Base Blog

Bài viết nổi bật

Chào mừng bạn đến với Danh mục bài viết nổi bật trên Base Blog

Nơi chứa những bài viết độc đáo và hấp dẫn nhất. Tại đây, chúng tôi tổng hợp những nội dung mang tính chất thông tin và sáng tạo, đem lại cho bạn cái nhìn đa chiều về nhiều chủ đề khác nhau. Từ các bí quyết quản trị doanh nghiệp, kỹ năng cá nhân đến những câu chuyện cảm động và những hướng dẫn thực tế, mỗi bài viết đều mang đến giá trị và kiến thức mới mẻ. Hãy cùng khám phá và trải nghiệm những tinh thần phong phú của Base Blog!

Tìm kiếm bài đăng

Tìm kiếm
Nguyễn Thượng Tường Minh
Bài viết nổi bật

CEO Base.vn Nguyễn Thượng Tường Minh: Không doanh nghiệp nào “nằm ngoài cuộc chơi” chuyển đổi số

Những ngày gần đây, hàng loạt những khẩu hiệu, băng rôn về Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 được đăng tải trên internet, và được treo trên khắp các nẻo đường phố. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng, khi khi câu chuyện chuyển đổi số đến nay đã thực sự trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm của cả xã hội.  Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, tối thiểu 100.000 doanh nghiệp Việt Nam phải “được nhận hỗ trợ kỹ thuật” để chuyển đổi số. Nhưng cũng theo một thống kê từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, có tới 48,8% doanh nghiệp “đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số nhưng đã dừng do các giải pháp này chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại”. Tiến trình, chủ trương Chuyển đổi số của quốc gia, xã hội đã rõ ràng và tích cực. Nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể “tăng tốc” triển khai, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp địa phương. Chúng tôi đã có dịp trò chuyện cùng ông Nguyễn Thượng Tường Minh, CEO của Base.vn, để lắng nghe chia sẻ từ góc nhìn của một nhà lãnh đạo đang hết mình cho giấc mơ lớn: Biến công nghệ thành chìa khóa tăng trưởng cho hơn 895.000 doanh nghiệp tại Việt Nam. Doanh nghiệp SME và doanh nghiệp địa phương: Cơ hội chia đều cho tất cả Theo đánh giá của ông, xu hướng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp SME trong vài năm gần đây đã có những sự thay đổi nào đáng kể?  Ngược về thời điểm bắt đầu ở năm 2017, ngành công nghệ tại Việt Nam chưa thực sự phát triển. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, toàn quốc có hơn 654.000 doanh nghiệp, trong

Đọc thêm  ❯
Các trang web tuyển dụng
Bài viết nổi bật

Top 15+ các trang web tuyển dụng uy tín nhất hiện nay

Hiện nay ở Việt Nam phải có tới hàng trăm các trang web tuyển dụng lớn nhỏ. Số lượng lớn này là cơ hội cho nhà tuyển dụng có nhiều điểm chạm với ứng viên hơn, nhưng cũng gây ra nhiều bối rối. Mỗi website lại có những đặc trưng phù hợp với những mục đích khác nhau; để có chiến lược tuyển dụng hợp lý thì nắm được những đặc trưng này rất quan trọng. Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh một vài nguyên tắc khi tuyển dụng thông qua các website việc làm. 3 nguyên tắc đó là: Với số lượng nhà cung cấp dịch vụ đăng tin tuyển dụng lớn như hiện nay, việc quảng bá tin tuyển dụng không phải là một bài toán quá lớn đối với các doanh nghiệp. Câu trả lời không thực sự nằm ở việc bạn đăng tin tuyển dụng lên bao nhiêu trang, mà là làm thế nào để khiến ứng viên chú ý đến tin tuyển dụng của bạn. Rất nhiều doanh nghiệp phải đầu tư một khoản tiền không hề nhỏ cho các trang tin tuyển dụng nhưng cũng không có được số lượng ứng viên mong muốn. Muốn làm được điều này đòi hỏi một tư duy về thu hút và quản lý tài năng (Talent Acquisition) thay vì tư duy tuyển dụng bị động truyền thống. Những nhà tuyển dụng cần tự biến mình thành những marketer mà sản phẩm chính là các vị trí trống, còn ứng viên trở thành khách hàng mục tiêu. Vậy như thế nào là tuyển dụng như một marketer thực thụ? Thời điểm khi bạn thực sự nắm vững được những nguyên tắc cơ bản này, sẽ là lúc bạn sẵn sàng để tiếp cận và sử dụng các website tuyển dụng hiệu quả. Và 15+ website dưới đây sẽ là lựa chọn tốt nhất để bạn bắt đầu. Lưu ý, danh sách dưới đây được xếp hạng dựa trên số liệu

Đọc thêm  ❯
Phần mềm quản lý công việc
Bài viết nổi bật

Top 15 phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất năm 2024

Giữa thời thế công nghệ lên ngôi, thị trường cạnh tranh khốc liệt, các phần mềm quản lý công việc ra đời đem tới lợi thế tốc độ, năng suất vượt trội cho doanh nghiệp, và là trợ thủ đắc lực cho các nhà quản trị hiện đại. Trên thị trường có khá nhiều phần mềm nổi bật nhưng để các doanh nghiệp lựa chọn được một giải pháp hữu ích và phù hợp thì còn phải cân nhắc nhiều yếu tố. Trong bài viết này, Base.vn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các phần mềm quản lý công việc phổ biến nhất. Trước khi đi vào so sánh ưu nhược điểm của các phần mềm, bạn cần hiểu rõ mức độ cần thiết của một phần mềm quản lý công việc, và những yếu tố nào tạo nên một phần mềm quản lý phù hợp với doanh nghiệp của mình. 1. Phần mềm quản lý công việc có thể giúp ích cho bạn như thế nào? Bài toán của các nhà quản trị là làm sao kiểm soát những công việc và dự án đang diễn ra, tối ưu nguồn lực có hạn và nâng cao năng suất doanh nghiệp. Để giải được bài toán này, các phần mềm quản lý công việc giải quyết 2 việc: (1) minh bạch hóa quá trình giao việc – nhận việc giữa nhà quản lý và nhân viên, từ đó minh bạch hóa trách nhiệm; (2) giúp nhà quản lý lên kế hoạch và giúp nhân viên cộng tác, làm việc tập trung trên một nền tảng duy nhất. Tóm lại, lợi ích của việc sử dụng một phần mềm quản lý công việc hàng ngày có thể quan sát ở 2 góc độ. Đối với nhân viên, phần mềm giúp họ:   Đối với nhà quản lý thì một phần mềm quản lý công việc đem lại những lợi ích như sau: 2. Vậy 7 tiêu chí lựa chọn phần mềm quản lý

Đọc thêm  ❯
Phần mềm nhân sự
Bài viết nổi bật

Top 10+ phần mềm quản lý nhân sự HRM tốt nhất cho doanh nghiệp

Phần mềm nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa các quy trình quản trị nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo và đánh giá hiệu suất nhân viên. Tuy nhiên, với sự đa dạng của thị trường phần mềm nhân sự hiện nay, việc chọn lựa một giải pháp phù hợp với nhu cầu và điều kiện nội tại của doanh nghiệp trở nên cực kỳ khó khăn. Sau đây, hãy cùng Base Blog khám phá các tính năng, ưu nhược điểm và chi phí sử dụng của Top 10 phần mềm nhân sự hàng đầu hiện nay. 1. Phần mềm nhân sự là gì? Phần mềm nhân sự (HRM) là một giải pháp công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực quản lý nhân lực tại các tổ chức, doanh nghiệp. Phần mềm quản lý nhân sự giúp người dùng tự động hóa các công việc liên quan đến quản trị nhân sự như lưu trữ thông tin, tuyển dụng, chấm công, tính lương, tính bảo hiểm, tính thuế, cũng như theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. 2. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm nhân sự? Từ lâu, các doanh nghiệp đã quen thuộc với việc quản lý nhân sự bằng Excel. Tuy nhiên, với sự ra đời của nhiều phần mềm nhân sự thông minh và tiện ích, đã đến lúc doanh nghiệp cần thay đổi phương thức quản lý nhân sự thủ công vốn đã lỗi thời và không còn phù hợp với nền công nghiệp 4.0. 2.1 Nhược điểm của Excel khi dùng để quản lý nhân sự 2.2 Tại sao nên dùng phần mềm nhân sự thay cho Excel Một phần mềm quản lý nhân sự (phần mềm HRM), không chỉ khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của Excel mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời khác cho doanh nghiệp: Chuyển đổi từ cách quản lý thủ

Đọc thêm  ❯
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Bài viết nổi bật

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh: Giải nghĩa, Phân tích và Ví dụ cụ thể

Theo thống kê, có đến 70% doanh nghiệp thất bại trong 10 năm đầu tiên. Nguyên nhân được chỉ ra là do doanh nghiệp không hiểu rõ môi trường cạnh tranh và không có chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Chính vì vậy, việc ứng dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh được rất nhiều công ty, tổ chức thực hiện. Đây được xem là công cụ tuyệt vời giúp lãnh đạo hiểu rõ sự cạnh tranh và có kế hoạch phù hợp, giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. 1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì? 1.1. Định nghĩa Mô hình 5 áp lực cạnh tranh hay Porter’s Five Forces là công cụ phân tích chiến lược được nghiên cứu và phát triển bởi Giáo sư Michael Porter. Mô hình này giúp doanh nghiệp xác định, đánh giá 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cũng như lợi thế cạnh tranh của họ trong một ngành nghề cụ thể. 5 yếu tố này gồm có: Sự cạnh tranh của ngành, sức mạnh của nhà cung cấp, sức mạnh của khách hàng, mối đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, mối đe dọa của sản phẩm, dịch vụ thay thế. 1.2. Tác giả Michael Porter và mô hình 5 Forces Michael Porter là giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard, nổi tiếng với những đóng góp to lớn cho lĩnh vực quản trị kinh doanh, đặc biệt là trong việc phát triển mô hình 5 áp lực cạnh tranh (5 Forces). Mô hình này được giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn sách Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors (1890) và nhanh chóng trở thành công cụ phân tích chiến lược được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Về giáo sư Michael Porter, ông có nhiều vai trò trong việc phát triển mô hình 5 Forces, cụ thể: 2. Các

Đọc thêm  ❯
Chuyển đổi số là gì?
Bài viết nổi bật

Chuyển đổi số là gì? “Sổ tay” chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Những năm gần đây, thế giới chứng kiến nhiều sự “điên rồ”: đại dịch Covid-19, những mô hình kinh doanh mới, xu hướng công nghệ mới, hành vi khách hàng mới, nguồn nhân lực mới,… tạo ra khái niệm kỷ nguyên VUCA: Biến động (Volatility), Bất định (Uncertainty), Phức tạp (Complexity), và Mơ hồ (Ambiguity). Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số nổi lên như xu thế tất yếu tại tất cả ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Đĩa CD cũ bị thay thế bởi danh sách nhạc trên Youtube và Spotify. Các cuộc giao dịch tại chỗ của ngân hàng nhường chỗ cho internet banking và ví điện tử. Trường học tập trung đóng cửa, học sinh sinh viên học trực tuyến trên ứng dụng Zoom. Mô hình làm việc từ xa, làm việc tại nhà cũng đòi hỏi trang bị phần mềm cộng tác và quản lý công việc. Nếu không muốn bị tụt hậu và biến mất, doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi số. 1. Chuyển đổi số là gì? 1.1. Định nghĩa chuyển đổi số Theo định nghĩa của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyển đổi số là “quá trình tích hợp, áp dụng công nghệ số vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra các giá trị mới”. Giống như cách gọi tên, “chuyển đổi số” được chia làm hai phần. “Chuyển đổi” là quá trình cải tiến, thay đổi quy trình vận hành, văn hoá và trải nghiệm khách hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu mới của thị trường và bối cảnh kinh doanh. Còn “số hoá” là quá trình áp dụng công nghệ để đưa dữ liệu lên nền tảng số. Chuyển đổi số là một khái niệm được nhắc tới thường xuyên, nhưng theo số liệu khảo sát thực tế của Base.vn tại nhiều tỉnh thành như Hà

Đọc thêm  ❯
Dự án là gì?
Bài viết nổi bật

Quản lý dự án là gì? Phương pháp & Quy trình quản lý dự án hiệu quả

Không có nhà quản trị nào bẩm sinh đã xuất chúng. Việc quản lý những dự án quy mô và phức tạp đòi hỏi mỗi người phải học hỏi từ những kiến thức cơ bản nhất: Quản lý dự án là gì? Có những phương pháp quản lý dự án nào? Đâu là một quy trình quản lý dự án hiệu quả? Các nhà quản trị cần lưu ý gì? Để tìm ra đáp án cho các câu hỏi trên, hãy cùng Base Blog tham khảo bài viết dưới đây.   1. Quản lý dự án là gì? Quản lý dự án là quá trình nhà quản trị (người đứng đầu dự án) áp dụng các kỹ năng, công cụ và kiến thức để thực hiện các hoạt động trong một dự án, nhằm đạt được mục tiêu dự án đã đặt ra và đồng thời tối ưu được nguồn lực cần thiết. Quy trình quản lý dự án được chia thành các hoạt động như xác định mục tiêu dự án cần đạt được, lập kế hoạch, phân công công việc, theo dõi tiến độ, cải tiến dự án, hạn chế rủi ro, và kết nối giữa các thành viên trong dự án. Để quản lý dự án hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo các phương pháp chuyên nghiệp và các phần mềm hỗ trợ hiện đại, sẽ được giới thiệu trong phần sau của bài viết này.   Đọc thêm: Dự án là gì? Định nghĩa, đặc điểm và phân loại dự án 2. Quản lý dự án có ý nghĩa gì? Quản lý dự án đóng vai trò then chốt trong việc thành bại của một dự án. Dẫn dắt dự án không chệch khỏi mục tiêu: Đầu tiên, quản lý dự án tốt giúp doanh nghiệp luôn luôn hướng tới đúng các mục tiêu đã đặt ra: dự án diễn ra đúng tiến độ, đạt chất lượng cao, được tối ưu về mặt ngân sách,… Để

Đọc thêm  ❯
Power BI là gì
Bài viết nổi bật

Power BI là gì? Tìm hiểu cách sử dụng Power BI cho doanh nghiệp

Power BI nổi tiếng là một bộ công cụ thông minh, giúp báo cáo và trực quan hóa dữ liệu tiện lợi, được các cá nhân và doanh nghiệp tham khảo sử dụng. Thế nhưng Power BI sẽ chỉ phát huy hết sức mạnh nếu như người dùng hiểu được hết các tính năng, ưu nhược điểm và biết cách sử dụng nó. Vậy Power BI là gì? Power BI có các tính năng gì? Cách sử dụng Power BI như thế nào? Doanh nghiệp bạn có nên sử dụng Power BI? Để có thể ra quyết định rõ ràng hơn, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Base.vn.  1. Power BI là gì?  1.1. Khái niệm Được phát triển vào năm 2013, Power BI là công cụ phân tích và trực quan hoá dữ liệu nổi bật hàng đầu của Microsoft. Theo định nghĩa của tập đoàn “cha đẻ”, Power BI là một bộ tổng hợp các dịch vụ, ứng dụng và kết nối trong lĩnh vực phân tích dữ liệu giúp bạn kết nối và chuyển đổi dữ liệu từ các nguồn không liên quan – như bảng tính Excel hoặc một tập hợp các kho dữ liệu trên đám mây – thành một tổ hợp thông tin trực quan và dễ tương tác, đồng thời dễ dàng chia sẻ chúng với các đối tượng khác. Hiểu theo cách đơn giản hơn, Power BI được sử dụng để thu thập dữ liệu từ hàng trăm nguồn khác nhau như Excel, website, cơ sở dữ liệu, phương tiện truyền thông xã hội,… sau đó phân tích và thể hiện chúng dưới dạng các biểu đồ, trang báo cáo dữ liệu trực quan. Theo Gartner, Power BI được coi là công cụ phân tích dữ liệu tốt nhất thế giới. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Power BI? Càng ngày, doanh nghiệp càng cần phải làm việc nhiều hơn với dữ liệu (data). Dù quy mô doanh nghiệp của bạn là

Đọc thêm  ❯
Báo cáo tài chính
Bài viết nổi bật

Báo cáo tài chính là gì? Hướng dẫn lập bảng BCTC mới nhất 2024

Được coi là bản dịch chính xác của sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, báo cáo tài chính (BCTC) mang lại cái nhìn toàn diện về tình hình kinh doanh và tài chính. Trong bối cảnh kinh tế không ngừng biến động, việc nắm vững cách lập và đọc BCTC là quan trọng để đảm bảo quản lý hiệu quả và đưa ra những quyết định thông minh. Tuy nhiên, không phải nhà quản trị hay kế toán viên nào cũng có kiến thức hoặc kinh nghiệm để thực hiện công việc này một cách hiệu quả.  Vậy, báo cáo tài chính (BCTC) là gì? Và làm thế nào để lập bảng BCTC cho doanh nghiệp một cách chính xác và hiệu quả? Hãy cùng Base.vn khám phá trong bài viết dưới đây. 1. Báo cáo tài chính là gì? 1.1. Khái niệm Theo Luật Kế toán sửa đổi năm 2015, “báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.” Báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng mà doanh nghiệp hay tổ chức cung cấp để thể hiện và mô tả tình hình tài chính của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Hệ thống BCTC của doanh nghiệp gồm: a) Bảng cân đối kế toán; b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; d) Bản thuyết minh BCTC 1.2. Mục đích của việc lập BCTC Theo Điều 97 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, mục đích của BCTC là để “cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.” Cụ thể, BCTC phải

Đọc thêm  ❯
văn-hóa-doanh-nghiệp
Bài viết nổi bật

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng và cách xây dựng

Cùng nhớ lại một tin tức gây xôn xao toàn thế giới trong năm 2019: “Kỳ lân” công nghệ Coworking Space WEWORK trượt dốc thảm hại từ startup 47 tỷ USD đến nguy cơ phá sản. Tại sao một doanh nghiệp được gửi gắm nhiều kỳ vọng lại bất ngờ ngã ngựa ngay trước thềm IPO? Với sự phân tích của các chuyên gia, không ít những mặt tối dần được hé lộ. Một trong những nguyên nhân chủ đạo khiến đế chế này dần lụn bại chính là thứ văn hóa tiệc tùng, chè chén độc hại mà cựu CEO Adam Neumann đã xây dựng và áp đặt. Qua bài học của WEWORK, rõ ràng doanh nghiệp không thể phủ nhận vai trò của yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển bền vững của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố được nhiều ứng viên chú trọng khi tìm kiếm một môi trường làm việc mới. Vậy tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng, các loại hình văn hóa đặc trưng là gì và các công ty tại Việt Nam có văn hóa như thế nào? Cùng Base Blog tìm hiểu chi tiết những thông tin này qua bài viết dưới đây. 1. Văn hóa doanh nghiệp là gì? 1.1 Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp Theo cuốn sách Quản trị bằng văn hóa của Tiến sĩ Giản Tư Trung, văn hóa doanh nghiệp là cách nghĩ, cách sống và làm việc của doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống cũng như cách làm việc của từng con người trong tổ chức đó. Tựu chung lại, có thể định nghĩa “Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng

Đọc thêm  ❯

Nhận tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn miễn phí từ các Chuyên gia Chuyển đổi số của chúng tôi

"Bật mí" cách để bạn tăng tốc độ vận hành, tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình với nền tảng quản trị toàn diện Base.vn

  • Trải nghiệm demo các ứng dụng chuyên sâu được "đo ni đóng giày" phù hợp nhất với bạn.
  • Hỗ trợ giải quyết các bài toán quản trị cho doanh nghiệp ở mọi quy mô & từng lĩnh vực cụ thể.
  • Giải đáp các câu hỏi, làm rõ thắc mắc của bạn về triển khai, go-live, sử dụng và support

Đăng ký Demo

This will close in 2000 seconds

Zalo phone