEL thực chất là gì? Nó bao gồm các yếu tố nào? Một số ví dụ về mô hình PESTEL trong thực tế? Bài viết sau đây của Base Blog sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp tất cả. 1. Mô hình PESTEL là gì? 1.1. Khái niệm Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh được các công ty, doanh nghiệp sử dụng trong quá trình quản lý chiến lược. Tên gọi “PESTEL” xuất phát từ 6 chữ cái Tiếng Anh, tượng trưng cho 6 yếu tố của mô hình bao gồm: Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), Công nghệ (Technological), Môi trường (Environmental), và Pháp lý (Legal). Thông qua mô hình này, doanh nghiệp có thể nhận định và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động kinh doanh. Đây chính là nền tảng cho các quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển sản phẩm, cũng như thành công bền vững của doanh nghiệp. 1.2. Nguồn gốc của mô hình PESTEL Vào năm 1967, trong cuốn sách “Scanning the Business Environment”, giáo sư Francis Aguilar từ Đại học Harvard đã giới thiệu một mô hình phân tích môi trường kinh doanh mang tên ETPS (Economic, Technical, Political, and Social). Sau đó, trải qua nhiều điều chỉnh và cải tiến, mô hình ETPS dần trở nên hoàn thiện và mở rộng hơn. Đây chính là nguồn gốc hình thành của mô hình PESTEL ngày nay. 1.3. Ý nghĩa của mô hình PESTEL với doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, mô hình PESTEL có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình chiến lược và quản trị kinh doanh toàn diện. Cụ thể: 2. 6 thành phần của mô hình PESTEL Như chúng ta đã biết,

Đọc thêm  ❯
Mô hình Waterfall
Quản lý vận hành

Mô hình Waterfall là gì? Cách áp dụng Waterfall vào quản lý dự án

Mô hình Waterfall hay Mô hình thác nước là một trong những phương pháp quản lý dự án mang tính ứng dụng cao. Trong mô hình này, các giai đoạn triển khai dự án được thực hiện theo trình tự rõ ràng và nghiêm ngặt.  Trong bài viết này, Base Blog sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức giúp doanh nghiệp hiểu rõ về mô hình Waterfall là gì, các ưu nhược điểm, cũng như cách áp dụng Waterfall vào quản lý dự án một cách hiệu quả. 1. Mô hình Waterfall là gì? 1.1. Định nghĩa Mô hình Waterfall, hay còn được gọi là Mô hình thác nước, là một trong những mô hình quản lý dự án dễ sử dụng nhất hiện nay. Nó tập trung vào việc quản lý dự án dựa trên tiến trình tuần tự và liên tiếp. Trong mô hình Waterfall, các giai đoạn của dự án được thực hiện lần lượt và liên tục. Dự án bước vào giai đoạn mới khi và chỉ khi giai đoạn trước đó đã được hoàn thành. 1.2. Lịch sử hình thành Mô hình thác nước có nguồn gốc từ các ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng, nơi mà việc điều chỉnh các dự án thiết kế sản phẩm rất tốn kém và phức tạp, đặc biệt là sau khi quá trình phát triển đã bắt đầu. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro và chi phí, dự án được phân chia thành các giai đoạn tuần tự, trong đó mỗi giai đoạn chỉ bắt đầu sau khi giai đoạn trước đã hoàn thành và được phê duyệt. Vào những năm 1950 và 1960, mô hình thác nước dần được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Herbert D. Benington là người đầu tiên giới thiệu mô hình này tại Hội thảo “Symposium on Advanced Programming Methods for Digital Computers” vào năm 1956. Đến năm 1970, Winston W. Royce đề xuất

Đọc thêm  ❯
Mô hình Kanban
Quản lý vận hành

Kanban là gì? Hướng dẫn sử dụng phương pháp Kanban hiệu quả

Trong thế giới công việc hiện đại, việc quản lý dự án và tổ chức công việc đôi khi có thể trở nên phức tạp và khó khăn. Đó là lý do những phương pháp quản lý nổi tiếng trên thế giới được mang ra nghiên cứu, nâng cấp và áp dụng triệt để. Một trong số đó là phương pháp Kanban – chiếc “chìa khóa” giúp Toyota trở thành một trong những nhà máy sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Trong bài viết này, Base Blog sẽ giới thiệu cụ thể Kanban là gì, nguyên lý của Kanban, cách triển khai Kanban, cũng như các chiến lược để tối ưu hóa quy trình làm việc của bạn theo mô hình Kanban. 1. Định nghĩa Kanban  1.1. Kanban là gì?  Kanban là thuật ngữ xuất phát từ Nhật Bản, được sử dụng lần đầu tại doanh nghiệp xe hơi Toyota. Trong tiếng Nhật, Kanban được ghép từ “kan” nghĩa là “thị giác” và “ban” nghĩa là “thẻ”, nên thuật ngữ này có thể được hiểu đơn giản là một “bảng thông tin”.  Mô hình Kanban được dùng như một công cụ trực quan hóa những tác vụ cần làm, để các thành viên dự án có thể thấy nhìn vị trí của chúng đang ở đâu trong luồng công việc. Cách đơn giản là dùng những tấm bảng trắng và dán những tờ giấy màu phía dưới để mô tả và quản lý quá trình làm việc. 1.2. Lịch sử ra đời của Kanban Vào cuối thập niên 40s của thế kỷ trước, tập đoàn Toyota đã và đang trong giai đoạn khủng hoảng do vấp phải sự cạnh tranh rất lớn tới từ những tập đoàn trong và ngoài nước. Để giải quyết cơn khủng hoảng đó, kỹ sư Taiichi Ohno đã đề xuất một phương án hướng tới cải tiến và tối ưu hệ thống sản xuất của tập đoàn. Phương pháp này ban đầu có

Đọc thêm  ❯
Teamwork là gì?
Quản lý vận hành

Teamwork là gì? Làm thế nào để teamwork hiệu quả?

Teamwork, hay làm việc nhóm, được hiểu đơn giản là khả năng làm việc cùng nhau của một nhóm người. Teamwork cũng là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất đối với mỗi cá nhân. Nhưng chính xác teamwork là gì? Tại sao chúng ta cần đến nó? Công thức nào giúp khai thác tối đa sức mạnh teamwork trong các tổ chức, doanh nghiệp? Hãy cùng Base Blog tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau! 1. Teamwork là gì? 1.1. Định nghĩa teamwork Teamwork hay làm việc nhóm là khái niệm dùng để chỉ quá trình phối hợp, hợp tác giữa hai hay nhiều cá nhân để cùng hoàn thành nhiệm vụ và đạt mục tiêu chung của tập thể. Với teamwork, công việc chung sẽ được phân chia thành những nhiệm vụ nhỏ. Mỗi người sẽ được phân công nhiệm vụ tương ứng với năng lực và chuyên môn của bản thân. Hoạt động làm việc nhóm luôn cần thiết ở hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp, lĩnh vực và ngành nghề. 1.2. Đặc điểm của teamwork Tính tương tác, tính chuyên môn, tính thống nhất và tính kỷ luật là bốn đặc điểm đáng chú ý nhất của quá trình teamwork. Cụ thể như sau: 2. Tại sao cần teamwork chứ không chỉ “tao-work”? Teamwork liên quan đến công việc chung của một tập thể. Dẫu vậy, không ít trường hợp, công việc nhóm trở thành công việc của một vài thành viên bởi sự thiếu trách nhiệm của các cá nhân khác hoặc do sự phân công bất hợp lý của trưởng nhóm. Đây là nguyên nhân cụm từ “tao-work” xuất hiện. “Tao-work” là cách nói ngụ ý “một người phải gánh vác phần lớn hoặc gần như toàn bộ công việc của cả nhóm”. Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Không phải ngẫu nhiên mà teamwork trở thành một kỹ năng

Đọc thêm  ❯
Dự án là gì?
Bài viết nổi bật

Quản lý dự án là gì? Phương pháp & Quy trình quản lý dự án hiệu quả

Không có nhà quản trị nào bẩm sinh đã xuất chúng. Việc quản lý những dự án quy mô và phức tạp đòi hỏi mỗi người phải học hỏi từ những kiến thức cơ bản nhất: Quản lý dự án là gì? Có những phương pháp quản lý dự án nào? Đâu là một quy trình quản lý dự án hiệu quả? Các nhà quản trị cần lưu ý gì? Để tìm ra đáp án cho các câu hỏi trên, hãy cùng Base Blog tham khảo bài viết dưới đây.   1. Quản lý dự án là gì? Quản lý dự án là quá trình nhà quản trị (người đứng đầu dự án) áp dụng các kỹ năng, công cụ và kiến thức để thực hiện các hoạt động trong một dự án, nhằm đạt được mục tiêu dự án đã đặt ra và đồng thời tối ưu được nguồn lực cần thiết. Quy trình quản lý dự án được chia thành các hoạt động như xác định mục tiêu dự án cần đạt được, lập kế hoạch, phân công công việc, theo dõi tiến độ, cải tiến dự án, hạn chế rủi ro, và kết nối giữa các thành viên trong dự án. Để quản lý dự án hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo các phương pháp chuyên nghiệp và các phần mềm hỗ trợ hiện đại, sẽ được giới thiệu trong phần sau của bài viết này.   Đọc thêm: Dự án là gì? Định nghĩa, đặc điểm và phân loại dự án 2. Quản lý dự án có ý nghĩa gì? Quản lý dự án đóng vai trò then chốt trong việc thành bại của một dự án. Dẫn dắt dự án không chệch khỏi mục tiêu: Đầu tiên, quản lý dự án tốt giúp doanh nghiệp luôn luôn hướng tới đúng các mục tiêu đã đặt ra: dự án diễn ra đúng tiến độ, đạt chất lượng cao, được tối ưu về mặt ngân sách,… Để

Đọc thêm  ❯
bieu-do-pareto
Quản lý vận hành

Biểu đồ Pareto là gì? Giải mã nguyên tắc Pareto (Quy luật 80/20)

Nếu là một nhà quản lý doanh nghiệp, ắt hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe đến câu nói: “20% khách hàng tạo ra tới 80% doanh thu”. Nghe thì giống như một câu nói vô thưởng vô phạt không có căn cứ, thế nhưng trên thực tế, câu nói ấy lại xuất phát từ một nguyên lý nổi tiếng được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới – nguyên tắc 80/20. Vấn đề nào cũng cần xác định nguyên nhân và giải quyết triệt để, tuy nhiên, để tiết kiệm được tối đa thời gian và nguồn lực cho việc giải quyết nó, chúng ta cần xác định được những yếu tố quan trọng cần ưu tiên xử lý trước tiên. Nguyên tắc 80/20 cùng với biểu đồ Pareto sẽ giúp cho mỗi cá nhân cũng như các doanh nghiệp “giải quyết” nhanh gọn 80% rắc rối của mình, chỉ qua việc xác định được 20% vấn đề cốt lõi nhất.  Để có khái niệm tổng quát hơn về chủ đề này, bạn hãy theo chân Base.vn để cùng tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây.   1. Khái niệm về biểu đồ Pareto 1.1. Biểu đồ Pareto là gì? Biểu đồ Pareto, hay còn được gọi là biểu đồ 80/20, là một công cụ thống kê thường được sử dụng để phân tích và đánh giá tầm quan trọng của các nguyên nhân khác nhau gây ra một vấn đề hoặc kết quả cụ thể. Nó dựa trên Nguyên lý Pareto, còn được gọi là Quy tắc 80/20, cho rằng khoảng 80% kết quả xuất phát từ khoảng 20% nguyên nhân. Biểu đồ Pareto thường được biểu diễn dưới dạng cột, thể hiện tần suất hoặc mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải. Tất cả các số liệu và đường, cột,… trên đó được hiển thị một cách trực quan, giúp nhanh chóng

Đọc thêm  ❯
Networking là gì
Marketing

Networking là gì? 15 bí quyết vàng chinh phục mọi mạng lưới quan hệ

Rất nhiều người bảo rằng họ không thích networking hoặc thấy nó không hiệu quả. Đó là bởi vì họ không biết cách làm điều đó hoặc họ đã đặt những kỳ vọng thiếu thực tế về thời gian thu được kết quả. Dù bạn làm ở lĩnh vực gì, networking luôn là kỹ năng cần có để thành công và có thể là chiếc phao cứu sinh không ngờ đến nhất khi bạn chuẩn bị chìm. Networking không chỉ giúp bạn học hỏi từ người bạn gặp trực tiếp, những lợi ích khác từ việc mở rộng mạng lưới quan hệ nói chung cũng rất đáng để bạn quan tâm. Vậy Networking là gì? Cùng Base Blog tìm hiểu nhé! 1. Networking là gì?  Networking là kỹ năng xây dựng mối quan hệ – khả năng xây dựng và chủ động duy trì các mối quan hệ cộng tác công việc nhằm phục vụ cho mục tiêu tương lai của doanh nghiệp. Networking thường dựa trên câu hỏi “Tôi có thể giúp được gì?” thay vì “Tôi có thể nhận được gì?” Networking thường được thực hiện trong các sự kiện cộng đồng hoặc kinh doanh. Những loại sự kiện này được tổ chức bởi các tổ chức kinh doanh hoặc các nhóm, được tổ chức ở cấp quốc gia hoặc địa phương. Những người tham gia có cơ hội tương tác, chia sẻ ý tưởng kinh doanh và bày tỏ ý định muốn liên kết kinh doanh dựa trên lợi ích của mỗi thành viên tham gia. 2. Networking – Một phương pháp Marketing hiệu quả nhưng chi phí thấp Networking trong doanh nghiệp còn được gọi là một kỹ thuật tiếp thị chi phí thấp, được sử dụng để phát triển các mối quan hệ mới trong thế giới kinh doanh thông qua việc liên kết với các cá nhân khác có chung tương tự ý tưởng. Tại sao vậy? 2.1 Chia sẻ lời khuyên và kiến ​​thức kinh

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone